Tự kiểm tra đánh giá trong lập chương trình hoạt động

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 73)

- Kiểm tra văn bản lập chƣơng trình hoạt động

Văn bản lập chƣơng trình hoạt động cũng nhƣ các văn bản nhật dụng khác, có mẫu cho từng loại văn bản. Vì thế khi kiểm tra cần đối chiếu với mẫu xem đã đủ các phần, các thông tin cần thiết chƣa. Tuy nhiên văn bản chƣơng trình hoạt động đƣợc lập ra không chỉ thông tin cho ngƣời nghe biết mà còn thông tin cho ngƣời nghe những việc phải làm. Vì vậy, việc kiểm tra sự phù hợp giữa nhiệm vụ phân công với khả năng thực hiện của từng đối tƣợng đƣợc giao cần đƣợc kiểm tra kĩ thêm trƣớc khi công bố cho mọi ngƣời biết. Do đó những yếu tố thuộc điều kiện thực hiện, những chú thích cần thiết có thể đƣợc bổ sung thêm.

- Kiểm tra tự đánh giá chƣơng trình hoạt động khi công bố trƣớc tập thể. Nhƣ trên đã nói, trong hội thoại, ngƣời nói tham gia vào hội thoại không chỉ bằng miệng mà bằng toàn bộ cơ thể mình. Miệng nói, tai nghe, mắt nhìn và các động tác cơ thể tham gia hỗ trợ. Nhận tín hiệu phản hồi từ ngƣời nghe qua tai nghe, mắt nhìn, ngƣời nói biết đƣợc thái độ của ngƣời nghe đánh giá sản phẩm lời nói của mình thế nào. Nếu nguyên tắc chung mà chúng tôi nêu ở trên là hạn chế thay đổi nội dung thì đối với chƣơng trình hoạt động, các mục lớn là không thể thay đổi. Nhƣng những việc cụ thể trong từng nhiệm vụ, ngƣời nói có thể căn cứ vào phản hồi của từng cá nhân mà thay đổi hợp lí. Nhƣng sự điều chỉnh phải có nguyên tắc, tránh tình trạng coi đây là hoạt động tập thể mà nghe ngƣời này điều chỉnh một chút, nghe ngƣời kia sửa chữa một chút khiến cho chƣơng trình hoạt động biến thành “Cái cày đẽo giữa đường”.

Tiểu kết chƣơng 2

Dựa vào lí thuyết hội thoại, quan điểm giao tiếp trong dạy học hội thoại, lí thuyết hoạt động lời nói… chúng tôi đã cố gắng tìm ra các biện pháp để giúp HS bƣớc đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận, lập chƣơng trình hoạt

động. Đây là những kĩ năng đƣợc coi là khó đối với HS Tiểu học. Các yêu cầu để có một hành động nói đạt mục đích là phải có nội dung và phải diễn đạt chính xác (đúng âm đúng nghĩa đúng hoàn cảnh giao tiếp) và truyền cảm. Nghĩa là HS phải có năng lực phát âm chuẩn, biết sử dụng ngữ điệu và các yếu tố phi lời. Thuyết trình, tranh luận đòi hỏi ngƣời nói phải có tất cả các năng lực nói nhƣ trên đồng thời phải có nghệ thuật thuyết phục ngƣời nghe để ngƣời nghe chăm chú lắng nghe hoặc chấp nhận ý kiến của mình là đúng, Vì thế chúng tôi đã quan tâm đến các biện pháp bồi dƣỡng vốn sống, vốn hiểu biết qua con đƣờng trực tiếp hoặc gián tiếp qua sách vở, phim ảnh… Vốn sống này phải đƣợc nhào nặn qua định hƣớng tƣ duy để chọn lọc, sắp xếp theo các chủ đề nói. Bƣớc đầu chúng tôi tìm ra các biện pháp rèn cho HS kĩ năng định hƣớng nội dung nói, sắp xếp nội dung nói nhƣ thế nào đó để làm bật vấn đề cần nói (thuyết trình) hoặc thuyết phục ngƣời khác chấp nhận ý kiến của mình (tranh luận). Đồng thời chúng tôi cũng tìm ra những biện pháp khả thi nhất để rèn kĩ năng thể hiện kết quả tƣ duy ra bằng lời nói nhƣ thế nào để có hiệu quả. Đó là biện pháp rèn khả năng phát âm đúng những âm dễ lẫn, khả năng sử dụng ngữ điệu và khả năng sử dụng các yếu tố phi lời. Và mặc dù chƣa làm đƣợc nhiều nhƣng chúng tôi cũng cố gắng đề cập tới một số phƣơng diện của cách kiểm tra kết quả của sản phẩm lời nói.

Trong chƣơng tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày rõ các biện pháp mà chúng tôi đề nghị sẽ đƣợc thực nghiệm để kiểm chứng theo từng giai đoạn tùy theo yêu cầu của mỗi biện pháp nhƣ thế nào.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 73)