Kết quả thực nghiệm qua giờ dạy

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 95 - 102)

IV. Củng cố, dặn dò

3.4.2.Kết quả thực nghiệm qua giờ dạy

Chúng tôi đã tiến hành dạy 3 tiết thực nghiệm và 3 tiết đối chứng tại 4 lớp 5 hai trƣờng, kết quả nhƣ sau:

Trƣờng Lớp

Số lƣợng HS đƣợc thuyết trình tranh luận trong một tiết

Tiết Tập đọc Tiết Luyện tập thuyết trình, tranh luận Tiết Lập chƣơng trình hoạt động Đại Đồng 5A (TN) 5 B (ĐC) 11 HS 6 HS 16 HS 7 HS 5 HS 3 HS Ngọc Thanh A 5A1 (TN) 5 A3 (ĐC) 9 HS 5 HS 8HS 6 HS 4 HS 3 HS Nhận xét:

Khi ghi chép số lƣợng HS đƣợc gọi để luyện nói trƣớc lớp chúng tôi thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Trong giờ Tập đọc ở lớp đối chứng 5A3, GV sau khi hỏi một câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ rồi gọi ngay em nào xung phong trả lời. Bốn câu hỏi, bốn em trả lời, riêng câu hỏi 4 có hai em nêu phƣơng án đặt tên khác cho nên cả phần Tìm hiểu bài chỉ có 5 em đƣợc luyện nói trƣớc lớp. Ở lớp 5B - lớp đối chứng của trƣờng Đại đồng, cô giáo lại gộp câu hỏi 1và 2 (Theo Hùng, Qúy, Nam, cái gì quý nhất trên đời và mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của

mình?) và cho một nhóm đóng vai đại diện trả lời. Cách tổ chức khá tốt

đƣợc luyện nói. Ở lớp thực nghiệm 5A1, trƣờng Ngọc Thanh, GV cũng tổ chức hoạt động nhóm để HS trao đổi thảo luận, nhƣng cách tổ chức báo cáo kết quả thảo luận linh hoạt hơn. Các câu hỏi đƣợc chia nhỏ thành các ý nên số lƣợng HS đƣợc nói trƣớc lớp nhiều hơn. Lớp thực nghiệm 5A ở trƣờng Đại Đồng, số lƣợng HS đƣợc luyện nói khá nhiều, 11 em đƣợc trình bày cách hiểu của mình.

Trong tiết Luyện tập thuyết trình, tranh luận ở các lớp thực nghiệm và đối chứng tại hai trƣờng, chúng tôi thấy ngoài hình thức dễ nhận thấy là HS các lớp thực nghiệm đƣợc luyện nói nhiều hơn nhƣ trong bảng tổng kết đã nêu mà chất lƣợng nói ở hai lớp thực nghiệm cũng tốt hơn hẳn.

Ở trƣờng Đại Đồng, bƣớc đầu chúng tôi thấy các em rất có ý thức sử dụng ngữ điệu, điệu bộ cử chỉ khi tranh luận. Quan sát bốn HS của lớp 5A- lớp thực nghiệm, đứng trƣớc lớp đóng vai Đất, Nƣớc, Không khí, Ánh sáng để thuyết trình ý kiến của mình và tranh luận với ý kiến của bạn, chúng tôi thấy các em đã định hƣớng trong tƣ duy rất tốt là nói về vấn đề gì? nói với ai? chọn cách thể hiện nhƣ thế nào? Cho nên khi nói, em đóng vai Đất ban đầu quay xuống cả lớp nói câu: Tôi có chất màu để nuôi cây lớn, sau đó mặt hơi vênh lên quay sang 3 bạn còn lại nói tiếp: Không có tôi, cây không thể sống được. Điệu bộ cử chỉ, ngữ điệu nói của em đóng vai Đất đúng là ngữ điệu dẫn nhập cho cuộc tranh luận, vì thế HS đóng vai Nƣớc quay sang Đất nói luôn với ngữ điệu phủ định giá trị của Đất và khẳng định giá trị của Nƣớc: Nếu

chất màu mà không có nước vận chuyển thì cây có lớn được không? Đặc biệt,

HS đóng vai Không khí lại chọn ngữ điệu rất nhẹ nhàng, thuyết phục kết hợp với cách hƣớng mặt về số đông các bạn để tranh thủ sự đồng tình. Cây xanh

rất cần khí trời. Không có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ. Hs đóng vai

