Lí thuyết hoạt động lời nói và sự ứng dụng vào việc dạy kĩ năng sử dụng tiếng Việt

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 31)

Nói đến năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh thực ra là nói tới năng lực ngôn ngữ cá nhân của từng em. Năng lực ngôn ngữ cá nhân đƣợc hình thành và phát triển phụ thuộc vào nhiều điều kiện nhƣ: môi trƣờng ngôn ngữ; trình độ kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và vốn sống, vốn hiểu biết, vốn văn hóa, quá trình học tập rèn luyện và ngôn ngữ cá nhân… Nhƣ thế, kĩ năng sử dụng tiếng Việt chỉ là một điều kiện, dù là quan trọng, trong các điều kiện phát triển khả năng sử dụng tiếng Việt cho HS. Nhà trƣờng cần quan tâm đến các điều kiện khác, đặc biệt là tạo môi trƣờng tiếng Việt có văn hóa để phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS.

1.1.2.2. Lí thuyết hoạt động lời nói và sự ứng dụng vào việc dạy kĩ năng sử dụng tiếng Việt dụng tiếng Việt

Các kiến thức về lí thuyết hoạt động lời nói và sự ứng dụng vào dạy TLV chúng tối dựa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trí trong

Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học …. + Lý thuyết hoạt động lời nói

Trƣờng phái tâm lí học Xô Viết giải thích quá trình tâm lí dựa trên những tiền đề vật chất và nhận thức của trẻ em đƣợc phát triển thông qua những hoạt động thực tiễn. X. Vƣ-gôt-xki, A. N. Lê-ôn-chép, P. Ia Gan- pê- rin…cùng nhiều nhà bác học khác đã phát triển lí thuyết hoạt động trong tâm

lí học và tạo ra bƣớc ngoặt cho sự phát triển của tâm lí học kiểu mới- tâm lí học khách quan khoa học.

Theo A. N. Lê-ôn-chép, “Hoạt động là bản thể của tâm lí ý thức. Tâm lí ý thức nảy sinh bởi hoạt động. Trong tâm lí học, hoạt động đƣợc coi là sự vận động của chủ thể, của con ngƣời, hoạt động quy định nguồn gốc, nội dung và vận hành của tâm lí. Với ý nghĩa đó, ta nói rằng: “hoạt động là quy luật chung nhất của cuộc sống con ngƣời, của tâm lí con ngƣời, và do đó, hoạt động cũng là quy luật chung nhất của tâm lí học”.

Vận dụng phƣơng pháp tiếp cận hoạt động vào nghiên cứu tâm lí, ngƣời ta nói đến các khái niệm thao tác, hành động, hoạt động và mối quan hệ của chúng với nhau và với các yếu tố: điều kiện và phƣơng tiện, mục đích cụ thể hoặc mục đích chung. Có thể nêu sơ đồ sau:

Hoạt động cụ thể Động cơ, mục đích

Hành động Mục đích chung cụ thể

Thao tác Điều kiện phƣơng tiện

Lí thuyết hoạt động lời nói vận dụng thành tựu của tâm lí học hoạt động đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ qua lại, các giai đoạn của quá trình hoạt động lời nói.

Về mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp, hoạt động nói năng với động cơ nảy sinh lời nói, lí thuyết hoạt động lời nói cho rằng: “Các kích thích hành vi nói năng ở đây - tất nhiên là chúng ta xem xét lời nói trong trạng thái tự nhiên của nó- thường là một cái gì đó nằm ngoài phạm vi ngôn ngữ. Chúng ta nói không phải để mà nói để báo một cái gì đấy, bằng cách gì đó tác động

đến một người nào đó, hướng sự chú ý đến một người nào đó. Nói cách khác, động cơ nói năng không phải là của hoạt động lời nói mà là của hoạt động thuộc bậc cao hơn - hoạt động giao tiếp và từ đó chúng ta có thể nói về hoạt động nói năng nếu như chúng ta xem xét lời nói trong khuôn khổ hoạt động

giao tiếp

Về mối quan hệ giữa lời nói và mục đích cụ thể, lí thuyết hoạt động lời nói cho rằng: “Bất kì một hoạt động nào cũng bao gồm một hệ thống (hành động) hành vi. Giống như sự tương quan giữa khái niệm hoạt động và khái niệm động cơ, khái niệm (hành động) hành vi cũng tương quan với khái niệm mục đích, không phải là một hành vi (hành động) khép kín của hoạt động (không có động cơ tự thân), lời nói thường là “toàn bộ các hành vi nói năng có mục đích trung gian của mình”. ( Dẫn theo Nguyễn Trí 41. tr95…)

