Kết quả thực nghiệm giai đoạn

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 93 - 95)

IV. Củng cố, dặn dò

3.4.1Kết quả thực nghiệm giai đoạn

Nhƣ chúng tôi đã trình bày trong mục thời gian thực nghiêm, do yêu cầu tiên quyết để HS có thể có năng lực thuyết trình, tranh luận, lập chƣơng trình hoạt động là phải có nội dung để nói nên biện pháp bồi dƣỡng vốn sống phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Giai đoạn này chúng tôi kết hợp với GV chủ nhiệm hai lớp 4 mà chúng tôi dự định năm sau khi các em lên lớp 5 sẽ chọn là lớp thực nghiệm, tổ chức cho các em cắm trại ở Tam Đảo, tham gia vào việc quét nghĩa trang liệt sĩ ở địa phƣơng. Chúng tôi cũng đã khảo sát khả năng phát âm chuẩn của HS hai lớp này và có kế hoạch chữa ngọng, rèn các kĩ năng nói cho các em theo các biện pháp mà luận văn đề xuất. Chúng tôi đã tổ chức cho HS tham quan, tham gia các hoạt động tập thể, nhƣng để kiểm

chứng HS đã vận dụng những kiến thức thực tế đó nhƣ thế nào trong hoạt động nói năng của mình, chúng tôi phải dựa vào kết quả dự giờ. Trong mục này chúng tôi chỉ trình bày kết quả chữa lỗi phát âm, luyện ngữ điệu nói kèm theo điệu bộ cử chỉ khi dạy các bài tập đọc, các tiết luyện nói trong thời gian hai tháng mà chúng tôi đã phối hợp với GV chủ nhiệm thực hiện. Kết thúc thời gian luyện tập theo sự hƣớng dẫn của GV là cuối tháng 4/2014, nhƣng các cặp đôi vẫn đƣợc giao nhiệm vụ rèn luyện tiếp tục.

Kết quả đánh giá qua kiểm tra phát âm và nói theo tình huống cho hai lớp Thực nghiệm ở hai trƣờng vào cuối tháng 10/2014 nhƣ sau:

Trƣờng Lớp Số HS mắc lỗi phát âm L/N Số HS đã chữa đƣợc lỗi phát âm L/N Kết quả sử dụng ngữ điệu Ngọc Thanh A 5 A1 12/30 2/12 5 6 15 4 Đại Đồng 5 A 9/30 2/9 3 5 18 4

Nhận xét kết quả rèn phát âm và sử dụng ngữ điệu kèm các yếu tố phi lời. Mặc dù tôi và các giáo viên chủ nhiệm cùng HS lớp 4A1 (năm học 2012-2013, hiện nay là lớp 5A1) trƣờng Ngọc Thanh A và lớp 4A (năm học 2012-2013, hiện nay là lớp 5A) trƣờng Đại đồng đã hết sức cố gắng nhƣng kết quả vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Số HS chữa ngọng đƣợc rất ít. Số HS sử dụng ngữ điệu và yếu tố đi kèm nhƣ ánh mắt, cử chỉ điệu bộ… chiếm số lƣợng không nhiều. Số HS chƣa bình tĩnh tự tin trình bày trƣớc đám đông vẫn còn nhiều: mỗi lớp tới 4/30 em. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy, lớp thực nghiệm mà chúng tôi xây dựng phong trào cặp đôi chữa lỗi nói ngọng, thi đua giữa các cặp đôi với nhau… học sinh rất có ý thức chữa lỗi. Trong hoạt động đọc, hoặc khi nói đến các tiếng chứa âm đễ lẫn, các em thận trọng nói chậm

lại để tránh nhầm. Con số 2 HS mà chúng tôi chữa đƣợc trong thời gian ngắn ngủi mặc dù còn khiêm tốn, nhƣng hy vọng với ý thức tự sửa và sự kèm cặp của bạn bè, cô giáo chủ nhiệm các em sẽ không còn mắc lỗi trong tƣơng lai gần.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động cho học sinh lớp 5 (LV01231) (Trang 93 - 95)