Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lờ

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 68)

Phƣơng tiện chủ yếu để HS tham gia thuyết trình, tranh luận là lời nói và yếu tố kèm lời – ngữ điệu. Tham gia vào hội thoại còn có những yếu tố phi lời. Đây là các yếu tố không thuộc lời nói nhƣng diễn ra song song với lời nói thƣờng đƣợc dùng trong giao tiếp mặt đối mặt. Rất nhiều trƣờng hợp yếu tố phi lời có tác động rất mạnh hiệu quả giao tiếp. Một lời khen không thể đƣợc coi là chân thành khi kèm theo điệu cƣời khẩy, một cái nhún vai tỏ ý coi thƣờng. Có rất nhiều yếu tố phi lời nhƣ thay đổi cách dùng trang phục, chuẩn bị cẩn thận hay quá sơ sài cho trang phục, đầu tóc… để gặp mặt ngƣời mới quen là thể hiện sự tôn trọng hay không tôn trọng ngƣời giao tiếp với mình. Ở mỗi tầng lớp xã hội với mỗi thói quen sử dụng nƣớc hoa, đồ trang sức cho các cuộc đối thoại khác nhau cũng hàm ý rõ rệt.

Nhƣng đối với HS Tiểu học, chúng tôi chỉ hƣớng dẫn các em sử dụng các yếu tố phi lời phù hợp với hành động và thói quen của trẻ. Đó là cái nháy mắt lôi kéo sự đồng thuận, lắc đầu, nhún vai biểu thị sự phản đối, gật gù biểu thị sự đồng ý… Đặc biệt khi thuyết trình, tranh luận các em có thể kết hợp với

sự di chuyển cơ thể để ngƣời khác nhìn rõ mình hơn, chú ý nghe lời mình hơn. Biểu thị sự đồng ý sẽ rõ nét hơn nếu ngƣời nói, trƣớc khi bày tỏ ý kiến bằng lời đã thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ qua hành động gật gù tán thƣởng. Tƣơng tự, khi tỏ ý kiến phản đối, ngƣời nghe không thể lấn lƣớt lƣợt lời của ngƣời đang nói, nhƣ thế là mất lịch sự, nhƣng ngƣời nghe có thể nhăn mặt, lắc đầu… Trong quá trình tranh luận hoặc khi trình bày trƣớc tập thể một chƣơng trình hoạt động, ngƣời nói có thể vung tay, khoát tay hỗ trợ cho nội dung của lời. Có thể bồi dƣỡng năng lực sử dụng yếu tố phi lời qua những biện pháp sau:

Thứ nhất: Xác định yếu tố phi lời trong các đoạn thoại

Biện pháp này đƣợc thực hiện bằng cách: GV yêu cầu HS tìm trong các bài Tập đọc có đoạn hội thoại, đâu là yếu tố phi lời và phân tích giá trị của nó.

Ví dụ : Khi học bài tập đọc “Lòng dân” lớp 5 tập một trang 24, HS đọc theo vai các nhân vật. Khi thuyết trình, tranh luận GV cho HS tìm các cử chỉ phi lời có trong cuộc hội thoại giữa các nhân vật nhƣ là: cái chỉ tay của tên cai (chỉ Dì Năm ý định bắt trói), cái ôm của bé An (ôm khóc gọi má ơi), động tác chĩa súng của tên lính (nếu rục rịch thì bắn)... Đây là các yếu tố không thuộc lời nói nhƣng diễn ra song song với lời nói thƣờng đƣợc dùng trong giao tiếp mặt đối mặt giữa các nhân vật trong bài. Các động tác điệu bộ cử chỉ đó đều có tác dụng hỗ trợ cho lời nói của các nhân vật thêm rõ ý của ngƣời đối thoại. Trƣớc hết hãy phân tích động tác của bọn lính. Tên Cai không thèm nói mà chỉ tay ra lệnh. Động tác chỉ tay này một mặt bộc lộ uy quyền hay nói chính xác là thái độ cậy quyền, không coi ai ra gì. Hắn vào nhà dân với thái độ hống hách, ngạo mạn. Động tác này nhằm dọa nạt và ra oai. Vì thế, bé An đã ôm Dì Năm khóc òa. Hành động đó đủ để thấy sự sợ hãi hết sức của bé khi cai dọa bắt bố mẹ bé .Nhƣng không vì thế mà Dì Năm sợ hãi mất bình tĩnh. Ánh mắt của dì cho thấy dì là ngƣời can đảm và quyết đoán xử lí tình huống rất thông minh khi nhận chú cán bộ là chồng của mình. Những cử chỉ

của các nhân vật rất phù hợp với tình huống giao tiếp, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động nói năng của các nhân vật. Có thể nói, hànhđộng tự tin, không bề bối rối sợ hãi của dì Năm, của ngƣời cán bộ (chứ không phải là lời giải thích của hai ngƣời), đã thuyết phục đƣợc tên cai tin và cứu đƣợc chú cán bộ thoát khỏi nguy hiểm.

