Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 41 - 48)

a/ Kết quả điều tra qua dự giờ

Qua dự giờ ba tiết, chúng tôi thống kê đƣợc số lƣợng HS của từng lớp đƣợc thuyết trình, tranh luận, lập chƣơng trình hoạt động qua từng tiết học nhƣ sau:

Bảng 1: Số lƣợng HS mỗi lớp đƣợc luyện nói trƣớc lớp trong một tiết.

Tiết Trƣờng Ngọc Thanh A Trƣờng Đại Đồng

5A1 5A3 5A 5 B

Tiết 1 5 5 6 5

Tiết 2 6 7 7 7

Tiết 3 3 4 5 5

Bảng 2: Số lƣợng HS mỗi lớp đƣợc luyện nói trong từng bài tập.

Tuần Tiết Bài tập Ngọc Thanh A Đại Đồng

5A1 5A3 5A 5B 9 1 BT1 1 1 2 1 BT2 2 3 3 2 BT3 2 2 2 2 9 2 BT1 4 5 5 5 BT2 2 2 2 2 21 2 Đề tài 1 1 Đề tài 2 2 Đề tài 3 2 2 Đề tài 4 1 2 2 Đề tài 5 2 Đề tài 6 3

Nhận xét : Qua dự giờ 2 tiết Luyện tập thuyết trình, tranh luận chúng tôi thấy GV làm việc là chủ yếu, và hình thức hoạt động nhóm đƣợc GV thực hiện chƣa hiệu quả. Muốn để HS thuyết trình và tranh luận đƣợc cần cho các

em hiểu rõ vấn đề cần nói. Nhƣng không có nghĩa là giáo viên phải dành phần lớn thời gian để giảng giải, giải thích. Trong tiết 2 Luyện tập thuyết trình, tranh luận GV lớp X trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A đã dùng tới 6 phút để nói thêm cho HS hiểu tác dụng của đất, nƣớc, không khí và ánh sáng đối với cây xanh. Sau khi chia nhóm để HS phân vai, GV để rất nhiều thời gian chết. Chính vì vậy thời gian để kiểm tra kết quả tranh luận trong nhóm và thuyết trình trƣớc lớp không còn nhiều. Chỉ một nhóm 5 em đƣợc nói. Năng lực nói giữa các thành viên trong nhóm không đều nhau. Em đóng vai thuyết trình tổng kết các ý kiến lại nói kém nhất. Do em đó nói ngọng, bị các bạn cƣời nên em nói nhỏ lại. Lớp mất trật tự. Hiệu quả giờ luyện tập không cao. Ở lớp 5A trƣờng Tiểu học Đại Đồng Vĩnh Tƣờng, GV cũng tổ chức hoạt động nhóm để luyện tập bài tập 1 nhƣng cách báo cáo kết quả hoạt động nhóm của GV khác cách của GV Ngọc Thanh. Cô giáo cho mỗi nhóm cử một ngƣời tranh luận với thành viên của các nhóm khác. (Nhóm 1 cử ngƣời đóng vai Đất của nhóm, nhóm 2 cử ngƣời đóng vai Nƣớc, nhóm 3 cử ngƣời đóng vai Không khí… thuyết trình, tranh luận với nhau). Cách làm này nếu có thời gian để các nhóm thƣơng lƣợng, chọn cử ngƣời đóng vai nào đó có năng lực nói tốt nhất trong nhóm của mình lên thuyết trình, tranh luận với các thành viên của nhóm khác trƣớc lớp thì hiệu quả giờ dạy sẽ tốt hơn. Thực tế, GV dạy tiết học này do sợ tốn thời gian nên đã chỉ định luôn nhóm 1 phải cử ngƣời đóng vai Đất, nhóm 2 phải cử ngƣời đóng vai Nƣớc… lên trình bày. Trong khi đó em đóng vai Đất của nhóm 1 lại nói tốt hơn em đóng vai Đất của nhóm 2 nên khi em nhóm 2 diễn đạt chƣa rõ ý, em Đất nhóm 1 sốt ruột nói chen lời. Vì vậy lớp ồn ào, mất trật tự. Đây là một trong những lí do làm cho số lƣợng HS không tham gia tranh luận trƣớc lớp đƣợc vì không còn thời gian..

Khi hƣớng dẫn HS thuyết trình, tranh luận nội dung bài tập 2, GV chỉ hỏi : “các em thấy trong thực tế trăng và đèn giống và khác nhau ở chỗ nào?

