Bồi dưỡng năng lực tư duy thuyết trình, tranh luận và lập chương trình hoạt động

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC THUYẾT TRÌNH,

2.2. Bồi dưỡng năng lực tư duy thuyết trình, tranh luận và lập chương trình hoạt động

Thuyết trình, tranh luận trước hết cần có nội dung. Nội dung ấy có đƣợc từ đâu? Từ kiến thức thực tế, từ tích lũy qua đọc sách báo, xem phim ảnh. Do vậy bồi dƣỡng vốn sống, vốn kiến thức là cần thiết, quan trọng. Tuy nhiên, không phải cứ HS nào tham gia đƣợc nhiều hoạt động thực tế là thuyết trình, tranh luận, lập chương trình hoạt động tốt. Quan trọng là HS phải có năng lực quan sát, tích luỹ kiến thức và đặc biệt có thói quen tƣ duy để thuyết trình, tranh luận. Vậy tƣ duy thuyết trình, tranh luận có gì khác với tƣ duy của hoạt động nói năng thông thường? Theo lí thuyết hoạt động lời nói, một hoạt động giao tiếp bao gồm các bước sau:

1) Định hướng giao tiếp 2) Lập chương trình biểu đạt

3) Hiện thực hóa chương trình biểu đạt 4) Kiểm tra đánh giá

Trong phần bồi dƣỡng năng lực tƣ duy thuyết trình, tranh luận cho HS, chúng tôi quan tâm đến giai đoạn định hướng giao tiếplập chương trình biểu đạt.

2.2.1. Rèn thói quen định hướng giao tiếp

Để rèn thói quen suy nghĩ, định hướng cho hoạt động nói năng của mình, trước hết phải rèn cho HS thói quen tự nêu và trả lời được các câu hỏi sau:

- Nói về vấn đề gì? (Chọn vấn đề nào để thuyết trình, chọn quan điểm nào để tranh luận bảo vệ?)

- Nhằm mục đích gì? (đồng ý hay phủ định? Phủ định hoàn toàn hay phủ định một phần? vv…)

- Nói với ai ?

Tất cả những gì được định hướng trong tư duy sẽ chi phối rất mạnh đến việc lựa chọn ý để lập chương trình biểu đạt, đến cách thức trình bày, sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phi lời mà chúng tôi sẽ trình bày ở mục sau.

Hoạt động rèn kĩ năng định hướng giao tiếp không nhất thiết phải dành nhiều thời gian. GV chuẩn bị thật tốt các bài tập tình huống và cho HS nối tiếp đứng lên trả lời: em chọn vấn đề nào để thuyết trình, tranh luận, đề tài nào để lập chương trình hoạt động.

Ví dụ, trong tiết Luyện tập thuyết trình tranh luận tiết 2 tuần 9, GV có thể sử dụng biện pháp dạy học theo nhóm là biện pháp dạy học chủ đạo cho tiết học. Căn cứ vào số lƣợng nhân vật trong bài tập 1, GV nên sử dụng hình thức nhóm 4. Mỗi nhóm 4 HS ứng với 4 nhân vật để luyện tập thuyết trình, tranh luận trong nhóm. Nhưng trước khi giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc, GV cho HS từng nhóm nối tiếp nhau đứng lên nói tên nhân vật mình sẽ đóng vai. Những HS chọn nhân vật Đất, sẽ định hướng trong đầu mình sẽ nói tác dụng của đất với cây xanh với những dẫn chứng, lí lẽ nào. Các HS đóng vai nhân vật khác cũng thế. Trong đầu các em sẽ lướt nhanh các ý cơ bản để có thể thuyết trình, tranh luận với bạn.

Hoặc khi dạy các bài Mở rộng vốn từ (MRVT) theo chủ đề: Hạnh phúc (tuần 15); Nam- Nữ (tuần 30), bắt buộc GV phải nêu câu hỏi tình huống để

định hướng HS lựa chọn vấn đề tranh luận. Trước các quan niệm khác nhau về hạnh phúc nhƣ:

- Gia đình hạnh phúc là gia đình giàu có - Gia đình hạnh phúc là có con cái học giỏi - Gia đình hạnh phúc là gia đình hòa thuận

- Gia đình hạnh phúc là gia đình có bố mẹ làm chức vụ cao

Để HS nối tiếp đứng lên nói nhanh, GV nên đặt tên cho các tiểu chủ đề tranh luận ngắn gọn lại. Ví dụ: giàu có, học giỏi, hòa thuận, chức vụ cao.

Với cái tên tiểu chủ đề ngắn gọn nhƣ thế này, GV chỉ cần đến các nhóm, gọi bất kì HS nào và yêu cầu các em nói nhanh; Em ủng hộ quan điểm nào? (giầu có? học giỏi? hòa thuận? chức vụ cao?) không nhất thiết bắt các em nói cả câu, mất thời gian trả lời của các em khác.

