0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Chiều sâu văn hóa và khám phá về lịch sử

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Trang 35 -35 )

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Chiều sâu văn hóa và khám phá về lịch sử

2.1.2.1. Chiều sâu văn hóa

Nhà văn Ma Văn Kháng đã từng phát biểu trong phim tài liệu Miền cỏ

thơm dâng hiến: “Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng chiều sâu văn hóa, bằng những cảm hứng nhân văn. Bút ký của anh là những tác phẩm điêu luyện, anh là một nhà văn đặc sắc, nếu không nói là vào bậc nhất nước – vô cùng quý hiếm”. Phạm Xuân Nguyên thì cho rằng: “Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là từ thực tế thoát ra khỏi thực tế, sau khi ngoảnh vào lịch sử văn hóa hiện trở ra đời” [93, tr.856]. Quả vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bằng “tâm

thức văn hóa” để nhìn nhận về cuộc sống, con người và văn hóa tạo nên chiều sâu, nét độc đáo riêng có trong ký của ông. Những trang viết của ông về văn hóa đầy sức cảm và cuốn hút, đã truyền cho người đọc một tình yêu thật tự nhiên và lòng tự hào sâu sắc về văn hóa dân tộc.

Đi tìm một định nghĩa cho văn hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khẳng định vai trò của nhân dân trong việc tạo dựng nền văn hóa của một dân tộc:

“Văn hóa chính là bài thơ cuộc sống, không phải được làm ra trong một khoảnh khắc cảm hứng của thi sĩ, mà được sáng tạo qua kinh nghiệm sống trường kỳ của nhân dân, là sức cố gắng vươn lên cái Đẹp của con người qua nhiều đời, trong cuộc tiếp xúc trao đổi giữa con người mang lối sống khác nhau thuộc các dân tộc”. [94, tr.8]. Gắn văn hóa với nhân dân không phải là cảm nhận chủ quan

của nhà văn mà đó là đánh giá đúng đắn dựa trên thực tiễn lịch sử. Ông rất sắc sảo khi nhận ra cái tạo nên văn hóa chính là nỗi khát khao để vươn tới cái đẹp chân – thiện - mỹ của con người.

Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là nhà văn hóa với những lí thuyết suông, ở trong ông có sự nhạy cảm văn hóa của một nghệ sỹ với trái tim đỏ thắm, đã sống hết mình với cuộc đời, với Tổ quốc và nhân dân. Sự nhạy cảm ấy

ông có được là bởi ông đã bằng “tâm thức văn hóa” để quan sát, phản ánh, đánh giá, nhìn nhận về thế giới và con người. Nắm trong tay viên gạch cổ của thành

Châu Hóa mà ông có thể nghe được “tiếng vọng âm u” của nghìn năm dội về.

Nhìn màu đỏ lạ lùng của bông hoa ngũ sắc, ông liên tưởng đến trí nhớ của đất như nhắc nhở về những năm tháng lịch sử hào hùng. Rất tinh tế khi ông nhận ra chiếc nón không lợp lá cứng nhắc như gỗ và đôi guốc gỗ bự chát như những cái đòn dưới chân không hề phù hợp với tà áo dài duyên dáng trong lễ hội tôn vinh một nét bản sắc của văn hóa dân tộc. Bằng tâm cảm, ông phát hiện ra xứ Thậm Thình trong truyền thuyết Vua Hùng xưa chính là xứ Thuận Thành, Bắc Ninh bây giờ. Người dân đã từ đời này qua đời khác, trải qua bao thăng trầm, biến cố vẫn gìn giữ những di tích vô cùng quý báu của lịch sử, văn hóa dân tộc, điều đó

khiến nhà văn hiểu rằng: "không thể có ma lực nào đủ sức để đánh bật gốc tâm

hồn Việt ra khỏi ý thức tồn tại của mình, tồn tại như là cây có cội, nước có nguồn” [92, tr.238]. Đó là sức mạnh trường tồn, là ý nghĩa nhân văn, là vị trí

không thể thay thế trong tâm hồn mỗi người Việt của văn hóa. Văn hóa chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử Tổ quốc, làm nên bản sắc dân tộc và là sức mạnh cội rễ níu giữ con người gắn chặt với quê hương, đất nước.

Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, văn hóa hiện diện trong mỗi con người, trên mỗi miền của Tổ quốc; mỗi dòng sông, ngọn núi, con đường, mỗi ngôi làng, mỗi di tích… đều ẩn chứa những giá trị văn hóa. Ông đã làm những cuộc “hành trình

văn hóa” để dẫn dắt người đọc về với cội nguồn. Với ông, “mỗi bước đi tới một

ngôi làng là một bước tìm về cội nguồn sâu thẳm” [94, tr.112]. Là một người am

tường về văn hóa, ông hiểu rõ trong văn hóa Việt “làng” nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Làng không chỉ là một đơn vị hành chính vốn có từ lâu đời ở

nước ta, mà làng còn là “đơn vị cơ sở về văn hóa của tâm thức Việt” [94, tr.105]. Văn hóa Việt Nam về căn bản là văn hóa làng: “Văn hóa Việt Nam, cội nguồn

của nó được hàm dưỡng lưu niên trong các ngôi làng Việt Nam” [94, tr.107].

Bằng những trang văn giàu xúc cảm, ông đã đưa người đọc đến với những ngôi làng nổi tiếng, đã có từ lâu đời với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Làng

Hiền Lương có từ giữa thế kỷ 16, nổi tiếng với nghề rèn đã đạt tới “trình độ cơ

tiến bộ, dân chủ như tiết kiệm trong cưới hỏi, ma chay…, cũng là nơi đã sinh ra

nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Làng Đình Bảng là “ngôi làng văn hiến vào bậc

nhất lưu truyền từ thời Đại Việt” [92, tr.239], nơi nổi tiếng bởi hội Đền Đô mở

vào rằm tháng ba hằng năm – một hội làng nhưng “chất ngất ngàn năm biết bao

điều lớn lao để cho đời sau chiêm nghiệm” [92, tr.243]. Khám phá văn hóa Làng

Vân, nhà văn đã mô tả về tiệc rượu đặc biệt ở đây không phải chỉ như một minh

chứng cho triết lý “văn hóa, đó chính là cái ngưỡng của sự vật” [92, tr.314] mà còn bởi vẻ đẹp kỳ lạ của nó “giống như một cuộc tiệc của bộ lạc bán khai nào

đó trong ánh lửa rừng giữa đêm thẳm của lịch sử nhân loại” [92, tr.315]. Trong

cái không gian huyễn hoặc ấy, ám ảnh lòng người là giai điệu quan họ lắng sâu

khiến muốn nắm bắt một điều gì như “nguồn cội thuộc văn hóa dân tộc” [92, tr.315]. Đó còn là “những ngôi làng văn hóa” nổi tiếng như: làng nấu rượu ngon, làng ca hát, làng vẽ tranh, làng đúc đồng, làng trồng hoa… với “sản phẩm

vừa là hàng hóa, vừa là văn hóa” [92, tr.154]. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, ở đâu

nhà văn cũng nhận ra đất và người luôn tồn tại mối quan hệ đặc biệt, như cha ông đã đúc kết qua thành ngữ “địa linh nhân kiệt”. Xứ Quảng Nam từ xưa nổi tiếng về sản vật quý lạ, lại giàu sa khoáng, đã hun đúc nên những bậc trung tín, tài đức. Men say của xứ Quảng không phải chỉ bởi rượu Hồng đào, mà còn bởi

vẻ đẹp lung linh của những huyền sử về “cửa biển và thanh kiếm” [91, tr.42].

Đằng sau “văn hóa uống chè” đặc biệt của người dân Hồng Lĩnh - những bát

nước chè xanh đậm đặc đến “đũa chúc không đổ” trong cái không khí vui vẻ

xóm làng quây quần quanh nồi chè mới nấu, là một đức tính đã được hình thành

qua bao đời: “Hà Tĩnh là làng khát. Khát là khát nước và khát vọng. Thật ít có

người biết khát vọng như người Hồng Lĩnh” [97, tr.67].

Hoàng Phủ Ngọc Tường dành nhiều tâm huyết và bút lực để viết về Huế và văn hóa Huế. Với nhà văn, Huế là một tình yêu lớn. Hiểu rõ vị trí của Huế

trên “bản đồ văn hóa” của đất nước, ông khẳng định đây “là một trung tâm văn

hóa lớn nhất của đất nước” [94, tr.8], nơi lưu giữ “một truyền thống văn hóa nghệ thuật hoàn chỉnh riêng, một hệ thống ngữ âm và ngữ sắc riêng, một hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua những tập quán ăn ở và thờ kính riêng, cách nấu ăn, may mặc, giải trí, cách xây dựng nhà cửa và đô thị riêng; từ