Ƣu điểm và nhƣợc điểm của trăng , đèn? Hai cặp đôi đƣợc chỉ định đóng vai trăng và đèn tranh luận trƣớc lớp. Do vốn sống và năng lực ngôn ngữ hạn chế nên các em chỉ nói đƣợc trăng có vùng chiếu sáng rộng hơn đèn, ánh sáng đèn gần hơn, rõ hơn (lẽ ra em phải nói đƣợc mặc dù quầng sáng không rộng nhƣng do ánh sáng tập trung nên đèn soi tỏ những vật gần, dùng chiếu sáng đọc sách rất tốt…). Thuyết trình, tranh luận là nói phải có lí có lẽ, nhƣng các em chỉ nói đƣợc một câu hai câu là hết ý nên tính thuyết phục không cao. Tiết một của bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận cũng trong tình trạng tƣơng tự. Một điều đáng lo ngại mà chúng tôi nhận thấy khi dự giờ các tiết nói trên là số lƣợng HS phát âm nhầm lẫn giữa L/N còn nhiều. Ví dụ tại lớp 5A trƣờng Tiểu học Đại Đồng, Vĩnh Tƣờng tiết 1 có 6 HS thuyết trình tranh luận trƣớc lớp thì hai em ngọng L/N. Lớp 5A1 trƣờng Ngọc Thanh A, trong 6 em luyện nói trƣớc lớp thì 3 em ngọng, trong đó có 2 em lẫn từ L sang N một em ngọng hai chiều. Đáng buồn nữa là khi HS trong lớp có em thấy bạn ngọng nhại lại thì cô giáo không nhắc em phát âm sai mà chỉ nhắc em mất trật tự nhại bạn. Muốn thuyết trình, tranh luận có hiệu quả ngoài chuyện sử dụng tốt các yếu tố đi kèm nhƣ cử chỉ, điệu bộ, trƣớc hết phải phát âm chuẩn để sử dụng ngữ điệu phù hợp nhằm tác động tích cực tới ngƣời nghe .

Khi dự tiết 2 Lập chƣơng trình hoạt động (tuần 21), chúng tôi thấy quả thật đây là dạng bài khó đối với cả GV và HS. Vƣớng mắc lớn nhất của các em là vốn hiểu biết. Do không có kiến thức thực tế nên các em không có nội dung đƣa vào các mục khi lập chƣơng trình hoạt động . Điều này lí giải vì sao trong 5 đề tài SGK gợi ý, các em chỉ chọn hai đề tài và số lƣợng các em lập chƣơng trình theo hai đề tài này cũng phân hóa rõ. Có một em lập chƣơng trình hoạt động một buổi sinh hoạt tập thể lớp (chép lại nội dung đã học trong tuần 20 trƣớc đó). Nhìn chung, đây là tiết dạy học còn nặng về hình thức, không phát huy đƣợc sự chủ động của HS do GV lo sợ cháy giáo án.

b/ Kết quả điều tra qua phiếu khảo sát

Chúng tôi đã phát phiếu khảo sát khả năng lập chƣơng trình hoạt động cho HS hai trƣờng với nội dung khảo sát là: Hãy lập chương trình cho một hoạt động tự chọn với các thành viên trong nhóm hoặc lớp mà em tham gia với tư cách là người phụ trách.

Kết quả bài làm của HS nhƣ sau:

Bảng 1: Phân bố đề tài theo sự lựa chọn của HS.

Trƣờng Lớp Đề tài ĐT1 ĐT2 ĐT3 ĐT4 ĐT5 ĐT6 Ngọc Thanh A 5A1 12 11 7 6 15 6 Đại Đồng 5A 5 12 13 8 16 6

Tên các đề tài mà các em chọn để lập chƣơng trình hoạt động nhƣ sau: 1. Sinh hoạt chuẩn bị cho buổi lao động trồng cây

2. Sinh hoạt chuẩn bị cho buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

3. Chuẩn bị cho buổi lao động giúp nhà thƣơng binh liệt sĩ

4. Chuẩn bị cho buổi quyên góp quần áo, sách vở cho HS nghèo miền núi 5. Chuẩn bị lễ mừng ngày sinh nhật của các bạn sinh cùng tháng

Bảng 2: Kết quả điểm xếp theo các mức giỏi, khá, trung bình (TB), không đạt (KĐ) Trƣờng Lớp Kết quả Giỏi Khá TB Ngọc Thanh A 5A1 5A3 Đại Đồng 5A 5A

