Rèn thói quen định hướng giao tiếp

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 53)

Để rèn thói quen suy nghĩ, định hƣớng cho hoạt động nói năng của mình, trƣớc hết phải rèn cho HS thói quen tự nêu và trả lời đƣợc các câu hỏi sau:

- Nói về vấn đề gì? (Chọn vấn đề nào để thuyết trình, chọn quan điểm nào để tranh luận bảo vệ?)

- Nhằm mục đích gì? (đồng ý hay phủ định? Phủ định hoàn toàn hay phủ định một phần? vv…)

- Nói với ai ?

Tất cả những gì đƣợc định hƣớng trong tƣ duy sẽ chi phối rất mạnh đến việc lựa chọn ý để lập chƣơng trình biểu đạt, đến cách thức trình bày, sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phi lời mà chúng tôi sẽ trình bày ở mục sau.

Hoạt động rèn kĩ năng định hƣớng giao tiếp không nhất thiết phải dành nhiều thời gian. GV chuẩn bị thật tốt các bài tập tình huống và cho HS nối tiếp đứng lên trả lời: em chọn vấn đề nào để thuyết trình, tranh luận, đề tài nào để lập chƣơng trình hoạt động.

Ví dụ, trong tiết Luyện tập thuyết trình tranh luận tiết 2 tuần 9, GV có thể sử dụng biện pháp dạy học theo nhóm là biện pháp dạy học chủ đạo cho tiết học. Căn cứ vào số lƣợng nhân vật trong bài tập 1, GV nên sử dụng hình thức nhóm 4. Mỗi nhóm 4 HS ứng với 4 nhân vật để luyện tập thuyết trình, tranh luận trong nhóm. Nhƣng trƣớc khi giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc, GV cho HS từng nhóm nối tiếp nhau đứng lên nói tên nhân vật mình sẽ đóng vai. Những HS chọn nhân vật Đất, sẽ định hƣớng trong đầu mình sẽ nói tác dụng của đất với cây xanh với những dẫn chứng, lí lẽ nào. Các HS đóng vai nhân vật khác cũng thế. Trong đầu các em sẽ lƣớt nhanh các ý cơ bản để có thể thuyết trình, tranh luận với bạn.

Hoặc khi dạy các bài Mở rộng vốn từ (MRVT) theo chủ đề: Hạnh phúc (tuần 15); Nam- Nữ (tuần 30), bắt buộc GV phải nêu câu hỏi tình huống để

định hƣớng HS lựa chọn vấn đề tranh luận. Trƣớc các quan niệm khác nhau về hạnh phúc nhƣ:

- Gia đình hạnh phúc là gia đình giàu có - Gia đình hạnh phúc là có con cái học giỏi - Gia đình hạnh phúc là gia đình hòa thuận

- Gia đình hạnh phúc là gia đình có bố mẹ làm chức vụ cao

Để HS nối tiếp đứng lên nói nhanh, GV nên đặt tên cho các tiểu chủ đề tranh luận ngắn gọn lại. Ví dụ: giàu có, học giỏi, hòa thuận, chức vụ cao.

Với cái tên tiểu chủ đề ngắn gọn nhƣ thế này, GV chỉ cần đến các nhóm, gọi bất kì HS nào và yêu cầu các em nói nhanh; Em ủng hộ quan điểm nào? (giầu có? học giỏi? hòa thuận? chức vụ cao?) không nhất thiết bắt các em nói cả câu, mất thời gian trả lời của các em khác.

Hình thức cho HS nối tiếp nói vấn đề mình chọn, thực chất là kiểm tra hoạt động định hƣớng giao tiếp trong tƣ duy của các em. Những hoạt động diễn ra trong suy nghĩ là những hoạt động khó kiểm soát. Nó cần đƣợc tƣờng minh ra bên ngoài bằng lời nói. Một lớp học 30 em, hình thức nối tiếp nói nhanh lựa chọn vấn đề của mình là hình thức kiểm tra tƣ duy thích hợp nhất. Vì nhƣ thế mới đảm bảo em nào cũng đƣợc nói, mà GV tiết kiệm đƣợc thời gian. Việc kiểm tra định hƣớng giao tiếp trong tƣ duy các em sau khi GV đặt câu hỏi: em đã chọn vấn đề nào để nói bằng cách cho nối tiếp đứng lên nói trƣớc lớp, một mặt tôn trọng ý kiến cá nhân của HS (thay vì GV chỉ định em này đóng vai này, em kia đóng vai kia…), mặt khác kích thích những em tƣ duy chậm chạp, chần chừ trong lựa chọn vấn đề nhanh chóng hơn trong giai đoạn định hƣớng.

Hoạt động định hƣớng trong tiết lập chƣơng trình hoạt động cũng thế. Trƣớc một đề mở: Em hãy lập chương trình cho một trong các hoạt động mà

nhóm ( lớp, trường) em dự kiến tổ chức. Với loại đề nhƣ thế này, HS sẽ phải định hƣớng đƣợc hai yêu cầu cơ bản. Đó là hoạt động gì? Quy mô hoạt động?

Cũng vẫn hình thức kiểm tra hoạt động định hƣớng diễn ra trong tƣ duy bằng hình thức nối tiếp trả lời trƣớc lớp, với dạng đề mở của tiết lập chƣơng trình hoạt động, GV nên dành thời gian cho HS sau khi đọc kĩ đề, nhớ lại những hoạt động tập thể mà mình đã chứng kiến hoặc tham gia trong khoảng thời gian nhất định, phù hợp với năng lực HS lớp mình phụ trách. Có thời gian suy nghĩ nhất định các em mới có thể trả lời đƣợc cả hai yêu cầu.

Ví dụ :

- Em lập chƣơng trình hoạt động cho buổi hội trại “Chúng em tiến bƣớc theo Đoàn” với quy mô lớp.

- Em lập chƣơng trình hoạt động cho buổi “Quyên góp ủng hộ các bạn vùng lũ lụt” với quy mô nhóm.

Tùy thuộc vào vốn sống, vốn hiểu biết và tùy thuộc vào cả sở thích của từng em mà mỗi em sẽ thích lựa chọn vấn đề nào để thuyết trình, tranh luận. GV chỉ gợi mở, nêu vấn đề để định hƣớng trong tƣ duy cho các em chứ tuyệt đối không áp đặt. Việc chỉ định em này đóng vai Đất, em kia đóng vai Nƣớc, hoặc Không Khí, Ánh sáng nhƣ GV dạy tiết 2 luyện tập thuyết trình tranh luận ở lớp chúng tôi khảo sát trong phần thực trạng đã nêu ở phần trên, khiến cho HS bị động, không tự tin khi trình bày trƣớc lớp do thiếu dẫn chứng, thiếu lí lẽ.

Một câu hỏi không thể thiếu đƣợc trong khâu định hƣớng đó là hỏi Vì sao em lại chọn vấn đề này? HS phải tìm dẫn chứng, lí lẽ để giải thích. Các ý có thể lộn xộn nhƣng nó là nền tảng để HS lập chƣơng trình biểu đạt trong tƣ duy, quyết định sự diễn đạt mạch lạc của ngƣời nói.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)