đó người ta thường nói đến một lối sống kiểu Huế” [94, tr.24]. Chính vì thế, để

nhận diện và khám phá Huế cần đến một “đôi mắt đặc biệt". Hơn ai hết, bằng tình yêu, sự gắn bó máu thịt tâm hồn với Huế và kiến thức văn hóa, lịch sử uyên

bác, ông hiểu rằng: “Người ta chỉ có thể nhận ra diện mạo của một Huế đích

thực không phải bằng con mắt của những chuyên viên thống kê về đô thị, mà bằng tâm thức. Cái có thể nhìn thấy bằng tâm thức, đó chính là văn hóa” [92,

tr.23]. Ông nhận ra chất Huế hiện hữu trên mỗi di tích, trong không gian của mỗi mảnh vườn, ở thiên nhiên, sông nước và trong mỗi con người. Những quần thể

di tích Huế phản ánh rất rõ “bản chất triết – mỹ học của người Việt” [92, tr.21]. Người Huế tìm thấy trên những “dấu rêu lặng lẽ” của “cánh đồng di tích” ấy

những dấu vết thầm lặng trong tiềm thức, đó là kỷ niệm riêng nơi mỗi người. Bởi

vì, “tinh thần, chân dung người Huế rất giống với diện mạo thành phố sinh

trưởng của mình, nơi đó mọi ý niệm triết lý của cộng đồng đều được diễn đạt qua tổng thể các di tích” [92, tr.22]. Nếu di tích là “trí nhớ của cộng đồng”, nơi

con người có thể soi vào để thấy quá khứ của mình thì vườn lại chính là nơi văn hóa Huế bộc lộ ý niệm về sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên trong tư tưởng của triết học Phật giáo. Người Huế lập vườn như một nơi để con người có thể bầu bạn cùng cây cỏ, giao hòa với trời đất, vũ trụ. Sâu xa, bởi trong mỗi người Huế vẫn tiềm ẩn văn hóa làng – văn hóa nguồn cội của người Việt, thế nên

từ bản chất “người Huế là một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị” [95,

tr.7]. Đó là một phát hiện lý thú của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhận chân ra bản chất thật sự của tính cách Huế, ông hiểu rõ nguồn cội của những nét đặc biệt trong văn hóa Huế. Chất dân gian kết hợp với cái lặng lẽ, trầm tĩnh, nhẹ nhàng,

“thơ hơn là thực”, “thiền hơn là Nho” và “xu hướng tâm linh” [95, tr.13] trong

tính cách Huế đã phổ vào trong văn hóa Huế từ âm nhạc, kiến trúc, mỹ thuật đến cả văn hóa ăn uống. Âm nhạc cổ điển Huế mang tính nội tâm, đã được sinh

thành trên sóng nước của sông Hương (Ai đã đặt tên cho dòng sông), nảy nở trong “không gian thân mật của bóng đêm” như “nỗi lòng để trở thành tài sản

riêng của tâm hồn gửi đến người tri âm” [94, tr.26]. Mỹ thuật Huế sử dụng hệ

ngũ sắc dân gian: Vàng – tím – lục – xanh, trong đó màu tím Huế không gây

kiến trúc cung đình Huế như kiến trúc cổng nhiều tầng mái cũng là “một cách

sáng tạo từ cái cổng làng Việt Nam cổ xưa ở phía bắc với cái tháp Chăm phương Nam” [94, tr.20]. Văn hóa ăn uống của người Huế cũng rất đặc biệt: “Người Huế ăn như là sống phận người, phải nếm đủ buồn vui sướng khổ, nhiều khi phải chấp nhận cả thử thách trong vị cay trào nước mắt” [97, tr.46]. Đối với

người Huế ăn uống và làm bếp là vẻ đẹp văn hóa, thể hiện nét đẹp của tâm hồn. Nghệ thuật ẩm thực của Huế cầu kỳ và tinh tế, ngay cả món cơm hến dân dã cũng cần đến 15 vị, nhưng mọi phẩm vật kho nấu lại rất bình thường có sẵn, thậm chí từ những thứ rất nghèo nàn, tưởng như không thể dùng đến như cá lẹp, rau mưng... Nó thể hiện sự chịu thương chịu khó, ý thức tằn tiện và cả sự tài tình

của người Huế đã “tái tạo những vật vất đi để tạo thành những giá trị văn hóa

làm phong phú thêm cuộc sống của con người” [94, tr.53]. Đó cũng chính là nét

nhân bản trong nghệ thuật làm bếp của người Huế. Khám phá văn hóa Huế, nhà văn “nhìn ngược” trở lại tính cách con người Huế, để nhận ra một điều thật đẹp,

thật đáng quý ở họ, đó là: “Người Huế thích sống văn hóa hơn là hưởng thụ vật

chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu có” [94, tr.30]. Có lẽ chính vì thế, người

Huế yêu thích những thú vui, những nghề chơi gắn với truyền thống văn hóa và

nét rung động thẩm mỹ riêng của người Huế như trồng hoa, cây kiểng – “nghệ

thuật chinh phục cái hoang dại thành giá trị văn hóa” [95, tr.55]. Hoàng Phủ

Ngọc Tường cho rằng: người Huế mang “dòng máu ham chơi” [92, tr.62], bày

đủ trò đàn hát, thả diều, uốn cây, xào nấu… Hóa ra, “ham chơi” không phải do

lười biếng mà đó là do con người Huế biết cách để sống đạt đạo, nắm vững “bản

chất phù hư của thế giới” nên hiểu rõ rằng “những giá trị vật chất có khả năng đến đâu trong cuộc mưu cầu hạnh phúc cho con người” [92, tr.62].