Hình thức cho HS nối tiếp nói vấn đề mình chọn, thực chất là kiểm tra hoạt động định hướng giao tiếp trong tư duy của các em. Những hoạt động diễn ra trong suy nghĩ là những hoạt động khó kiểm soát. Nó cần được tường minh ra bên ngoài bằng lời nói. Một lớp học 30 em, hình thức nối tiếp nói nhanh lựa chọn vấn đề của mình là hình thức kiểm tra tƣ duy thích hợp nhất.

Vì nhƣ thế mới đảm bảo em nào cũng đƣợc nói, mà GV tiết kiệm đƣợc thời gian. Việc kiểm tra định hướng giao tiếp trong tư duy các em sau khi GV đặt câu hỏi: em đã chọn vấn đề nào để nói bằng cách cho nối tiếp đứng lên nói trước lớp, một mặt tôn trọng ý kiến cá nhân của HS (thay vì GV chỉ định em này đóng vai này, em kia đóng vai kia…), mặt khác kích thích những em tƣ duy chậm chạp, chần chừ trong lựa chọn vấn đề nhanh chóng hơn trong giai đoạn định hướng.

Hoạt động định hướng trong tiết lập chương trình hoạt động cũng thế.

Trước một đề mở: Em hãy lập chương trình cho một trong các hoạt động mà

nhóm ( lớp, trường) em dự kiến tổ chức. Với loại đề nhƣ thế này, HS sẽ phải định hướng được hai yêu cầu cơ bản. Đó là hoạt động gì? Quy mô hoạt động?

Cũng vẫn hình thức kiểm tra hoạt động định hướng diễn ra trong tư duy bằng hình thức nối tiếp trả lời trước lớp, với dạng đề mở của tiết lập chương trình hoạt động, GV nên dành thời gian cho HS sau khi đọc kĩ đề, nhớ lại những hoạt động tập thể mà mình đã chứng kiến hoặc tham gia trong khoảng thời gian nhất định, phù hợp với năng lực HS lớp mình phụ trách. Có thời gian suy nghĩ nhất định các em mới có thể trả lời đƣợc cả hai yêu cầu.

Ví dụ :

- Em lập chương trình hoạt động cho buổi hội trại “Chúng em tiến bước theo Đoàn” với quy mô lớp.

- Em lập chương trình hoạt động cho buổi “Quyên góp ủng hộ các bạn vùng lũ lụt” với quy mô nhóm.

Tùy thuộc vào vốn sống, vốn hiểu biết và tùy thuộc vào cả sở thích của từng em mà mỗi em sẽ thích lựa chọn vấn đề nào để thuyết trình, tranh luận. GV chỉ gợi mở, nêu vấn đề để định hướng trong tư duy cho các em chứ tuyệt đối không áp đặt. Việc chỉ định em này đóng vai Đất, em kia đóng vai Nước, hoặc Không Khí, Ánh sáng nhƣ GV dạy tiết 2 luyện tập thuyết trình tranh luận ở lớp chúng tôi khảo sát trong phần thực trạng đã nêu ở phần trên, khiến cho HS bị động, không tự tin khi trình bày trước lớp do thiếu dẫn chứng, thiếu lí lẽ.

Một câu hỏi không thể thiếu được trong khâu định hướng đó là hỏi Vì sao em lại chọn vấn đề này? HS phải tìm dẫn chứng, lí lẽ để giải thích. Các ý có thể lộn xộn nhưng nó là nền tảng để HS lập chương trình biểu đạt trong tư duy, quyết định sự diễn đạt mạch lạc của người nói.

2.2.2. Rèn kĩ năng lập chương trình biểu đạt khi thuyết trình, tranh luận Thuyết trình, tranh luận là hình thức giao tiếp trực tiếp, mặt đối mặt, bằng ngôn ngữ âm thanh. Vì vậy, người nói không có thời gian chuẩn bị kĩ

