Bồi dƣỡng năng lực thuyết trình, tranh luận

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 58 - 71)

CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC THUYẾT TRÌNH,

2.3. Bồi dƣỡng năng lực thuyết trình, tranh luận

Năng lực nói đƣợc thể hiện bằng kĩ năng nói. Đây là một kĩ năng tổng hợp, bao gồm nhiều kĩ năng bộ phận khác nhau và cách thức thể hiện lời nói được đánh giá chủ yếu trên ba phương diện sau:

- Phát âm chuẩn

- Sử dụng ngữ điệu phù hợp

- Sử dụng hiệu quả các yếu tố phi ngôn ngữ

Khi thuyết trình, tranh luận HS không những phải nói rõ ràng suy nghĩ của mình theo một cấu trúc chặt chẽ mà còn phải có cách thức nói hợp lí để người nghe dễ chấp thuận. Vì thế ba tiêu chí nêu trên là những tiêu chí đánh giá cơ bản và quan trọng đồng thời cũng là ba kĩ năng cần rèn luyện.

2.3.1. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh

Nói diễn cảm với điệu bộ phi lời phù hợp sẽ có sức thuyết phục lớn đối với người nghe. Nhưng đang nói hùng hồn mà lại ngọng L/N hoặc có lỗi phát

âm một vài từ địa phương nào đó chắc chắn hiệu quả giao tiếp sẽ giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực thuyết trình, tranh luận cho HS trước hết phải chú ý rèn kĩ năng phát âm chuẩn.

Học sinh vùng Ngọc Thanh chủ yếu nhầm lẫn cách phát âm L/N.

Nhưng HS vùng Vĩnh Tường ngoài một số em phát âm nhầm lẫn L/N còn đại bộ phận phát âm nguyên âm đôi /ia /thành /e / (nói chuyện thành nói chuện).

Qua quan sát dự giờ, chúng tôi thấy lỗi phát âm địa phương /ia/

thành/e/ không gây cười đối với HS trong lớp, vì đại bộ phận các em quen thuộc với cách phát âm này. Nhƣng thực tế giao tiếp ở những nơi khác, nghe phát âm này nhiều người thấy lạ. Do đó chúng tôi vẫn chủ trương sửa cả hai lỗi L/N và /ia/ sang /e/ cho HS. Các biện pháp sửa lỗi phát âm nhƣ sau:

2.3.1.1. Hướng dẫn cách phát âm L/N /ia/ và /e/ cho HS phát âm sai

Ngay từ đầu năm học, qua những giờ Tập đọc, Kể chuyện, qua nghe các em trả lời, GV có thể thống kê đƣợc số HS mắc lỗi phát âm. Từ đó GV bố trí thời gian thích hợp hướng dẫn các HS này nhận ra được sự khác biệt trong phát âm giữa những tiếng chứa L và N, IA và Ê. Và để tạo hứng thú cho việc rèn phát âm cho các em, GV nên sưu tầm các câu có nhiều tiếng chứa âm cần luyện nhƣ:

+ Ngữ liệu để chữa lỗi phát âm nhầm lẫn các tiếng chứa âm L/N - Đội nón lá lên nương;

- Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc....

- Năm nay non nước nơi nơi

- Ấm đẹp lòng người lúa trổ lung linh - Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa - Vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi vv...

+ Ngữ liệu để chữa lối phát âm các tiếng chứa nguyêm âm đôi IA thành Ê

- Chúng tôi mải miết đi nhƣng chƣa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. Mặt đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc nhƣ thì thào kể những truyền thuyết từ ngàn xƣa. Tôi cố gắng căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón.

- Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu

Lích cha lích chích vành khuyên Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng.

