Khái quát về kĩ năng, kĩ xảo, năng lực và năng lực sử dụng tiếng Việt

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 27)

a) Kĩ năng, kĩ xảo, năng lực

Khi sử dụng tiếng Việt, học sinh phải học nhiều kĩ năng đặc thù. Để hiểu rõ hơn về các loại kĩ năng này cần phải trở lại với các khái niệm cơ bản: kĩ năng, kĩ xảo, năng lực. Hiểu theo nghĩa thông thƣờng, kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”.

Nét nghĩa thứ nhất: “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó (ví dụ mọi người sống đều có năng lực suy nghĩ). Nét nghĩa thứ hai: “phẩm chất tâm lí và sinh lí sao cho con người có

khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao (ví dụ năng lực tổ chức)”.

Hai quan niệm kĩ năng và kĩ xảo

Trong tâm lí học, quan niệm về kĩ năng, kĩ xảo còn nhiều ý kiến khác nhau, song có thể chia thành hai khuynh hƣớng.

Khuynh hƣớng thứ nhất xác định kĩ năng có trƣớc, kĩ xảo có sau. Kĩ xảo là sự thành thục và tự động hóa của kĩ năng. Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động – con ngƣời nắm đƣợc cách thức hành động – tức kĩ thuật hoạt động là có kĩ năng. Kĩ năng hình thành dần qua luyện tập và hoạt động thực tiễn”.

Khuynh hƣớng thứ hai là quan niệm tri thức và kĩ xảo là tiền đề hình thành kĩ năng. Nhƣ thế tri thức và kĩ xảo là cái có trƣớc, kĩ năng hình thành sau dựa trên hai yếu tố đó. A.V.Pe-trôv-xki viết: “kĩ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động

không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện thay đổi ” ( dẫn

theo Nguyễn Trí 41. tr 88…)

Hai khuynh hƣớng trên không phủ định nhau, chỉ quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa kĩ năng và kĩ xảo (khunh hƣớng thứ nhất cho rằng kĩ xảo là sự tự động hóa của kĩ năng, ngƣợc lại khuynh hƣớng thứ hai cho rằng kĩ năng hình thành trên cơ sở kĩ xảo), về mối quan hệ giữa kĩ năng và tri thức (khuynh hƣớng thứ nhất cho rằng kĩ năng chỉ bao gồm các kĩ thuật hành động, Khuynh hƣớng tứ hai cho rằng bên cạnh các động tác kĩ thuật phải có thêm tri thức mới hình thành nên kĩ năng). Chính sự khác nhau trên đã dẫn tới quan niệm khác nhau về tác dụng của kĩ năng. Khuynh hƣớng thứ nhất quan niệm kĩ năng giúp con ngƣời hành động trong các diều kiện quen thuộc. Khuynh hƣớng thứ hai giúp con ngƣời hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả điều kiện không quen thuộc tức điều kiện đã thay đổi.

Kĩ năng bậc một và kĩ năng bậc hai:

Căn cứ vào khả năng thực hiện trong các điều kiện khác nhau, một số nhà tâm lí học, giáo dục học lại chia kĩ năng làm hai loại: kĩ năng bậc một và kĩ năng bậc hai.

