Xây dựng loại bài tập tình huống để chia nhóm HS tranh luận, thảo luận, thuyết trình theo va

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 62)

thảo luận, thuyết trình theo vai

Khi xây dựng loại bài tập này, GV cần chú ý đến nội dung giao tiếp và quan hệ giao tiếp để cho mỗi vai giao tiếp sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội dung, phù hợp với vai quan hệ giao tiếp của mình.

Ví dụ : Chủ điểm Nam và nữ, HS học trong 3 tuần ( từ tuần 29 đến 31), GV có thể ra các bài tập tình huống sau trong các tiết MRVT:

- Em hãy đóng vai ngƣời con gái của gia đình đã có hai chị em gái để thuyết phục bố mẹ mình không nên vì mong muốn sinh em trai mà cố sinh con thứ ba.

- Có một số bạn nam cho rằng, con gái chỉ giỏi mách lẻo và hay khóc nhè. Là con gái em hãy nói cho một số bạn nam ấy biết con gái có những phẩm chất đáng quý nhƣ thế nào?

Trong tình huống một, vai giao tiếp của ngƣời nói với ngƣời nghe là của con với cha mẹ, vai ngƣời nói ở vị thế xã hội thấp với ngƣời có vị thế xã hội cao - xét theo quan hệ tuổi tác. Ngữ điệu giao tiếp của ngƣời con là phải lễ phép. Kiên quyết thuyết phục nhƣng phải dịu dàng, mềm mỏng. Ở tình huống hai, vai giao tiếp giữa ngƣời nói và ngƣời nghe là quan hệ ngang hàng. Do một số bạn trai hoặc có ý trêu đùa, hoặc có ý coi thƣờng bạn gái, nên ngƣời nói - bạn gái nên hoặc chọn giọng hài hƣớc, với lối nói phủ định để thuyết trình, tranh luận với bạn trai. Ví dụ con gái có rất nhiều phẩm chất tốt nhƣ: chăm chỉ, dịu dàng, thích quan tâm đến mọi ngƣời, khéo léo, học giỏi…Nêu những phẩm chất đó ngƣời nói cũng phải chọn giọng dịu dàng nhƣng cứng rắn, thuyết phục, thể hiện rõ bản lĩnh không thua kém các bạn nam của phái mình.

Trong giờ Tập đọc, biện pháp này đƣợc thực hiện nhƣ sau: Giáo viên căn cứ vào nội dung những bài tập đọc có nội dung tranh luận xem có bao nhiêu ý kiến trái chiều nhau để phân nhóm học sinh. Cho từng nhóm thi đọc.

Mỗi HS đọc một vai có ý kiến khác nhau với ngữ điệu phù hợp. Đây chính là định hƣớng để khi HS thuyết trình nêu ý kiến của mình biết sử dụng ngữ điệu, những yếu tố đi kèm phù hợp...

Ví dụ khi dạy bài tập đọc “Cái gì quý nhất”, GV có thể phân vai cho HS đóng vai Hùng, Quý, Nam để đƣa ra lí lẽ bảo vệ ý kiến của mình.

Vì Quý thấy ý kiến của Hùng không đúng với ý mình nên mở đầu lời nói của Quý có nội dung phủ định. Ngữ điệu dẫn nhập theo kiểu phủ định này có giọng dứt khoát, khác với ngữ điệu dẫn nhập thông tin nêu vấn đề của Hùng. Cùng theo kiểu dẫn nhập khẳng định, nhƣng vì là ngƣời nói đầu tiên nên dẫn nhập khẳng định của Hùng có thêm ý thăm dò “theo tớ…”. Trong khi đó dẫn nhập của Nam - ngƣời nói thứ 3 là khẳng định dứt khoát, vội vã.

Nhƣ vậy khi luyện ngữ điệu theo vai giao tiếp, GV vừa phải chú ý đến tình huống giao tiếp cụ thể, vừa phải chú ý quan hệ vai giao tiếp và cả vị trí lƣợt lời của từng vai. Đặc biệt trong lời tranh luận của từng vai có phần lí lẽ và có phần dẫn chứng. Vì vậy để tạo sự chú ý của ngƣời nghe, tác động mạnh đến ngƣời nghe, ngƣời nói nên nhấn giọng ở phần lí lẽ. Phần dẫn chứng, nếu có một dẫn chứng, ngƣời nói chọn giọng rắn rỏi, dứt khoát. Còn có nhiều dẫn chứng, ngữ điệu nói sẽ đƣợc chọn là ngữ điệu liệt kê, nhấn giọng ở các từ mở đầu mỗi dẫn chứng.

