Những vấn đề thế sự nóng bỏng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 30 - 35)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.1.2. Những vấn đề thế sự nóng bỏng

Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ viết về quá khứ để chiêm nghiệm về những gì đã qua nhưng chưa bao giờ cũ, ông cũng dành nhiều trang viết để đề cập đến những vấn đề thế sự nóng hổi. Ông là một nhà văn “nhạy cảm” với những vấn đề mới mẻ, nảy sinh trong đời sống đương đại, đã không ngần ngại phản ánh từ những chuyện nhỏ đến chuyện lớn trong cuộc sống. Đặc biệt, ông sử dụng những thể loại như nhàn đàm (những tác phẩm ký ngắn) như một công cụ hữu ích, đắc lực để thổ lộ những trăn trở của bản thân trước những vấn đề mang tính “thời sự”. Khi viết về mảng đề tài thế sự, nhà văn đã ở lứa tuổi trung niên, lứa tuổi của độ chín về kinh nghiệm sống và hiểu biết xã hội. Vì thế, ký của ông ở giai đoạn này thâm trầm và sâu sắc.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn mang lương tâm của thời đại. Ông luôn day dứt trăn trở, không yên trước những vấn đề của cuộc sống. Không

đao to búa lớn, không giáo huấn theo kiểu sách vở, ông như một “cây ăng ten

cực nhạy, biết thu lượm tất cả những âm thanh nhỏ nhất trong cuộc sống để rồi chiêm nghiệm, suy ngẫm và phát sáng” [92, tr.13]. Trong Có một con tàu nhỏ,

nhà văn bày tỏ nỗi lo sợ trước nguy cơ của vũ khí hạt nhân, đe dọa hòa bình và hủy diệt thế giới. Viết về hình ảnh dũng cảm của con tàu Green Peace bé nhỏ trên hành trình đi ngăn cản vụ thử hạt nhân của chính phủ Pháp, ông đã thắp sáng ngọn lửa của lương tâm và ý thức bảo vệ, giữ gìn hòa bình trong mỗi con

người: “Phải giữ gìn ánh lửa của niềm hy vọng, giống như ngọn nến của lễ Phục

Sinh mà đứa bé che chở bằng bàn tay của mình để đưa tới được căn nhà của nó tên gọi là Tương lai” [92, tr.73]. Cái chết của nhà lãnh tụ Palestin Yistzhak

Rabin khiến ông trăn trở suy nghĩ về một vấn đề mang tầm nhân loại: vấn đề chiến tranh - hòa bình và sự hóa giải hận thù giữa con người và con người. Từ sự phân tích cặn kẽ những nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột trên mảnh đất Trung

Đông, ông cho rằng “chính những học thuyết tôn giáo, triết học, chính trị đã tạo

nên khái niệm thâm căn cố đế về những dân tộc – kẻ thù, con người – kẻ thù, đã đẩy số phận Yistzhak Rabin tới tận hố thẳm” [92, tr.88]. Yistzhak Rabin là một “nạn nhân thế kỷ của chiến tranh – hòa bình” và cũng là “thánh tử vì đạo vì sự nghiệp hóa giải hận thù” [92, tr.89]. Nhà văn lấy bài học thủa vỡ lòng để ngẫm

ra rằng thế giới này cứ mãi trầm luân trong lửa và máu, chính bởi con người đã đánh mất “xích tử nhân tâm”, để đổi lấy hận thù và máu. Ao ước của Hoàng Phủ Ngọc Tường nghe có vẻ thật giản đơn nhưng lại rất ý nghĩa, đó là bài học vỡ lòng ông đã được học về lòng nhân ái được dạy cho trẻ em toàn thế giới, để trẻ

em lớn lên vẫn giữ được “xích tử nhân tâm”, có như thế thế giới tương lai sẽ

không còn hận thù và lửa máu. Suy nghĩ của ông rất sâu sắc và đậm tính nhân văn.

Hoàng Phủ Ngọc Tường dùng những câu chuyện kể rất tự nhiên, viết về những vấn đề tưởng như thật giản đơn nhưng lại chứa đựng đằng sau đó những bài học nhân thế sâu sắc. Nhiều chuyện tưởng như rất nhỏ mà tầm quan trọng, ý

Nhã Nam, Chị Thu Uyên ơi… Ông mượn hình ảnh con chim bách thanh, hót

được trăm thứ tiếng nhưng không có thứ tiếng nào của riêng mình để ngụ ngôn cho những con người sống không có bản sắc, không có cá tính riêng. Mượn câu chuyện của đôi dép Empédocle để luận bàn về một vấn đề không hề mới: “Danh” – một phạm trù vốn đã được cha ông ta suy nghiệm nhiều, nhưng lại được ông soi chiếu dưới một cách nhìn khác, bằng những kiến giải mới mẻ, hợp lý, đã cổ vũ niềm tin cho những con người muốn phấn đấu công thành danh toại.