Vật chất sẽ mất đi, cái trường tồn ấy chính là văn hóa. Cái có năng lực giao cảm và “an ủi” cho tâm hồn con người đó chính là văn hóa. Văn hóa làm con người trở nên đẹp hơn và từ đó con người làm cho văn hóa trở nên giàu có hơn, phong phú hơn. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bằng những trang ký văn hóa để chứng minh cho điều đó. Đó cũng là lí do vì sao ký Hoàng Phủ Ngọc Tường lại có sức cuốn hút đến thế trong tâm cảm người đọc, vì sao ký Hoàng Phủ Ngọc Tường được tôn vinh là “ký văn hóa”.

2.1.2.2. Khám phá về lịch sử

Bên cạnh những trang viết về văn hóa, ký Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đưa đến cho người đọc những trang viết khám phá về lịch sử, trong đó chứa đựng những cách nhìn nhận khách quan, tiến bộ và nhân đạo của nhà văn.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là người hay suy nghiệm về lịch sử. Dòng chảy miên viễn của thời gian vốn khắc nghiệt nhưng “quá khứ không hoàn toàn là dĩ

vãng”. Trong suy nghĩ của nhà văn, “than đá là quá khứ của trái đất nhưng than

đá không bao giờ cũ; nó bị dồn nén cồn cào trong lòng đất và luôn đòi bốc cháy, và như vậy, than đá là khát vọng của đất. Mọi khát vọng được thực hiện thành cuộc sống bền vững đều mang theo những giá trị địa chất của nó, nhìn qua thời gian”. Lịch sử sẽ luôn là những mạch vỉa than đá mang sức mạnh trường tồn

mạnh mẽ như thế. Có lẽ đó cũng chính là lí do vì sao khi ông đặt chân lên vùng, miền nào của Tổ quốc cũng cố gắng để khám phá lịch sử của nó, để từ đó soi chiếu và đánh giá về hiện tại và dự cảm về tương lai. Ông đã ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn để thắp sáng lên những giá trị của quá khứ có khi đã bị vùi lấp, lãng quên. Ông đã tái hiện bức tranh lịch sử của những vùng đất như

Huế (Huế, di tích và con người, Vương triều Nguyễn trên đường phố Huế,

Chuyện Nhà Nguyễn…); Quảng Nam (Rượu Hồng đào chưa nhắm đã say),

Gò Nổi (Những đứa con phù sa), Cà Mau (Rừng nước mặn), Lạng Sơn (Rừng

hồi)… từ thủa ban đầu sơ khai cho đến tận ngày nay. Nhìn vào lịch sử của những

vùng đất ấy, nhà văn nhận ra cuộc vận động đi tới, từ quá khứ, qua hiện tại để hướng đến tương lai của con người, cuộc vận động không hề dễ dàng mà đầy gian nan, khó khăn, đòi hỏi sự mưu trí, thông minh và sáng tạo của con người.

Ông nhìn thấy ở đó vẻ đẹp của ý chí và khát vọng của con người đã “phá vỡ cái

quán tính của quá khứ trong tất cả những gì trì kéo và kìm hãm của nó để giành lấy thế chủ động sáng tạo trên hướng mới của cuộc sống” [89, tr.127]. Con

người đã nỗ lực vượt qua những giông bão của lịch sử, “nắm lấy quy luật” để

“đưa lịch sử đi tới những cứu cánh đã quyết tâm” [89, tr.162 + 163]. Đặc biệt,

ông viết nhiều về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ - ngụy giành độc lập, thống nhất hai miền Tổ quốc của nhân dân miền Trung. Với ông, đó là những tháng ngày đẹp đẽ và vinh quang nhưng cũng đầy đau thương và mất mát để xây

dựng nên nền tảng cho cuộc sống vững chắc ngày hôm nay. Ông lo sợ “sự lãng quên” quá khứ ấy như một căn bệnh vô tình nhưng thật đáng buồn của thời gian và con người. Sự lãng quên đau đớn nhất là quên đi chiến công mà nhân dân đã tạo ra bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Là một người chiến sỹ cách

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Trang 35 -35 )

×