Các bài tập tình huống có thể đƣợc sử dụng với hình thức dạy học theo nhóm nhƣ sau:

Ví dụ: khi cho HS hoàn thành bài tập trong bài MRVT Hạnh phúc SGK TV 5 tập một trang 147 GV nên yêu cầu HS thảo luận theo biện pháp “nhóm tranh luận”:

Mỗi người có một cách hiểu khác nhau về hạnh phúc. Theo em, trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc?

+ Giàu có.

+ Con cái học giỏi.

+ Mọi người sống hòa thuận. + Bố mẹ có chức vụ cao.

Với bài tập này GV hình thành các nhóm theo 4 gợi ý của đề bài: nhóm đề cao sự giàu có, nhóm đề cao yếu tố con cái học giỏi, nhóm coi trọng sự

hòa thuận gia đình, nhóm coi trọng yếu tố bố mẹ có chức vụ cao. Có thể áp dụng cách tập hợp nhóm nhƣ sau: một HS giơ tấm biển ghi “quan điểm” (ví dụ: con cái học giỏi hay bốmẹ có chức vụ cao), HS nào tán thành quan điểm ấy thì ngồi vào nhóm.

Các nhóm trao đổi, lập luận để bảo vệ ý kiến của nhóm mình, phản bác ý kiến của nhóm bạn. HS thƣờng dựa vào hoàn cảnh gia đình mình để chọn yếu tố các em cho là quan trọng. Đó có thể là yếu tố mà gia đình các em đang có, hoặc ngƣợc lại, đang thiếu. Ví dụ: HS xuất thân từ gia đình khá giả có thể

xem giàu có là yếu tố quan trọng nhất. HS gia đình nghèo nhƣng hòa thuận

thì coi trọng yếu tố hòa thuận. HS con nhà giàu nhƣng suốt ngày chứng kiến cảnh bố mẹ buồn khổ vì các con lƣời học, hƣ hỏng sẽ xem con cái học giỏi là yếu tố quan trọng nhất. HS những gia đình bố mẹ lƣơng thấp, thƣờng lo lắng vì thiếu tiền sẽ xem yếu tố quan trọng nhất là giàu có hoặc bố mẹ có chức vụ cao,… GV tôn trọng quan điểm riêng của mỗi HS, hƣớng dẫn và giúp đỡ từng nhóm để khi trình bày các em sử dụng ngữ điệu phù hợp với lí lẽ, dẫn chứng theo quan điểm của vai nhân vật mà mình đã lựa chọn cho phù hợp.

Để việc sử dụng ngữ điệu đa dạng, GV nên linh hoạt trong chỉ định HS tham gia thuyết trình, tranh luận trƣớc lớp. Các nhóm cử đại diện tham gia

tranh luận. Tùy trình độ của HS mỗi lớp, có thể tổ chức tranh luận theo một trong hai cách sau:

Đại diện mỗi nhóm trình bày lập luận để bảo vệ ý kiến của nhóm mình, phản bác ý kiến của cả 3 nhóm khác hoặc đại diện của 2 nhóm có ý kiến khác biệt tranh luận với nhau.

Sau mỗi cuộc tranh luận, cả lớp cùng thầy cô nhận xét, đánh giá về khả năng sử dụng ngữ điệu của mỗi HS.