Biện pháp này sẽ đƣợc thực hiện tích hợp khi dạy các phân môn: Chính tả, Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn (nói). Khi dạy phân môn Chính tả, GV cần cho HS phát âm các tiếng chứa âm vần dễ lẫn trước khi các em viết. Mặc dù rất nhiều trường hợp các em phát âm sai nhưng viết không sai, nhưng GV vẫn cần luyện cho các em có ý thức nhất quán giữa âm thanh và chữ trong nói và viết. Khi dạy Tập đọc, đặc biệt là đọc diễn cảm, nếu HS đọc bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh là:

Chỉ có thuền mới hểu Bển mênh mông nhường nào...

thì GV phải đọc mẫu và uốn nắn ngay cho các em. Hoạt động đọc mẫu này sẽ giúp các em so sánh sự khác biệt trong hiệu quả diễn cảm của hai cách phát âm chuẩn / lệch chuẩn. Tiết kể chuyện cũng thế. HS Đại Đồng một số em khi bắt đầu kể chuyện thường nói: sau đây, tôi xin kể một câu chuện ... GV chỉ cần nhắc em đó phát âm lại tiếng chuyện một hai lần theo phát âm mẫu

của GV. Việc làm này tuy không thể chữa lỗi ngay đƣợc cho HS nhƣng buộc HS phải ý thức sửa lỗi phát âm của mình.

2.3.1.2. Chia nhóm rèn luyện phát âm L/N

Đây là biện pháp chia từng nhóm hai em, một em phát âm chuẩn và một em phát âm còn lỗi. Lớp có bao nhiêu HS mắc lỗi thì có bấy nhiêu nhóm đôi rèn luyện phát âm (Thành lập thành các nhóm đôi bạn cùng tiến). GV chọn các văn bản có nhiều âm L/N cho HS luyện đọc và hướng dẫn cách phát âm L/N cho HS mắc lỗi đồng thời đặt ra kì hạn kiểm tra cho từng nhóm, thời gian đọc thi đua giữa các nhóm.

Biện pháp này tận dụng thời gian bên nhau hàng ngày của từng cặp đôi HS, nghe thấy bạn phát âm sai là sửa ngay. Kịp thời nhƣ vậy chắc chắn tính hiệu quả sẽ cao. Kết hợp với sự hướng dẫn kiểm tra của GV sẽ giúp cho việc rèn luyện được thường xuyên liên tục. Đặc biệt với hình thức thảo luận, hoặc đọc trong nhóm đôi, em phát âm chuẩn sẽ có nhiều cơ hội giúp đỡ bạn phát âm đúng. Vì vậy khi dạy bất kì phân môn nào, nếu dạy học theo hình thức chia nhóm đôi, GV cần nhớ đến cặp đôi cùng tiến này.

2.3.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu

Sử dụng ngữ điệu tốt khi thuyết trình, tranh luận là lời nói trôi chảy, âm điệu, nhịp điệu, giọng điệu phù hợp. Đây là kĩ năng sử dụng lời nói có lưu loát hay không, âm lƣợng giọng nói (to hay nhỏ, dễ nghe/ khó nghe…), tốc độ nói ( nhanh hay chậm, từ tốn hay vội vàng...) sắc thái qua giọng điệu (truyền cảm hay tẻ nhạt…). Tất cả những điều đó giúp người nghe hiểu rõ, hiểu đúng những điều mà người nói trình bày ở mức độ nào.

Các biện pháp rèn luyện sử dụng ngữ điệu bao gồm:

2.3.2.1. Xây dựng loại bài tập tình huống để chia nhóm HS tranh luận, thảo luận, thuyết trình theo vai

Khi xây dựng loại bài tập này, GV cần chú ý đến nội dung giao tiếp và quan hệ giao tiếp để cho mỗi vai giao tiếp sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội dung, phù hợp với vai quan hệ giao tiếp của mình.

Ví dụ : Chủ điểm Nam và nữ, HS học trong 3 tuần ( từ tuần 29 đến 31), GV có thể ra các bài tập tình huống sau trong các tiết MRVT:

- Em hãy đóng vai người con gái của gia đình đã có hai chị em gái để thuyết phục bố mẹ mình không nên vì mong muốn sinh em trai mà cố sinh con thứ ba.

- Có một số bạn nam cho rằng, con gái chỉ giỏi mách lẻo và hay khóc nhè. Là con gái em hãy nói cho một số bạn nam ấy biết con gái có những phẩm chất đáng quý nhƣ thế nào?