Từ sự phân tích trên chúng ta thấy: để thực hiện hoạt động giao tiếp chúng ta có thể dùng lời nói hoặc viết thƣ… tức thực hiện một hành vi nói năng nhằm vào một mục đích cụ thể, mục đích đó phụ thuộc vào động cơ giao tiếp. Để dễ hiểu ta nêu lên một ví dụ: chúng ta có một ngƣời thân gặp cảnh ngộ khó khăn. Ta muốn chia sẻ nỗi buồn với họ. Đó là động cơ hoạt động. Động cơ nảy sinh ra tính chất của mối quan hệ giữa ta và ngƣời thân đòi hỏi, tức là động cơ thuộc lĩnh vực giao tiếp. Ta có thể thực hiện động cơ bằng nhiều hoạt động: dùng lời nói, dùng hành động (gửi đồ dùng, vật dụng, tiền nong…). Nhƣ thế là một động cơ giao tiếp có thể thực hiện bằng nhiều loại hành động trong đó hành vi nói năng chỉ là một.

Để thực hiện các hành động, con ngƣời phải sử dụng các thao tác:

Những phương thức thực hiện hành vi chúng tôi gọi là thao tác”. “Mỗi một

hành động ngoài mục đích ra còn có thành phần thao tác của mình, tức là nó (hành động) được tạo thành bởi các thao tác. Nếu hành vi phù hợp với mục đích thì thao tác phù hợp với những điều kiện hành vi. Điều kiện mà hành vi

diễn ra thay đổi thì cả những phương thức thực hiện hành vi (tức là các thao

tác) cũng thay đổi”.( dẫn theo Nguyễn Trí 41. tr 98…)

Trở lại ví dụ đầu. Nếu ta sử dụng hành động viết thƣ thăm hỏi thì phải thực hiện một loạt thao tác khác các thao tác khi ta sử dụng lời nói trực tiếp trong lần gặp gỡ. Trong hai trƣờng hợp ta phải huy động hai cơ sở sinh lí ngƣời khác nhau (cơ sở sinh lí của việc viết chữ và của việc nói) cách lựa chọn các phƣơng tiện ngôn ngữ cũng khác nhau (một bên là lời nói có chuẩn bị trƣớc, một bên là lời nói đối thoại có tính tự phát, một bên ngoài chữ viết không còn yếu tố phụ trợ, một bên cũng có thể sử dụng thêm các phƣơng tiện phi ngôn ngữ phụ trợ (nét mặt, cử chỉ, cái nhìn…). Từ đó ta nhận thấy phƣơng thức thực hiện hành động hoặc thành phần thao tác của nó hoàn toàn vận động và phụ thuộc vào điều kiện phƣơng tiện.

Hành vi nói năng rất đa dạng nhƣng lại có chung một cấu trúc. Cấu trúc này bao gồm bốn giai đoạn: định hƣớng, lập chƣơng trình, hiện thực và kiểm tra. Chúng đƣợc thực hiện kế tiếp nhau một cách liên tục. Mọi cấu trúc diễn ra phụ thuộc vào thời gian của quá trình gọi là cấu trúc động. Cấu trúc sản sinh hành động nói năng là một cấu trúc động. Giải thích cấu trúc động này, A.N. Lê – ôn – chép viết: “Để giao tiếp được trọn vẹn, về mặt nguyên tắc, con người cần nắm được hàng loạt những kĩ năng. Một là, anh ta cần phải biết định hướng nhanh chóng và đúng đắn trong những điều kiện giao tiếp. Hai là, anh ta cần biết lập đúng chương trình lời nói của mình, lựa chọn nội dung hoạt động giao tiếp một cách đúng đắn. Ba là, anh ta cần phải tìm được những phương tiện hợp lí truyền đạt nội dung đó. Bốn là, anh ta cần phải đảm bảo mối quan hệ qua lại. Nếu như một mắt xích nào đó của hoạt động giao tiếp bị phá hủy thì người ta nói không thể đạt được kết quả giao tiếp mong đợi.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần phân biệt hành động nói với hoạt động nói