Kĩ năng bậc một là kĩ năng giúp con ngƣời thực hiện đúng các hành

động, hoạt động cụ thể hoặc hoạt động trí tuệ, trong các điều kiện quen thuộc, (tức trong các mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể mà hành động hay hoạt động đó thƣớng xuyên xảy ra). Điều kiện để hoàn thành nên kĩ năng bậc một gồm hai nguồn tri thức: tri thức về công việc và tri thức về kĩ năng (ví dụ quy trình thực hiện từng thao tác riêng lẻ của kĩ năng cần luyện tập nhiều lần cho đến khi thực hiện hành động đó đạt đƣợc mục đích đề ra). Để học cách đi xe máy hay lái xe hơi, ngƣời học phải hiểu các bộ phận liên quan đến việc vận hành của xe (phải hiểu xe chạy xăng hay xe chạy dầu, cấu tạo nhiệm vụ tay lái, cần số...) hiểu về luật giao thông. Trên cơ sở đó, ngƣời học lái xe cần hiểu đƣợc xe. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, kĩ năng lái xe máy, xe hơi vẫn chƣa hình thành. Việc thực hiện các hành động phải tới mức hoàn hảo, phải tự động hóa lúc đó chủ thể mới hoàn thành kĩ năng bậc một. Con đƣờng hình thành kĩ năng này từ các thao tác ban đầu chủ yếu thông qua luyện tập. Trên cơ sở các thao tác học từ ban đầu, chủ thể luyện tập nhiều lần để các thao tác này đạt tới mức thuần thục, không cần mất quá nhiều sự chú ý vẫn làm đúng, chuẩn xác, không vi phạm luật giao thông. Lúc đó chủ thể đã hoàn thành kĩ năng bậc một.

Kĩ năng bậc hai hình thành trên cơ sở kĩ năng bậc một. Là khả năng

thực hiện các hành động, hoạt động một cách thành thạo, sáng tạo, trong điều kiện khác nhau nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Chủ thể kết hợp hài hòa giữa việc thực hiện thành thạo, tự động kĩ năng bậc một với tính linh hoạt, sáng tạo, để giải quyết tình huống khi thực hiện hành động.

Đặc trƣng của kĩ năng bậc hai là sự linh hoạt, sáng tạo khi xử lí tình huống luôn biến động, luôn thay đổi, dựa trên nền tảng sự thành thạo các thao tác cơ bản. Đó là những yếu tố cơ bản để tạo ra hiệu quả cho hoạt động.

Năng lực

Năng lực của con ngƣời luôn gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả các dạng hoạt động, hành động thuộc một lĩnh vực nhất định hoặc xử lí các mối quan hệ nào đó. Không có loại năng lực nào không dùng vào việc gì. Các nhà tâm lí học nói tới ba bộ phận của một năng lực:

- Tri thức, là các hiểu biết thuộc các lĩnh vực hay các quan hệ có liên quan.

- Kĩ năng, đây là các khả năng nhằm tiến hành các hoạt động giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ liên quan.

- Xúc cảm, đó là những đặc điểm tâm lí xuất hiện trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động hoặc ứng xử các quan hệ. Ngƣời ta coi đây là năng lực biểu hiện cảm xúc.

Ba bộ phận trên là ba dạng năng lực chuyên biệt tổ hợp thành năng lực có tính tổng hợp thuộc một lĩnh vực nào đó. Năng lực tổng hợp mang tính khái quát cao, cho phép chủ thể của nó sẽ hành động thành công trong lĩnh vực nào đó.

Trong tiếng Việt, khái niệm năng lực bao hàm hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, năng lực để chỉ các phẩm chất có thể giúp con ngƣời thành công trong một lĩnh vực. Theo nghĩa thứ hai, năng lực để chỉ khả năng hay kĩ năng có thể hoàn thành các công việc trong một lĩnh vực. Khi chuẩn đoán tâm lí, ngƣời ta chỉ xem xét các phẩm chất tâm lí có khả năng giúp con gƣời thành công trong một lĩnh vực nào đó. Khi đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của một ngƣời, ngƣời ta đánh giá nhiệm vụ hoàn thành công việc đƣợc giao của ngƣời đó. Dựa vào các phẩm chất tâm lí, ngƣời ta chuẩn đoán đƣợc mức độ

đƣợc việc có thể có của một ngƣời chứ không thể khẳng định cá nhân đó có thực sự đƣợc việc không. Còn dựa vào khả năng hay kĩ năng thực hiện công việc đƣợc giao của một ngƣời, ngƣời ta chỉ rõ cá nhân đó đƣợc việc đến đâu.

Giữa kĩ năng và năng lực có sự khác biệt rõ. Riêng kĩ năng và năng lực làm, năng lực thực hiện thì khó phân biệt hơn, ngƣời ta chỉ thấy có sự phân biệt sau: năng lực mới chứa tri thức, còn kĩ năng không chứa tri thức nhƣng chủ thể của kĩ năng phải có tri thức tƣơng ứng.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)