Trong tình huống một, vai giao tiếp của người nói với người nghe là của con với cha mẹ, vai người nói ở vị thế xã hội thấp với người có vị thế xã hội cao - xét theo quan hệ tuổi tác. Ngữ điệu giao tiếp của người con là phải lễ phép. Kiên quyết thuyết phục nhƣng phải dịu dàng, mềm mỏng. Ở tình huống hai, vai giao tiếp giữa người nói và người nghe là quan hệ ngang hàng. Do một số bạn trai hoặc có ý trêu đùa, hoặc có ý coi thường bạn gái, nên người nói - bạn gái nên hoặc chọn giọng hài hước, với lối nói phủ định để thuyết trình, tranh luận với bạn trai. Ví dụ con gái có rất nhiều phẩm chất tốt nhƣ:

chăm chỉ, dịu dàng, thích quan tâm đến mọi người, khéo léo, học giỏi…Nêu những phẩm chất đó người nói cũng phải chọn giọng dịu dàng nhưng cứng rắn, thuyết phục, thể hiện rõ bản lĩnh không thua kém các bạn nam của phái mình.

Trong giờ Tập đọc, biện pháp này đƣợc thực hiện nhƣ sau: Giáo viên căn cứ vào nội dung những bài tập đọc có nội dung tranh luận xem có bao nhiêu ý kiến trái chiều nhau để phân nhóm học sinh. Cho từng nhóm thi đọc.

Mỗi HS đọc một vai có ý kiến khác nhau với ngữ điệu phù hợp. Đây chính là định hướng để khi HS thuyết trình nêu ý kiến của mình biết sử dụng ngữ điệu, những yếu tố đi kèm phù hợp...

Ví dụ khi dạy bài tập đọc “Cái gì quý nhất”, GV có thể phân vai cho HS đóng vai Hùng, Quý, Nam để đƣa ra lí lẽ bảo vệ ý kiến của mình.

Vì Quý thấy ý kiến của Hùng không đúng với ý mình nên mở đầu lời nói của Quý có nội dung phủ định. Ngữ điệu dẫn nhập theo kiểu phủ định này có giọng dứt khoát, khác với ngữ điệu dẫn nhập thông tin nêu vấn đề của Hùng. Cùng theo kiểu dẫn nhập khẳng định, nhưng vì là người nói đầu tiên nên dẫn nhập khẳng định của Hùng có thêm ý thăm dò “theo tớ…”. Trong khi đó dẫn nhập của Nam - người nói thứ 3 là khẳng định dứt khoát, vội vã.

Nhƣ vậy khi luyện ngữ điệu theo vai giao tiếp, GV vừa phải chú ý đến tình huống giao tiếp cụ thể, vừa phải chú ý quan hệ vai giao tiếp và cả vị trí lƣợt lời của từng vai. Đặc biệt trong lời tranh luận của từng vai có phần lí lẽ và có phần dẫn chứng. Vì vậy để tạo sự chú ý của người nghe, tác động mạnh đến người nghe, người nói nên nhấn giọng ở phần lí lẽ. Phần dẫn chứng, nếu có một dẫn chứng, người nói chọn giọng rắn rỏi, dứt khoát. Còn có nhiều dẫn chứng, ngữ điệu nói sẽ đƣợc chọn là ngữ điệu liệt kê, nhấn giọng ở các từ mở đầu mỗi dẫn chứng.

Các bài tập tình huống có thể đƣợc sử dụng với hình thức dạy học theo nhóm nhƣ sau:

Ví dụ: khi cho HS hoàn thành bài tập trong bài MRVT Hạnh phúc SGK TV 5 tập một trang 147 GV nên yêu cầu HS thảo luận theo biện pháp

“nhóm tranh luận”:

Nội dung bài tập nhƣ sau:

Mỗi người có một cách hiểu khác nhau về hạnh phúc. Theo em, trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc?

+ Giàu có.

+ Con cái học giỏi.

+ Mọi người sống hòa thuận.

+ Bố mẹ có chức vụ cao.

Với bài tập này GV hình thành các nhóm theo 4 gợi ý của đề bài: nhóm đề cao sự giàu có, nhóm đề cao yếu tố con cái học giỏi, nhóm coi trọng sự hòa thuận gia đình, nhóm coi trọng yếu tố bố mẹ có chức vụ cao. Có thể áp dụng cách tập hợp nhóm nhƣ sau: một HS giơ tấm biển ghi “quan điểm” (ví dụ: con cái học giỏi hay bố mẹ có chức vụ cao), HS nào tán thành quan điểm ấy thì ngồi vào nhóm.