Ánh sáng cũng có khả năng sử dụng ngữ điệu tốt. Tuy nhiên, bốn em đƣợc chọn lên trình bày là bốn em có năng lực nói tốt, các em khác trong lớp chƣa

hẳn đã có khả năng này, nhƣng cách diễn đạt của bốn em thuyết trình, tranh luận trƣớc lớp sẽ là những mẫu tốt để các em khác luyện tập theo. Tình hình ở lớp đối chứng diễn ra không đƣợc thuận lợi, vì số HS không tự tin khi nói trƣớc lớp còn nhiều. Nhóm bốn em lên trƣớc lớp để tranh luận chỉ có em đóng vai Nƣớc nói tốt, còn các em khác nói nhƣ đọc. Em đóng vai Ánh sáng lại chƣa thuộc hết nội dung nói nên ngắc ngứ, các bạn ở dƣới phải nhắc nên lớp ồn ào, mất trật tự.

Ở trƣờng Ngọc Thanh A, năng lực nói của các em trong lớp thực nghiệm không đều. Khi GV gọi các nhóm đứng tại chỗ, nói theo vai đã phân công trong nhóm, chúng tôi thấy mặc dù các em hào hứng, tự tin khi tranh luận do đã quen khi đƣợc rèn nói ở giai đoạn thực nghiệm 1 nhƣng các em thuộc dân tộc Sán Dìu năng lực nói còn hạn chế. Bốn HS ở các nhóm khác nhau, xung phong lên thuyết trình, tranh luận trƣớc lớp rất tốt. Các em tạo không khí sôi nổi, cuốn hút các bạn khác nghe. Lớp đối chứng ở trƣờng Ngọc Thanh A, các em cũng sôi nổi tranh luận, nhƣng do một số em bị ngọng nên khi các em nói trƣớc lớp, cô giáo lại dừng lại nhắc nhở nên mất thời gian, số lƣợng các em đƣợc luyện nói không nhiều.

Kết quả học tập trong tiết lập chƣơng trình hoạt động có sự phân hóa rõ rệt. Trƣớc hết đó là sự chênh lệch số lƣợng đề tài đƣợc chọn để lập CTHĐ giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tại trƣờng Đại Đồng, do HS đƣợc tổ chức tham quan, làm một số hoạt động tập thể trong giai đoạn thực nghiệm, nên trƣớc khi yêu cầu HS lập chƣơng trình hoạt động, cô giáo đã gợi ý: Các em nhớ lại những hoạt động mà chúng ta đã tham gia hồi tháng tư, cuối học kì hai lớp 4 và lập chương trình cho hoạt động đó hoặc các hoạt động khác

mà các em đã tham gia hoặc đã biết. Vì thế, số lƣợng đề tài mà HS lớp thực

nghiệm đã lập chƣơng trình khá phong phú. Trong khi đó số lƣợng đề tài mà HS lớp đối chƣng lập chủ yếu tập trung vào hai đề tài mẫu mà SGK đã lập. Về chất lƣợng báo cáo nội dung chƣơng trình đã lập trƣớc lớp, do các em lớp

thực nghiệm lập chƣơng trình cho hoạt động các em đã trải nghiệm nên khi nói các em rất tự tin. Cá biệt có em lặp lại lời cô giáo chủ nhiệm năm trƣớc khá giống nên gây sự thú vị, vui vẻ trong lớp. Khi trình bày chƣơng trình đến mục phân công, hai HS (trong số 4 em đƣợc trình bày trƣớc lớp) ở lớp thực nghiệm đã hƣớng về các tổ nói rất rành rọt nhiệm vụ mỗi tổ phải làm. Em Lê Minh HS lớp 5A còn kiểm tra bằng cách hỏi các bạn tổ 3: các bạn nghe rõ nhiệm vụ đƣợc phân công chƣa? Không khí học tập rất sôi nổi nhƣng vẫn đảm bảo trật tự. Khả năng nói của hai bạn lớp đối chứng tƣơng đối tốt, nhƣng do các em lặp lại đề tài của nhau trong chƣơng trình của mình nên em nói sau bị các bạn mất trật tự, không chú ý lắng nghe.

