Ảnh hưởng của Chủ nghĩa nữ quyền thế giớ

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 26 - 27)

Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism) khởi nguồn từ phương Tây và bắt nguồn từ cách mạng tư sản cận đại cuối thế kỷ XVIII, cho đến nay đã có lịch sử phát triển hơn 200 năm. Ngay sau khi Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, vào tháng 10 năm 1789, một nhóm phụ nữ Paris đã xông thẳng vào tòa nhà Quốc dân đại hội đòi quyền nam nữ bình đẳng. Sự kiện này là khởi đầu cho hàng loạt các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người phụ nữ và những cải cách của các quốc gia về quyền bình đẳng nam nữ trên khắp thế giới. Năm 1850, luật Falloux (Pháp) buộc phải có một trường nữ sinh cho mỗi xã có dân số 800 dân. Năm 1907, phụ nữ có quyền tự do sử dụng tiền lương của mình. Đến năm 1925, học sinh nam và nữ được hưởng cùng một chế độ và nội dung giáo dục như nhau. Đặc biệt vào ngày 21 tháng tư năm 1944, trước làn sóng đấu tranh

biểu tình của phụ nữ tại Pháp và trên toàn châu Âu, chính phủ Pháp đã thông qua việc phụ nữ cũng có quyền và nghĩa vụ bầu cử như nam giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận nam nữ có quyền bình đẳng trong hiến pháp. Trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài, đến thời hiện đại, người phụ nữ đã được thừa nhận như một chủ thể tích cực, chủ động, có giá trị, có quyền bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực.

Tuy Chủ nghĩa nữ quyền đã có lịch sử phát triển hơn 200 năm nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, khi nước ta thực hiện cuộc giao lưu, tiếp xúc chính thức với phương Tây (đặc biệt là khi Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa) thì Chủ nghĩa nữ quyền mới có cơ hội xâm nhập và lan tỏa vào mọi lĩnh vực chính trị, đời sống và văn học ở Việt Nam. Xã hội Việt Nam đầu những năm 1920 sôi nổi bàn về nữ học, nữ quyền. Các tờ báo nổi tiếng của phụ nữ thời đó cùng các sách chuyên khảo về phụ nữ đã tác động mạnh mẽ đến cái nhìn của xã hội với người phụ nữ. Các tổ chức phụ nữ như Phụ nữ giải phóng, Hội nữ quyền, Nữ công học hội được tổ chức ở nhiều nơi. Thời kì này, nội dung của khái niệm nữ quyền và giải phóng phụ nữ không còn giới hạn trong phạm vi giáo dục mà đã mở rộng các quyền bình đẳng về chính trị, quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động và tự do kết hôn [13]. Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, phong trào nữ quyền tiếp tục phát triển lên một bước mới. Ở Mỹ có Phong trào

quyền lợi của phụ nữ (Women’s Rights Movement) vào những năm 60, Phong trào giải phóng phụ nữ (Women’s Liberation Movement) năm 1968. Ở Pháp vào năm 1970

hình thành Phong trào nữ quyền mới (nouveau mouvement féministe)… Phong trào nữ quyền thế giới trên tất cả các lĩnh vực đã tác động mạnh mẽ đến vấn đề bình đẳng nam nữ, công cuộc giải phóng người phụ nữ ở nước ta thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau năm 1945. Và tất nhiên, nó cũng thổi một luồng không khí mới mẻ vào đời sống văn học. Dưới ảnh hưởng của phong trào nữ quyền thế giới, ngay từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học đấu tranh cho quyền lợi và sự giải phóng phụ nữ (tiêu biểu là tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn)

Một phần của tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w