Một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 37 - 39)

+ Đặc điểm nhận thức của HS tiểu học

Tri giác mang tính đại thể, toàn bộ, ít đi sâu vào chi tiết (lớp 1 và 2), tuy nhiên trẻ cũng bắt đầu có khả năng phân tích tách dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một đối tƣợng nào đó. Ví dụ: trẻ khó phân biệt cây mía và cây sậy. Tri giác thƣờng gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn; trẻ phải cầm nắm, sờ mó sự vật thì tri giác sẽ tốt hơn.

Tri giác và đánh giá không gian, thời gian còn hạn chế: tri giác chƣa chính xác độ lớn của nhƣng vật quá lớn hoặc quá nhỏ, thí dụ trái đất to bằng mấy tỉnh. Tri giác thời gian còn hạn chế hơn.

Tƣ duy của trẻ mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể mang tính hình thức dựa vào đặc diểm bên ngoài. Nhờ hoạt động học tập, tƣ duy dần mang tính khái quát. Khi khái quát, HS tiểu học thƣờng dựa vào chức năng công dụng của sự vật hiện tƣợng, trên cơ sở này chúng tiến hành phân loại, phân hạng. Hoạt động phân tích tổng hợp còn sơ đẳng. Việc học Tiếng việt và Toán học sẽ giúp các em phân tích và tổng hợp. Trẻ thƣờng khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ nhân quả.

- Tƣởng tƣợng còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh tƣởng tƣợng thì đơn giản, hay thay đổi. Tƣởng tƣợng tái tạo từng bƣớc hoàn thiện. Ngoài ra “nói dối” là hiện tƣợng gắn liền với sự phát triển tƣởng tƣợng của trẻ.

- Chú ý không chủ định vẫn phát triển, chú ý có chủ định còn yếu và thiếu bền vững. Sự phát triển chú ý gắn liền với sự phát triển của hoạt động học tập.

- Trí nhớ trực quan hình tƣợng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic. Nhiều học sinh tiểu học còn chƣa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa mà có khuynh hƣớng phát triển trí nhớ máy móc. Ghi nhớ gắn với mục đích đã giúp trẻ nhớ nhanh hơn, lâu hơn và chính xác hơn.

+ Đặc điểm nhân cách của HS tiểu học

a) Tính cách HS tiểu học

Nét tính cách của HS tiểu học mới hình thành nên chƣa ổn định. Hành vi của trẻ mang tính xung động cao (bột phát), và ý chí còn thấp. Tính cách điển hình của trẻ là hồn nhiên và cả tin, trẻ thích bắt trƣớc hành vi của những ngƣời xung quanh hay trên phim ảnh. HS tiểu học ở Việt Nam sớm có thái độ và thói quen đối với lao động.

b) Nhu cầu nhận thức

Nhu cầu nhận thức của HS tiểu học đã phát triển khá rõ nét: từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ ( lớp 1 và lớp 2) đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và các mối liên hệ, quan hệ (lớp 3, lớp 4 và lớp 5). Nhu cầu đọc sách phát triển cùng với việc phát triển kỹ xảo đọc. Cần phải hình thành nhu cầu nhận thức cho trẻ ngay từ sớm.

c) Đặc điểm đời sống tình cảm

Đối tƣợng gây xúc cảm cho HS tiểu học thƣờng là sự vật hiện tƣợng cụ thể nên xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể. HS tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình. Tình cảm của HS tiểu học còn mong manh, chƣa bền vững, chƣa sâu sắc. Sự chuyển hóa cảm xúc nhanh.

Việc hiểu đặc điểm tâm lí HS giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Nếu chúng ta tác động vào đối tƣợng mà không hiểu tâm lí của chúng thì cũng nhƣ ta đập búa trên một thanh sắt nguội. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học GV cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lí đối tƣợng để lựa chọn và xây dựng những phƣơng pháp. Phƣơng tiện và hình thức dạy học phù hợp, có nhƣ thế đổi mới PPDH mới mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)