Kết quả bƣớc đầu cho thấy HS lớp thực nghiệm có nhiều em đƣợc luyện nói hơn. Kĩ năng nói của các em cũng tốt hơn. Mặc dù đây mới là kết quả của ba giờ dạy nhƣng chúng tôi thấy nếu tổ chức bồi dƣỡng vốn sống cho các em tốt, các em đỡ lúng túng trong chọn lựa nội dung nói. Và nếu tổ chức đƣợc nhiều hình thức rèn cho HS nói trƣớc lớp các em sẽ tự tin hơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua hai giai đoạn thực nghiệm, chúng tôi thấy rất cần bồi dƣỡng vốn sống cho HS. Hoạt động này nên tiến hành thƣờng xuyên, có kế hoạch để HS tích lũy đƣợc những hiểu biết nhất định phục vụ cho việc nói và viết có nội dung. Việc chữa lỗi phát âm cho HS phải kiên trì và nên khuyến khích hình thức HS tự giúp đỡ nhau dƣới sự hƣớng dẫn của GV mới đạt đƣợc kết quả tốt nhƣ mong muốn.

Quan sát cách tổ chức cho HS thuyết trình, tranh luận trong các giờ thực nghiệm, tôi thấy nhiều HS đƣợc thuyết trình, tranh luận trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn. Đa số các em hứng thú với cách học thuyết trình, tranh luận, các em đã tích cực tham gia tranh luận ở nhóm, từ đó các em đã chiếm lĩnh đƣợc kiến thức bằng chính khả năng thuyết trình, tranh luận của mính. Các thành viên trong nhóm phát huy đƣơc năng lực cá nhân, có sự hợp

tác. Đây cũng là một kĩ năng sống mà HS cần có trong cuộc sống sau này. GV đã rèn cho HS một cách tự tin, mạnh dạn nói trƣớc đám đông. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số HS còn học thụ động, chƣa có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Các lớp đối chứng do chƣa có sự đầu tƣ, chƣa bồi dƣỡng các kĩ năng cần thiết cho hoạt động thuyết trình, lập chƣơng trình hoạt động cho các em từ trƣớc nên kết quả giờ học luyện nói còn nhiều hạn chế.

Thực chất, chất lƣợng nói của các bạn lớp thực nghiệm có hơn hẳn các bạn lớp đối chứng, thông qua một vài giờ chƣa thể đánh giá đúng đƣợc. Nhƣng có một điều khẳng định rõ rệt là các em lớp thực nghiệm của cả hai trƣờng đều tự tin khi nói. Vì các em biết mình sẽ nói gì, nên nói nhƣ thế nào. Các em còn phát âm sai L/N đã có ý thức đó là lỗi của mình, nên hoặc nói chậm hoặc tỏ ra ngƣợng ngùng khi phát âm sai. Ý thức đó chắc chắn sẽ giúp các em sửa lỗi, rèn luyện khả năng nói tốt hơn.

KẾT LUẬN

Nội dung rèn luyện năng lực thuyết trình, tranh luận, lập chƣơng trình hoạt động cho HS Tiểu học là chƣơng trình mới và khó. Chƣơng trình yêu cầu bƣớc đầu hình thành cho các em kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi. Các em hiểu đƣợc muốn thuyết trình hay tranh luận về một vấn đề gì cần nêu đƣợc những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục. Nội dung Lập chƣơng trình hoạt động nhằm rèn luyện cho các em óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, có kế hoạch, có ý thức tập thể. Kĩ năng thuyết trình, tranh luận, lập chƣơng trình hoạt động là những kĩ năng không những cần thiết trong học tập mà rất cần cho cuộc sống nói chung.