lưỡng như giao tiếp bằng ngôn ngữ chữ viết. Mặc dù vậy, trước khi nói, người nói cũng phải sắp xếp các ý theo một trật tự nhƣ thế nào đó để khi nói đảm bảo tính mạch lạc, thuyết phục được người nghe. Sự sắp xếp các ý này trước hết chịu sự chi phối của hoạt động xác định mục đích nói của phần định hướng giao tiếp. Từ mục đích nói, người nói sẽ chuẩn bị trong đầu ý cơ bản (lí lẽ), và những dẫn chứng minh họa cho lí lẽ đó. Đây là mạch tư duy theo hướng diễn dịch. Cũng có thể người nói xuất từ thực tế, có những dẫn chứng mà đi tới kết luận, tư duy theo lối quy nạp. Ví dụ trong cuộc tranh luận giữa Hùng và Quý, Nam (Tập đọc tuần 9), sau khi nghe Hùng nói lúa gạo là quý nhất, Quý và Nam chưa phản ứng ngay vì trong tư duy mỗi người đang diễn ra các suy nghĩ riêng. “Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên….”. Thời gian diễn ra mươi bước đi đó là thời gian Quý xác định nội dung, sắp xếp các ý trong đầu để tranh luận với Hùng. Chúng ta thử phân tích trật tự các phát ngôn trong lời của Quý “ Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng (lí lẽ của Quý). Mọi người thường nói quý như vàng là gì? (dẫn chứng 1) Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo! (dẫn chứng 2 kèm lập luận, kết luận )”. Mục đích lƣợt lời tranh luận của Quý là phủ định lại lời của Hùng. Cho nên câu “bạn Hùng nói không đúng phải đƣợc xếp ở vị trí đầu tiên của lƣợt lời”. Không công nhận lúa gạo là quý nhất thì cái gì quý hơn, vì sao quý hơn? Vì thế, các câu tiếp sau lần lƣợt đƣợc sắp xếp là: quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua đƣợc lúa gạo. Sắp xếp các ý trong mạch tư duy theo lối diễn dịch nhƣ Quý là hợp lí.

Mạch tư duy, lập luận thể hiện qua lời nói của Quý đã ảnh hưởng đến cách lập chương trình biểu đạt của Nam. Nam cũng phủ định lời của các bạn nói trước bằng một khẳng định khác. Và đưa lí lẽ, dẫn chứng ra chứng minh cho khẳng định của mình.

Có thể lấy ví dụ cho hoạt động lập chương trình biểu đạt cho các cuộc tranh luận để thực hiện bài tập tình huống trong phân môn Luyện từ và câu.

Tiết Mở rộng vốn từ chủ đề Hạnh phúc tuần 15, có bài tập tình huống sau:

Mỗi người có thể có một cách hiểu khác nhau về hạnh phúc. Theo em, trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc:

- Giàu có

- Con cái học giỏi

- Mọi người sống hòa thuận - Bố mẹ có chức vụ cao

Mỗi HS sẽ định hướng cho mình chọn yếu tố nào là quan trọng để lập chương trình biểu đạt, sắp xếp các ý tranh luận.

Ví dụ, HS coi yếu tố giàu có là quan trọng nhất có thể sắp xếp các ý theo trật tự sau: “Gia đình giàu có, mọi người sung sướng vì được ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà đẹp, không phải lo lắng, khổ sở vì thiếu thứ gì. Các con cũng có điều kiện học tốt hơn, mọi người được đi chơi, tham quan, du lịch để mở mang hiểu biết, càng cảm thấy hạnh phúc, yêu quý nhau hơn”. Các ý đƣợc sắp xếp theo cấu trúc tổng - phân - hợp để khẳng định. Đồng thời phản bác các quan điểm khác: “nếu con cái học giỏi nhƣng sống nghèo khổ, nhà cửa chật chội, luôn lo lắng vì thiếu tiền thì gia đình dù hòa thuận cũng khó có hạnh phúc…”

Còn HS đề cao yếu tố con cái học giỏi có thể sắp xếp các ý theo lối quy nạp, đưa dẫn chứng trước, lí lẽ kết luận sau như sau: “Con cái là tương lai của bố mẹ. Con cái học giỏi, chăm ngoan sẽ làm bố mẹ tự hào, cả nhà hạnh phúc, hòa thuận”, đồng thời phản bác: “Bố mẹ có chức vụ cao, lương cao nhưng không quan tâm đến con cái, các con lười biếng, hư hỏng, không chịu học hành thì gia đình không thể có niềm vui và hạnh phúc”.

Cũng như hoạt động định hướng, hoạt động lập chương trình biểu đạt diễn ra rất nhanh trong tư duy. Nếu như ở bước định hướng, sau câu hỏi gợi ý, GV có thể dùng hình thức gọi nối tiếp để tường minh hóa hoạt động định hướng đang diễn ra trong đầu các em thì ở bước lập chương trình biểu đạt, GV cần yêu cầu HS luôn phải đặt ra các câu hỏi khi sắp xếp các ý trong đầu?

Tại sao? (lí lẽ đƣa ra là gì) Cái gì chứng minh cho điều đó? (các dẫn chứng để thuyết phục). Và để kiểm tra hoạt động lập chương trình biểu đạt không có cách nào khác ngoài cho các em hiện thực hóa những điều đã suy nghĩ ra bằng lời. Do đó khi nhận xét lời thuyết trình, tranh luận của các em, GV không chỉ nhận xét cách nói mà cần nhận xét nội dung (đâu là lí lẽ, đâu là dẫn chứng trong lời nói của từng HS), cách sắp xếp nội dung ấy (quy nạp hay diễn dịch… và có hợp lí không?) Việc chỉ ra lỗi sắp xếp ý, sẽ uốn nắn cho HS biết cách lập chương trình biểu đạt trong tư duy.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)