Có thể nói sử dụng ngữ điệu chỉ đƣợc coi là thành công khi ngƣời nói biến đổi giọng nói linh hoạt để thể hiện nội dung rõ ràng, mạch lạc, sâu sắc. Ngữ điệu chỉ gây tác động mạnh khi nó hỗ trợ tốt cho việc bộc lộ nội dung. Vì thế việc luyện sử dụng ngữ điệu phải gắn với việc kiểm tra hiệu quả biểu hiện nội dung. Để giúp cho hoạt động rèn kĩ năng sử dụng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, ngay từ lớp hai, các tác giả SGK TV đã chú ý xây dựng hệ thống bài tập tình huống. Thông qua các tình huống giao tiếp để luyện tập các nghi thức lời nói, để rèn cho HS biết sử dụng ngữ điệu khi chào hỏi, khi cảm ơn, khi bày tỏ sự ăn năn hối lỗi, khi ngạc nhiên, bất ngờ… Đến lớp 5, tuy không còn những bài học riêng về nghi thức lời nói với những bài tập tình huống đƣợc soạn sẵn trong SGK, nhƣng GV phải có ý thức về sự cần thiết phải có loại bài tập tình huống này trong việc rèn kĩ năng nói cho HS. Ví dụ khi dạy bài MRVT, chủ đề Nam - Nữ, để HS phát triển vốn từ, để HS sử dụng đúng ngữ điệu với vai của mình, GV có thể đƣa ra các bài tập tình huống sau:

Có ý kiến cho rằng: đẻ 10 con gái cũng không bằng đẻ đƣợc một ngƣời con trai.

Nếu là con trai, em có tán thành ý kiến này không? Và nếu là con gái, em có suy nghĩ gì về ý kiến này?

Tình huống giả định cho HS đóng một trong hai vai giao tiếp, một nam và một nữ. Nam là nhân vật đƣợc đề cao trong tình huống giao tiếp này, còn

nữ là nhân vật bị coi thƣờng, xem nhẹ. Nếu chọn vai con gái để nói thì phải nói nhƣ thế nào để ngƣời nghe thấy con gái không thua kém gì con trai, con gái còn hơn hẳn con trai ở phẩm chất dịu dàng, nhẹ nhàng, đôn hậu. Chắc chắn ngƣời nói phải chọn ngữ điệu nhẹ nhàng, dịu dàng nhƣng dứt khoát, chắc chắn.

Trong SGK TV 5 những bài học sau trong môn Tập đọc, có thể xây dựng thành bài tập tình huống.

Khi dạy bài Tập đọc Những con sếu bằng giấy tuần 4, GV có thể xây dựng, hai bài tập tình huống sau:

Bài tập 1. Em và các bạn em sẽ làm gì để bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trƣớc cái chết của Xa – xa – co.

Bài tập 2. Nếu đứng trƣớc tƣợng đài, em sẽ nói gì với Xa – xa – co. ( ngữ điệu cần rèn luyện cho các em trong lời nhắn gửi với ngƣời đã khuất sẽ là giọng điệu thầm thì , đầy yêu thƣơng…).

Bài Cái gì quý nhất tuần 9

Bài tập. Nếu em là nhân vật thứ 5 trong câu chuyện. Em sẽ nói gì với ba bạn và thầy giáo?

(Ngữ điệu cần rèn luyện là giọng nói đầy hào hứng, thú vị của nhân vật thứ 5, khi bổ sung đƣợc vào lập luận đầy sức thuyết phục của thầy một ý cơ bản; Nói ngƣời lao động là quý nhất, nhƣng chính xác ra là phải nói người lao động có sức khỏe mới là quý nhất, vì thế đã có câu chuyện khác: sức khỏe là quý nhất)

Bài Tà áo dài Việt Nam tuần 31

Bài tập tình huống: Em hãy đóng vai là hƣớng dẫn viên du lịch cho ngƣời nƣớc ngoài để nói cho khách hiểu vì sao áo dài đƣợc chọn là biểu tƣợng y phục truyền thống của ngƣời Việt Nam.

(Ngữ điệu cần rèn luyện là giọng tự hào, tình cảm sâu lắng thể hiện tình yêu sâu sắc với loại trang phục đẹp của dân tộc...)

Trong phân môn Luyện từ và câu, rất nhiều bài tập MRVT, GV có thể xây dựng thành bài tập tình huống để kích thích khả năng MRVT của HS. Từ một tình huống cụ thể, bằng các liên tƣởng, tƣởng tƣợng khác nhau, các em sẽ có những đáp án khác nhau. Ngữ điệu thể hiện các từ mới trong trả lời bổ sung là ngữ điệu hào hứng thể hiện sự khám phá riêng của mình.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 62)