Hành động nói tuy có cấu trúc giống với hoạt động nhưng nó được phân biệt

về căn bản với hoạt động. Nó không gắn với giao tiếp tự nhiên, và như đã nói ở trên, nó có mục đích riêng, thông thường là mục đích tập dượt. Sự phân tích tình huống giao tiếp (động cơ, điều kiện giao tiếp: nói để làm gì? ở đâu? Với ai?) vắng mặt ở giai đoạn định hướng hành động nói: định hướng chỉ gắn liền với tình huống miêu tả (chủ đề tư tưởng cơ bản của phát ngôn: nói về cái

gì? và nói cái gì?) ”. ( dẫn theo Nguyễn Trí 41. tr 99)

Phát ngôn không có mục đích giao tiếp là phát ngôn giả tạo ở mức độ nào đó.

+ Sự ứng dụng lí thuyết hoạt động lời nói vào việc dạy kĩ năng sử dụng ngôn ngữ

Lí thuyết hoạt động lời nói A.N. Lê – ôn – chép giúp các nhà sƣ phạm hình dung rõ hơn các thao tác thực hiện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ mang tính cụ thể nhƣ kĩ năng viết chữ, kĩ năng đọc chữ… Đồng thời, lí thuyết này cũng khẳng định ngay các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ sản sinh lời nói gắn liền với quá trình tƣ duy cũng có thể thao tác hóa đƣợc.

Trƣớc tiên, cần xem xét mối liên hệ giữa cấu trúc hoạt động lời nói với hệ thống kĩ năng làm văn; giữa hệ thống kĩ năng làm văn với cấu trúc của hành vi nói năng có mối liên quan. Xem xét mối liên quan này giúp chúng ta giải quyết đƣợc nhiều vấn đề đang đặt ra việc dạy làm văn. Sau đây là bảng hệ thống hóa mối liên quan trên (chú ý: đây là kĩ năng làm bài văn viết thƣờng đƣợc nhà trƣờng nói tới hiện nay).

Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn

1. Định hƣớng 1. Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề).

2. Kĩ năng xác định tƣ tƣởng cơ bản của bài viết.

2. Lập chƣơng trình nội dung biểu đạt

3. Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho bài viết) 4. Kĩ năng lập dàn ý (hệ thống hóa, lựa chọn tài liệu)

3. Hiện thực hóa chƣơng trình 5. Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn, hợp với phong cách, tƣ tƣởng bài văn.

6. Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo phong cách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thƣ)

4. Kiểm tra 7. Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và sửa chữa lỗi)

Bảng hệ thống hóa cho ta kết luận: Hệ thống kĩ năng làm bài Tập làm văn hiện nay, về cơ bản là phù hợp với các phát hiện của lí thuyết hoạt động lời nói. Song một số ngƣời cho rằng nếu đi sâu phân tích giai đoạn định hƣớng, thì hiện nay chúng ta thiếu các kĩ năng tƣơng ứng với một khâu quan trọng trong giai đoạn này: Khâu liên kết hành động nói năng với hoạt động giao tiếp của ngƣời nói. Hành động nói năng không đƣợc đƣa vào hoạt động giao tiếp tự cô lập mình, là thủ tiêu ý nghĩa sinh động của mình và trở thành giả tạo. Lúc đó giờ học tách rời tình huống giao tiếp tự nhiên của ngôn ngữ. Biện pháp giải quyết là “phải tạo nhu cầu giao tiếp cho HS”. Muốn vậy phải taọ ra tình huống nói năng cho HS và dạy các em cách định hƣớng trong tình huống lúc đó, tức là phân tích điều kiện nói năng và nhiệm vụ giao tiếp. Do đó một hệ thống đề bài Tập làm văn trong đó có đề cập đến tình huống nói

năng, làm nảy sinh nhu cầu nói năng của học sinh đang còn là niềm mong ƣớc của những ngƣời dạy Tập làm văn.

Trên cơ sở các hiểu biết về lí thuyết hoạt động lời nói chúng ta cần đi sâu nghiên cứu hơn nữa các kĩ năng làm văn, xác định các thao tác, xây dựng các đề bài gắn với tình huống nói năng, nhu cầu giao tiếp.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)