Ông cho rằng: “chỉ có hư danh mới là cạm bẫy nguy hiểm, còn hiếu danh lại là

một động cơ tâm lý tích cực, thúc đẩy sự nghiệp cống hiến của một con người”

[92, tr.90]. “Gã hư danh thèm vinh quang giống như người đi tìm lượm của rơi,

còn người nổi tiếng làm ra cái tên của mình bằng chất liệu nhọc nhằn của người thợ xây cất lâu đài” [92, tr.90]. Con người muốn thành công, muốn được “chính danh” phải “tự đi bằng đôi chân của chính anh” [92, tr.93], phải tự mình tạo

nên bản sắc riêng cho mình. Cuộc đời vốn dĩ “đầy những bất trắc khôn lường”, cho nên con người luôn phải “nghiêm cẩn giữ mình, đừng bao giờ tự buông thả

trong ảo tưởng về một cuộc hạ cánh an toàn” [92, tr.141]. Vì thế, con người sinh

ra phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường, “lên đường bằng tất cả lo âu

của kẻ vượt sông” [92, tr.139].

Ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không ngần ngại khi phản ánh những vấn đề “nóng” của xã hội hiện nay. Mượn câu chuyện về Thủ Huồng

trong Sợ địa ngục và nạn chuột trong Thạc thử… để đưa ra những lời cảnh tỉnh mang tính thời sự về tham nhũng, tham ô, ông bày tỏ thái độ kiên quyết: “phải

tiêu diệt thạc thử tận gốc, bởi chính bọn chúng đang trở thành di căn của một chứng ung thư đe dọa sinh mệnh của cả dân tộc đã sống còn bằng máu xương thần thánh” [92, tr.184]. Ông ca ngợi vai trò của báo chí trong đấu tranh chống

tham nhũng: “báo chí dù gây ra tiếng ồn, nhưng không phải là nguy cơ, ngược

lại đó chính là cách trị bệnh của khoa Ngoại” [92, tr.97 + 98]. Những vấn nạn

của xã hội, những việc làm trái pháp luật, bất công… được báo chí đăng tải đều được nhân dân theo dõi, thậm chí photocopy để truyền tay nhau đọc. Ông đã có

một đề xuất hóm hỉnh về việc cho xuất bản một tờ Báo “Tiếng Dân” kiểu mới –

thuộc loại nói trên để bán cho bạn đọc với giá không bù lỗ. Bài vở phong phú, khỏi cần duyệt, khỏi trả nhuận bút, trong khi lại có thêm một tờ báo được công chúng ưa thích” [91, tr.56], nhưng qua đó cho thấy tấm lòng luôn đau đáu vì

dân, vì nước của nhà văn.

Đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự nóng hổi của ngành giáo dục: giải quyết việc làm cho tuổi trẻ sau đại học, Hoàng Phủ Ngọc Tường thẳng thắn chỉ ra một thực tế thật đáng buồn đó là rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra

trường không tìm nổi việc làm: “những bác sỹ ra trường nay đứng quán cà phê,

làm thuê cho người buôn trầm…”. Từ thực tế đó, ông đặt ra một câu hỏi nghe

buốt lòng: “Tuổi trẻ, tài sản quý báu của quốc gia, họ đang đi về đâu để gánh

vác thế kỷ XXI của cả dân tộc?” [92, tr.77]. Ông đưa ra một đề xuất, đúng hơn là

một lời kêu gọi khẩn thiết: “Nếu vấn đề giải quyết việc làm của tuổi-trẻ-sau-

đại-học không được đặt thành quyết tâm chiến lược cấp bách của nhà nước, thì hãy coi chừng” [92, tr.77].

Bàn về nguy cơ suy thoái văn hóa thời mở cửa, nhà văn bày tỏ lo lắng làm thế nào để vừa hiện đại hóa đất nước, vừa bảo toàn được văn hóa dân tộc. Ông cho rằng: muốn giữ gìn văn hóa thì điều trước hết là phải đặt văn hóa vào đúng

vị trí của nó trong chiến lược phát triển: “lấy văn hóa làm mục tiêu và nguồn lực

của sự phát triển xã hội”, “phải hiện đại hóa bằng chất liệu của Phương Tây, nhưng trên nền tảng những giá trị truyền thống của dân tộc” [92, tr.152]. Từ câu