Các nhóm trao đổi, lập luận để bảo vệ ý kiến của nhóm mình, phản bác ý kiến của nhóm bạn. HS thường dựa vào hoàn cảnh gia đình mình để chọn yếu tố các em cho là quan trọng. Đó có thể là yếu tố mà gia đình các em đang có, hoặc ngƣợc lại, đang thiếu. Ví dụ: HS xuất thân từ gia đình khá giả có thể xem giàu có là yếu tố quan trọng nhất. HS gia đình nghèo nhƣng hòa thuận thì coi trọng yếu tố hòa thuận. HS con nhà giàu nhƣng suốt ngày chứng kiến cảnh bố mẹ buồn khổ vì các con lười học, hư hỏng sẽ xem con cái học giỏi là yếu tố quan trọng nhất. HS những gia đình bố mẹ lương thấp, thường lo lắng vì thiếu tiền sẽ xem yếu tố quan trọng nhất là giàu có hoặc bố mẹ có chức vụ cao,… GV tôn trọng quan điểm riêng của mỗi HS, hướng dẫn và giúp đỡ từng nhóm để khi trình bày các em sử dụng ngữ điệu phù hợp với lí lẽ, dẫn chứng theo quan điểm của vai nhân vật mà mình đã lựa chọn cho phù hợp.

Để việc sử dụng ngữ điệu đa dạng, GV nên linh hoạt trong chỉ định HS tham gia thuyết trình, tranh luận trước lớp. Các nhóm cử đại diện tham gia

tranh luận. Tùy trình độ của HS mỗi lớp, có thể tổ chức tranh luận theo một trong hai cách sau:

Đại diện mỗi nhóm trình bày lập luận để bảo vệ ý kiến của nhóm mình, phản bác ý kiến của cả 3 nhóm khác hoặc đại diện của 2 nhóm có ý kiến khác biệt tranh luận với nhau.

Sau mỗi cuộc tranh luận, cả lớp cùng thầy cô nhận xét, đánh giá về khả năng sử dụng ngữ điệu của mỗi HS.

Có thể nói sử dụng ngữ điệu chỉ được coi là thành công khi người nói biến đổi giọng nói linh hoạt để thể hiện nội dung rõ ràng, mạch lạc, sâu sắc.

Ngữ điệu chỉ gây tác động mạnh khi nó hỗ trợ tốt cho việc bộc lộ nội dung. Vì thế việc luyện sử dụng ngữ điệu phải gắn với việc kiểm tra hiệu quả biểu hiện nội dung. Để giúp cho hoạt động rèn kĩ năng sử dụng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, ngay từ lớp hai, các tác giả SGK TV đã chú ý xây dựng hệ thống bài tập tình huống. Thông qua các tình huống giao tiếp để luyện tập các nghi thức lời nói, để rèn cho HS biết sử dụng ngữ điệu khi chào hỏi, khi cảm ơn, khi bày tỏ sự ăn năn hối lỗi, khi ngạc nhiên, bất ngờ… Đến lớp 5, tuy không còn những bài học riêng về nghi thức lời nói với những bài tập tình huống đƣợc soạn sẵn trong SGK, nhƣng GV phải có ý thức về sự cần thiết phải có loại bài tập tình huống này trong việc rèn kĩ năng nói cho HS. Ví dụ khi dạy bài MRVT, chủ đề Nam - Nữ, để HS phát triển vốn từ, để HS sử dụng đúng ngữ điệu với vai của mình, GV có thể đƣa ra các bài tập tình huống sau:

Có ý kiến cho rằng: đẻ 10 con gái cũng không bằng đẻ được một người con trai.

Nếu là con trai, em có tán thành ý kiến này không? Và nếu là con gái, em có suy nghĩ gì về ý kiến này?

Tình huống giả định cho HS đóng một trong hai vai giao tiếp, một nam và một nữ. Nam là nhân vật đƣợc đề cao trong tình huống giao tiếp này, còn

nữ là nhân vật bị coi thường, xem nhẹ. Nếu chọn vai con gái để nói thì phải nói như thế nào để người nghe thấy con gái không thua kém gì con trai, con gái còn hơn hẳn con trai ở phẩm chất dịu dàng, nhẹ nhàng, đôn hậu. Chắc chắn người nói phải chọn ngữ điệu nhẹ nhàng, dịu dàng nhưng dứt khoát, chắc chắn.