- Nhận xét về năng lực viết lập chƣơng trình hoạt động

Với kết quả thống kê về số đề tài tạm coi là phong phú nhƣ trên, chúng tôi thấy nếu để HS bình tĩnh, có thời gian suy nghĩ, các em cũng nhớ lại đƣợc các buổi sinh hoạt tập thể và có vốn kiến thức để lập chƣơng trình hoạt động. Không đến nỗi bi quan nhƣ giờ dự mà chúng tôi quan sát đƣợc: chỉ có 2 HS nói về chƣơng trình cho hai hoạt động. Tuy nhiên khi chấm kĩ từng bài của HS, chúng tôi lại thất vọng. Nhiều bài làm giống nhau. Nhiều chƣơng trình hoạt động na ná nhƣ nhau nghĩa là các em chỉ ghi sơ lƣợc các mục theo dàn bài gợi ý. Bài nào cũng có mục đích, phân công chuẩn bị. Nhƣng mục đích cụ thể là gì các em không ghi. Có những chƣơng trình mới nhìn qua tƣởng các em viết kĩ, nhƣng đọc chi tiết mới thấy các em chƣa có vốn thực tế về hoạt động này. Chuẩn bị đi lao động trồng cây, có em ghi phần chuẩn bị nhƣ sau: tổ 1 mang cuốc, tổ 2 mang xẻng, tổ 3 mang cây, tổ 4 mang bình chứa nƣớc. Nhìn bảng phân công này thì có vẻ hợp lí, nhƣng khi dụng cụ tổ này mang cho tổ kia làm sẽ dẫn đến hiện tƣợng không phù hợp giữa ngƣời và dụng cụ và ý thức trách nhiệm, bảo quản dụng cụ lao động không cao. Hoặc thiếu dụng cụ và thừa dụng cụ. Ví dụ: bình chứa nƣớc, chỉ cần 2-3 cái để tƣới sau khi trồng xong, không cần cả tổ mang bình. Ngay số lƣợng cây không quy định cụ thể cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa.

Nhận xét chung

Sau khi dự giờ luyện tập Thuyết trình, tranh luận, Lập chƣơng trình hoạt động và chấm bài viết lập chƣơng trình hoạt động của HS lớp 5 hai trƣờng Ngọc Thanh A (Phúc Yên) và Đại Đồng (Vĩnh Tƣờng) chúng tôi thấy: đại bộ phận các em có vốn sống, vốn hiểu biết quá hạn chế. Kĩ năng nói còn yếu. Kĩ năng lập dàn ý nói chung và chƣơng trình hoạt động nói riêng còn rất hạn chế. Những điều này đòi hỏi GV phải nỗ lực nhiều hơn trong việc bồi dƣỡng năng lực thuyết trình, tranh luận cho các em. Sao cho các em chủ động tự tin khi trình bày ý kiến riêng của mình đảm bảo tính thuyết phục.

Tiểu kết chƣơng 1

Rèn cho HS năng lực thuyết trình, tranh luận nghĩa là rèn cho HS biết nêu ý kiến cá nhân của mình với những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục đồng thời tự tin trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc để thuyết phục ngƣời nghe. Vì vậy, những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về lí thuyết hội thoại với các vấn đề cơ bản của các nhân tố giao tiếp, lịch sự khi giao tiếp cũng nhƣ việc sử dụng các yếu tố phi lời hoặc kèm lời để đạt hiệu quả khi giao tiếp khi thuyết trình, tranh luận…là những kiến thức mà chúng tôi đã chọn để trình bày trong phần Cơ sở lí thuyết của luận văn. Bên cạnh đó những kiến thức về đặc điểm tâm lí lứa tuổi, về năng lực, kĩ năng, kĩ xảo và những hiểu biết về lời nói cũng là một hoạt động vv…chính là những kiến thức vô cùng quan trọng trong quá trình tìm ra các biện pháp phù hợp để bồi dƣỡng năng lực thuyết trình, tranh luận, lập chƣơng trình hoạt động cho HS.

Mong muốn tìm ra các biện pháp có tính khả thi, trong chƣơng một chúng tôi đã tiến hành điều tra để nắm vững thực trạng năng lực nói, năng lực thuyết trình, tranh luận… của các em. Tất cả những hiểu biết có tính chất lí luận và thực tiễn nêu trên chính là những chỗ dựa tin cậy để chúng tôi triển khai các nhiệm vụ của đề tài trong các chƣơng tiếp theo

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)