Rèn luyện ngữ điệu theo nhiệm vụ của các bước thuyết trình

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 67 - 68)

Với HS tiểu học, nội dung thuyết trình không cần nhiều, nhƣng cũng phải đảm bảo có lí lẽ thuyết phục. Kết cấu ba phần: dẫn nhập, nội dung, kết luận, không nhất thiết phải dài nhƣng phải đủ ý. Có thể mỗi phần là một ý, diễn đạt trong một câu. Nhiệm vụ của mỗi phần một khác nên ngữ điệu thể hiện các phần này cũng phải khác nhau. Và ngay trong phần dẫn nhập cũng tùy thuộc mục đích của phát ngôn mà ngƣời nói chọn ngữ điệu dẫn nhập khác nhau cho phù hợp.

Ví dụ :

- Nhiệm vụ của phần dẫn nhập thuyết trình là tạo sự chú ý vì thế cần chọn cách thể hiện ngữ điệu hài hƣớc hoặc chọn âm lƣợng giọng nói đủ lớn với cách đặt câu hỏi, câu đố vui…

Trong thuyết trình, tranh luận không phải bao giờ các ý kiến cũng hoàn toàn trái ngƣợc. Ngữ điệu dùng trong dẫn nhập cho ý kiến phủ định hoàn toàn và ý kiến phủ định một phần, còn lại là bổ sung thêm cần phải thể hiện khác nhau. Trong tranh luận của Quý và Nam (Cái gì quý nhất). Một đằng là ngữ điệu phủ định dứt khoát: “Bạn nói thế không đúng, quý nhất là thời gian...”. Một đằng là ngữ điệu khẳng định một phần và có bổ sung thêm nên nhẹ nhàng hơn: “ thời gian, vàng bạc, lúa gạo rất quý nhƣng không phải là nhất. Con ngƣời mới là quý nhất.”

- Ngữ điệu của phần thuyết trình nội dung không nhất thiết phải gây sự tập trung chú ý cao độ nhƣ phần dẫn nhập nhƣng cũng không nên dùng giọng đều đều mà cần thay đổi để ngƣời nghe không thấy nhàm chán. Đặc biệt ngƣời nói cần biết sử dụng ngữ điệu kết thúc. Cách kết thúc với ngữ điệu nhấn giọng vào nội dung chính, cơ bản đã đƣợc gói gọn lại sẽ tạo hiệu quả rất cao.

Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trƣớc đông ngƣời, còn tranh luận là bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để trao đổi, thảo luận tìm ra lẽ phải. Cả hai hoạt động trên đòi hỏi ngƣời nói phải có nghệ thuật sử dụng ngữ điệu để ngƣời nghe hiểu đúng ý của mình. Các biện pháp kể trên mới chỉ là bƣớc đầu rèn cho các em ý thức sử dụng ngữ điệu để tăng hiệu quả cho lời nói.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 67 - 68)