Trong SGK TV 5 những bài học sau trong môn Tập đọc, có thể xây dựng thành bài tập tình huống.

Khi dạy bài Tập đọc Những con sếu bằng giấy tuần 4, GV có thể xây dựng, hai bài tập tình huống sau:

Bài tập 1. Em và các bạn em sẽ làm gì để bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước cái chết của Xa – xa – co.

Bài tập 2. Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa – xa – co.

( ngữ điệu cần rèn luyện cho các em trong lời nhắn gửi với người đã khuất sẽ là giọng điệu thầm thì , đầy yêu thương…).

Bài Cái gì quý nhất tuần 9

Bài tập. Nếu em là nhân vật thứ 5 trong câu chuyện. Em sẽ nói gì với ba bạn và thầy giáo?

(Ngữ điệu cần rèn luyện là giọng nói đầy hào hứng, thú vị của nhân vật thứ 5, khi bổ sung đƣợc vào lập luận đầy sức thuyết phục của thầy một ý cơ bản; Nói người lao động là quý nhất, nhưng chính xác ra là phải nói người lao động có sức khỏe mới là quý nhất, vì thế đã có câu chuyện khác: sức khỏe là quý nhất)

Bài Tà áo dài Việt Nam tuần 31

Bài tập tình huống: Em hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch cho người nước ngoài để nói cho khách hiểu vì sao áo dài được chọn là biểu tượng y phục truyền thống của người Việt Nam.

(Ngữ điệu cần rèn luyện là giọng tự hào, tình cảm sâu lắng thể hiện tình yêu sâu sắc với loại trang phục đẹp của dân tộc...)

Trong phân môn Luyện từ và câu, rất nhiều bài tập MRVT, GV có thể xây dựng thành bài tập tình huống để kích thích khả năng MRVT của HS. Từ một tình huống cụ thể, bằng các liên tưởng, tưởng tượng khác nhau, các em sẽ có những đáp án khác nhau. Ngữ điệu thể hiện các từ mới trong trả lời bổ sung là ngữ điệu hào hứng thể hiện sự khám phá riêng của mình.

2.3.2.2. Rèn luyện ngữ điệu theo nhiệm vụ của các bước thuyết trình

Với HS tiểu học, nội dung thuyết trình không cần nhiều, nhƣng cũng phải đảm bảo có lí lẽ thuyết phục. Kết cấu ba phần: dẫn nhập, nội dung, kết luận, không nhất thiết phải dài nhƣng phải đủ ý. Có thể mỗi phần là một ý, diễn đạt trong một câu. Nhiệm vụ của mỗi phần một khác nên ngữ điệu thể hiện các phần này cũng phải khác nhau. Và ngay trong phần dẫn nhập cũng tùy thuộc mục đích của phát ngôn mà người nói chọn ngữ điệu dẫn nhập khác nhau cho phù hợp.

Ví dụ :

- Nhiệm vụ của phần dẫn nhập thuyết trình là tạo sự chú ý vì thế cần chọn cách thể hiện ngữ điệu hài hước hoặc chọn âm lượng giọng nói đủ lớn với cách đặt câu hỏi, câu đố vui…

Trong thuyết trình, tranh luận không phải bao giờ các ý kiến cũng hoàn toàn trái ngƣợc. Ngữ điệu dùng trong dẫn nhập cho ý kiến phủ định hoàn toàn và ý kiến phủ định một phần, còn lại là bổ sung thêm cần phải thể hiện khác nhau. Trong tranh luận của Quý và Nam (Cái gì quý nhất). Một đằng là ngữ điệu phủ định dứt khoát: “Bạn nói thế không đúng, quý nhất là thời gian...”.

Một đằng là ngữ điệu khẳng định một phần và có bổ sung thêm nên nhẹ nhàng hơn: “ thời gian, vàng bạc, lúa gạo rất quý nhƣng không phải là nhất.

Con người mới là quý nhất.”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)