Rèn cho HS năng lực thuyết trình, tranh luận nghĩa là rèn cho HS tự tin trình bày rõ ràng suy nghĩ của mình một cách mạch lạc để thuyết phục ngƣời nghe. Vì vậy, những hiểu biết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về lí thuyết hội thoại với các vấn đề cơ bản của các nhân tố giao tiếp, lịch sự khi giao tiếp cũng nhƣ việc sử dụng các yếu tố phi lời hoặc kèm lời để đạt hiệu quả khi giao tiếp khi thuyết trình, tranh luận… là những hiểu biết vô cùng quan trọng mà chúng tôi đã chọn làm cơ sở lí thuyết cho luận văn của mình. Đồng thời đây cũng là những kiến thức vô cùng cần thiết đối với mỗi GV khi muốn hƣớng dẫn HS thuyết trình, tranh luận tốt.

Muốn HS thuyết trình, tranh luận tốt và có đề tài để lập chƣơng trình hoạt động, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp giúp HS có nội dung nói và viết bằng các biện pháp bồi dƣỡng vốn sống. Có vốn sống nhƣng cần có cách sắp xếp các kiến thức đó theo trật tự lớp để khi nói và viết đảm bảo tính logic, tính mạch lạc, đảm bảo sự thuyết phục, hấp dẫn đối với ngƣời nghe. Dựa vào lí thuyết hoạt động lời nói và các kĩ năng làm văn chúng tôi đề xuất rèn cho các HS thói quen tƣ duy thuyết trình, tranh luận, lập chƣơng hoạt động.

Nhƣng các biện pháp mà chúng tôi đã cố gắng hết sức thực hiện trong cả quá trình làm luận văn đó là các biện pháp rèn cho HS kĩ năng nói. Một HS không thể coi là có năng lực thuyết trình, tranh luận giỏi, nếu không thể hiện đƣợc vốn sống phong phú, tƣ duy mạch lạc của mình bằng lời nói trôi chảy, ngữ điệu thuyết phục, chính xác, là chỉ có những HS phát âm chuẩn, sử dụng ngữ điệu linh hoạt với động tác điệu bộ đi kèm hợp lí mới có khả năng diễn đạt tốt những gì em đó chuẩn bị trong tƣ duy, mới giúp ngƣời nghe biết đƣợc vốn hiểu biết của ngƣời nói phong phú đến mức độ nào, tƣ duy của ngƣời nói mạch lạc ra sao.

Do biện pháp bồi dƣỡng vốn sống và bồi dƣỡng năng lực nói không thể chỉ thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên chúng tôi đã chia thời gian thực nghiệm làm hai giai đoạn. Kết quả thực nghiệm mới bƣớc đầu giúp HS có ý thức tích lũy vốn sống, ý thức rèn cách thức nói trƣớc ngƣời nghe sao cho có hiệu quả. Công việc rèn phát âm chuẩn, rèn kĩ năng sử dụng ngữ điệu và các yếu tố phi lời cho HS cần có thời gian lâu dài. Luận văn của chúng tôi mới đi đƣợc những bƣớc đi ban đầu. Hy vọng những gì chúng tôi đã làm với lớp thực nghiệm sẽ đƣợc các cô giáo chủ nhiệm thực hiện tiếp tục, tích cực nhƣ giai đoạn các cô giáo cộng tác với chúng tôi trong thời gian qua để các em có ý thức rèn luyện năng lực nói của mình thƣờng xuyên. Từ đó các em tự tin khi thuyết trình, tranh luận trƣớc lớp. Các em có thói quen lập chƣơng trình hoạt động cho bất kì một hoạt động tập thể nào với một kĩ năng thuần thục. Đây là những kĩ năng không chỉ cần thiết cho các em trong học tập mà rất cần cho cuộc sống hiện tại cũng nhƣ sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 95 - 102)