Có thể cho HS tìm và phân tích giá trị của các động tác phi lời trong các văn bản Tập đọc sau: Một chuyên gia máy xúc (tuần 5), Người gác rừng tí hon (tuần 13), Buôn Chư Lênh đón cô giáo (tuần 15), Thái sư Trần Thủ Độ

(tuần 20), Nghĩa thầy trò (tuần 26)….

Biện pháp này nhằm giúp HS nhận diện đƣợc yếu tố phi lời bao gồm các yếu tố nào. Sử dụng hiệu quả các biện pháp này giúp cho hành động nói thêm hiệu quả ra sao. Đó là không kể những trƣờng hợp, yếu tố phi lời miêu tả hiện thực ngắn gọn và hình ảnh hơn lời nói rất nhiều. Ví dụ, chỉ qua động tắc bắt tay thân mật của ngƣời chuyên gia Liên Xô A – lêch – xây với ngƣời lái máy xúc Việt Nam: “ Thế là A – lêch – xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh, và nói….”. Cử chỉ chủ động đƣa tay bắt và lắc mạnh đã thể hiện rõ tình cảm chân thành, thắm thiết mà ngƣời khách ngoại quốc muốn thể hiện với ngƣời bạn đồng nghiệp lái máy xúc của mình.

Thứ hai: Thực hành thể hiện các động tác phi lời

Từ chỗ hƣớng dẫn HS hiểu thế nào là động tác phi lời và tác dụng của nó GV cần hƣớng dẫn tiếp cách thể hiện các động tác, cử chỉ ấy cho phù hợp với lời đi kèm, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Hoạt động thực hành có thể thực hiện theo hai mức độ. Mức thấp là cho HS thể hiện các cử chỉ, động tác… đã đƣợc ghi chú trong văn bản Tập đọc. GV có thể phân vai cho HS đọc diễn cảm có kèm động tác điệu bộ. Muốn vậy

hoạt động đọc nên tiến hành ở những đoạn đối thoại ngắn để HS dễ nhớ, dễ thể hiện khi không bị lệ thuộc vào văn bản do không nhớ lời thoại.

Mức độ cao hơn là hƣớng dẫn HS thêm yếu tố phi lời vào trƣớc lời thoại.

Có nhiều trƣờng hợp yếu tố phi lời có tác động rất mạnh đến hiệu quả giao tiếp. Một động tác có thể đƣợc coi là giàu sức thuyết phục khi kèm theo điệu kéo tay, một cái nhún vai tỏ ý khẳng định điều mình nói là có lí. Ví dụ trong bài Cái gì quý nhất, để bạn chú ý đến lời của mình và muốn các bạn chấp nhận lời của mình là đúng nên Hùng cần có cử chỉ kéo tay Nam rồi mới nói: “theo tớ, quý nhất là lúa gạo, các cậu có thấy ai không ăn mà sống đƣợc không”. Còn Quý, để biểu lộ sự phát hiện mới mẻ bất ngờ nên Quý có thể có động tác nhảy lên kèm với lời reo lên: “quý nhất là vàng” Quý tin chắc là vàng mới thực sự quý và nói: “Quý nhƣ vàng, có vàng sẽ có tiền, có tiền sẽ mua đƣợc lúa gạo”. Động tác phi lời của Nam có thể bổ sung là: Nam (cười tươi chỉ vào đồng hồ đeo tay để khẳng định) nói: “quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thƣờng nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra đƣợc lúa gạo, vàng bạc”. Các cử chỉ kéo tay, nhảy reo lên, cười tươi chỉ vào đồng hồ

đeo tay, đều là yếu tố phi lời kết hợp với sự di chuyển cơ thể để ngƣời khác nhìn rõ mình hơn, chú ý nghe lời mình hơn. Động tác phi lời đã giúp biểu thị rõ nét hơn quan điểm, thái độ của từng nhân vật trƣớc khi nhân vật đó bày tỏ ý kiến bằng lời.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 68)