Rèn luyện năng lực tự kiểm tra, đánh giá năng lực thuyết trình, tranh luận

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 72 - 73)

tranh luận

Tự kiểm tra đánh giá thông qua phản hồi của ngƣời nghe. GV cần hƣớng dẫn HS rèn luyện khả năng nói cho từng ngƣời nghe, nói vào mắt ngƣời nghe. Để có đƣợc năng lực này, GV yêu cầu HS khi thuyết trình, tranh luận phải hƣớng về ngƣời nghe để nhận tín hiệu phản hồi từ ngƣời nghe: hiểu hay không hiểu, đồng tình hay phản đối, thích thú hay khó chịu vv…Ví dụ trong tiết Luyện tập thuyết trình, tranh luận (tiết 1, tuần 9), khi hƣớng dẫn HS các nhóm tranh luận, GV yêu cầu HS đóng vai Quý khi tranh luận trƣớc hết phải hƣớng vào Hùng, nhìn vào mắt Hùng để nói. Sau đó nhìn vào tất cả các bạn trong nhóm. Nhìn vào Hùng là vì ý kiến của Quý phủ nhận trực tiếp ý kiến của Hùng. Nhìn vào Hùng và các bạn trong nhóm là muốn tranh thủ sự đồng thuận của tất cả mọi ngƣời. Nhƣ vậy, ngƣời đóng vai thầy giáo để tranh luận với các bạn phải có nghệ thuật hƣớng ánh nhìn vào từng ngƣời cho phù hợp với nội dung nói. Khi nói về lúa gạo, ngƣời nói phải quay về ngƣời khẳng định lúa gạo là quý nhất. Khi nói về vàng, phải quay về ngƣời nói vàng là quý nhất vv… Nhận sự phản hồi từ ngƣời nghe, ngƣời nói tự biết đƣợc nội dung nói, cách nói của mình tác động hiệu quả đến đâu mà điều chỉnh kịp thời. Theo chúng tôi sự điều chỉnh này chủ yêu tập trung vào cách thể hiện. Nghĩa là điều chỉnh ngữ điệu giọng nói, di chuyển vị trí không gian chỗ đứng của ngƣời nói để chống nhiễu, chống ồn. Hạn chế thay đổi nội dung vì nội dung là yếu tố đã đƣợc chuẩn bị trong khâu định hƣớng, trong lập chƣơng trình biểu đạt. Nếu nội dung này sắp xếp chƣa hợp lí, ngƣời nói có thể điều chỉnh kịp thời bằng cách nói nhấn lại những lý lẽ quan trọng, những dẫn chứng thuyết phục.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 72 - 73)