chuyện về bãi đỗ xe ở Tôn Nhơn Phủ, ông nhận ra nguy cơ đe dọa những di tích

văn hóa với nỗi lo lắng: “Nếu cứ làm kinh tế bằng cách bẻ di tích ra thành từng

miếng giống như ăn bánh tráng, thế thì một ngày không xa, Huế sẽ không tồn tại nữa. Đó là nguy cơ chắc chắn sẽ xảy ra, không có gì ngăn chặn nổi, nếu chúng ta cứ tiếp tục quản lý di sản bằng sự thiếu vốn kiến thức văn hóa đi đôi với chủ nghĩa thực dụng kinh tế” [92, tr.122]. Ông không ngần ngại phê bình nghiêm

khắc sự thờ ơ của các cấp quản lý trước những di tích lịch sử như “mộ thủy tổ

của dân tộc Việt”: “Sao mà Bộ Văn hóa bấy lâu nay vẫn thờ ơ bỏ mặc thành phế

tích ngoài đồng?” [92, tr.237].

Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về vấn đề ô nhiễm môi trường bằng sự khẩn

chọc thủng toang hoác tầng ôzôn với tốc độ khủng khiếp như thế này, thì liệu loài người còn sống được tới bao lâu nữa để mà “chinh phục tự nhiên?” [92,

tr.124]. Ông trăn trở không yên khi nhìn thấy bao nhiêu nguy cơ từ những nhà

máy xi măng ở Vịnh Liên Chiểu – Đà Nẵng: “những cấu trúc vừa làm ra tiền

vừa gây độc hại ấy đã phá vỡ toàn bộ một cảnh quan đẹp hơn tranh đồng thời gây ô nhiễm cho cả một vùng sẽ làm giàu cho thành phố bằng ngành du lịch biển” [91, tr.92]. Ông đau xót khi chứng kiến cảnh những hàng cây bên đường

Vĩ Dạ bị đốn hạ, biến con đường “Vỹ Dạ tre trúc sương khói ngày xưa ấy” thành

“thông thống, trần trụi như bị lột áo”, vô tình đã biến Vỹ Dạ văn hóa nổi tiếng

thành “một xóm lam lũ nào của vùng kinh tế mới” [92, tr.64]. Từ bài học Vỹ Dạ, nhà văn chỉ ra “đốn cây không đơn giản chỉ đụng tới lĩnh vực giao thông, văn

hóa và môi trường, mà còn cả vấn đề dân chủ” [92, tr.67].

Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về những gì xảy ra xung quanh ông, những sự việc, sự kiện của cuộc sống đời thường. Ông không ngần ngại khi phản ánh bất cứ vấn đề nào của hiện thực đời sống và luôn đi đến tận cùng của vấn đề, do đó, những trang ký của ông luôn đưa lại cho người đọc một cảm giác “thỏa mãn” vì vấn đề được khám phá, kiến giải sâu sắc. Ông không chỉ bày tỏ khúc mắc, nêu vấn đề mà còn lí giải cặn kẽ và đặc biệt đưa ra cả những đề xuất phương án giải quyết. Mỗi bài viết về thế sự của ông là một câu chuyện nhức nhối, như một lời phê bình nghiêm khắc, thẳng thắn nhưng đầy tính xây dựng. Mỗi nhà văn là một nhà tư tưởng, góp phần vẽ nên bức chân dung của thời đại mình. Để làm được điều đó đòi hỏi nhà văn phải có chính kiến rạch ròi, bản lĩnh và bút lực mạnh mẽ. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn như thế. Tất cả đều xuất phát từ cái tâm trong sáng và đầy nhiệt huyết của nhà văn – một con người hết lòng yêu quê hương, đất nước, yêu văn hóa nguồn cội, gắn bó và sẻ chia với mọi người. Nói

như nhà thơ Ngô Minh khi nghĩ về văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Anh

Tường nói đến tận cùng, vì anh đang nói, đang viết bằng cái tâm đỏ thắm của mình vì Con Người vì Tổ Quốc” [97, tr.240].

Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là những trang ký luôn bám sát với hiện thực đời sống, chân thực trong phản ánh cuộc sống và con người. Chân thực nhưng không có nghĩa là sự phản ánh một cách thụ động, “sao chép” đời sống, ngược

lại ký của ông đưa lại ấn tượng mới mẻ về những vấn đề không hề mới như chiến tranh, cuộc sống lao động và chiến đấu… và đem lại nhiều góc nhìn khác nhau về cuộc sống và con người. Ký của ông đã thoát ra khỏi “ký” với nghĩa ghi chép đơn thuần để vươn lên trở thành những áng văn chương giàu biểu cảm, đầy sức hút.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)