Bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết qua sách báo, xem băng hình, phim ảnh

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 50)

phim ảnh

Vốn sống cũng đƣợc bồi dƣỡng một cách gián tiếp qua sách vở… bởi vì rất nhiều kinh nghiệm đƣợc đúc rút ra từ thực tế cuộc sống, những thành tựu khoa học, tƣ tƣởng tình cảm của các thế hệ đi trƣớc và của cả những ngƣời nổi tiếng đƣơng thời đƣợc ghi lại trong sách vở và các thông tin trên mạng. Thông qua hoạt động đọc, HS có điều kiện tiếp nhận nền văn minh của loài ngƣời, tăng khả năng hiểu biết của mình lên nhiều lần. Đặc biệt, khi đọc tác phẩm văn chƣơng, các em không chỉ đƣợc bổ sung về nhận thức mà còn đƣợc nuôi dƣỡng về tâm hồn, tình cảm, nảy nở những ƣớc mơ tốt đẹp, khao khát những hành động sáng tạo vv…

Để kích thích hứng thú đọc sách báo của HS, GV phải có kế hoạch cụ thể trong việc hƣớng dẫn HS làm việc với sách. Trƣớc hết, GV cần định

hƣớng cho HS lựa chọn sách báo để đọc. Đọc nhiều không có nghĩa là đọc tràn lan, đọc lấy số lƣợng. Cần chọn sách báo phải đạt cả nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật, phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ hiểu biết của HS, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của các em. Đó có thể là tác phẩm văn học dân gian, truyện tranh, những tác phẩm viết về thiếu nhi, về lịch sử, về các danh nhân, khoa học vv…GV nên là ngƣời giới thiệu cụ thể tên một số tác phẩm, hƣớng dẫn HS loại sách nào nên đọc lƣớt, loại sách nào nên đọc kĩ để vừa ghi nhớ về nội dung, vừa học tập cách viết văn hay của tác giả. Do HS tiểu học còn nhỏ tuổi, tính kiên trì không cao, vì vậy GV nên thƣờng xuyên tổ chức cho HS báo cáo kết quả đọc sách dƣới các hình thức nhƣ: trò chơi “tìm quê danh nhân”, “kể tên thiếu nhi dũng cảm”, “thi đọc diễn cảm đoạn văn thơ hay” “đố thơ, thả thơ” vv… Hoặc khích lệ HS khá, giỏi giới thiệu cuốn truyện hay mà các em đã đọc. Các hình thức này sẽ tạo không khí thi đua, tìm đọc sách theo chủ đề mà GV đã định hƣớng.

- Ví dụ: Sau khi học bài “Cái gì quý nhất”, để bồi dƣỡng cho HS có

hiểu biết về cuộc sống nói chung và hiểu sâu sắc giá trị của ngƣời lao động GV hƣớng dẫn HS cần đọc thêm sách giáo khoa Tiếng Việt, đọc báo, xem ti vi, vi tính, các câu chuyện cổ tích, truyện tranh, ca dao tục ngữ... nói về ngƣời lao động. Hoặc tìm hiểu ngay trong cuộc sống lao động của ngƣời nông dân, họ phải vất vả, khó nhọc đổ bao mồ hôi mới làm ra hạt gạo. Qua ti vi, sách báo các em hiểu thêm đƣợc vàng bạc, thời gian rất quý hiếm không thể thiếu đối với đời sống hàng ngày nhƣng những thứ đó có muốn có giá trị thì phải đƣợc ngƣời lao động làm ra và sử dụng. Đồng thời hƣớng dẫn các em đọc kĩ những tác phẩm ca ngợi ngƣời lao động chân chính vì khi đọc tác phẩm văn chƣơng, các em không chỉ đƣợc bổ sung về nhận thức mà còn đƣợc nuôi dƣỡng về tâm hồn, tình cảm, nảy nở những ƣớc mơ tốt đẹp, khao khát những hành động sáng tạo. Qua bài Tập đọc các em hiểu lúa gạo, vàng bạc và thời

gian đều rất quý và cần thiết nhƣng ngƣời lao động mới là quý nhất “vì ngƣời lao động làm ra lúa gạo, vàng bạc và biết sử dụng thời giờ”. Học kết hợp với bồi dƣỡng vốn sống qua sách, báo, truyện cổ tích, ca dao tục ngữ giúp các em hiểu sâu sắc nội dung bài học và có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ. Từ đó các em có vốn sống phục vụ cho môn học và trau dồi kiến thức cho tƣơng lai.

Để giúp HS lƣu giữ đƣợc những gì đã đọc, GV nên hƣớng dẫn HS cách ghi chép lại. Có thể ghi những câu văn hay và phân loại theo các chủ đề để tiện so sánh hoặc tra cứu sử dụng

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 50)