Kết cấu theo kiểu luận đề

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 100 - 112)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người

3.3.3.Kết cấu theo kiểu luận đề

Đây là kiểu kết cấu dựa trên sự tập hợp, lắp ghép các sự kiện, tình huống, các mẩu chuyện có tính độc lập nhất định vào cùng một chủ đề hoặc dựa trên kỹ năng chủ động lắp ghép các cảnh “vô ngôn” đặt liên tiếp nhau để người tiếp nhận tự xâu chuỗi các cảnh đó lại, tự đoán nhận, khám phá ra cái ý nghĩa ẩn ngầm sau đó. Đây cũng là kiểu kết cấu cho phép người viết ký có thể “tung hoành” ngòi bút một cách đầy phóng túng, tự do, nhưng không bị rơi vào lan man, lạc đề hoặc thiếu đi sự lôgic. Bởi luôn có một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt đó là ý nghĩa chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Ở Rừng cười, nhà văn đã tập hợp một loạt những câu chuyện dí dỏm, hài

hước ông đã từng chứng kiến trong những năm tháng ở Trường Sơn, chuyện cây hài Ngô Kha, chuyện Quỳnh Chum, Ấp Lời, cu Lũ, cu Vằn… Mỗi chuyện hài hước một kiểu nhưng sau nụ cười hả hê ấy, người đọc lại tinh thần lạc quan và

tràn đầy sức sống của con người Việt trong chiến tranh gian khổ, ác liệt. Tiếc

rừng là sự kết hợp những câu chuyện riêng lẻ về những kỷ niệm của những năm

tháng kháng chiến trên rừng khiến phải tiếc nhớ đến quay quắt như: chuyện tiếc

con gấu của Trình, tiếc đá của Thủy, chuyện của Nhân và chuyện “tiếc một cái

hôn” [90, tr.116] của chính tác giả. Mỗi chuyện một vẻ nhưng đều là “những điều còn mãi” [90, tr.116]. Ở Hoa trái quanh tôi là những trang văn đầy chất

thơ và chất họa về khu vườn của bà An Hiên với những mảng màu khác nhau vào mỗi mùa: xuân, hạ, thu, đông. Những mảng thiên nhiên được nhà văn dựng lên, lắp vào nhau nhằm làm nổi bật lên nét văn hóa vườn rất độc đáo của Huế và vẻ đẹp thanh khiết, tình yêu thiên nhiên của con người Huế.

Ở một số tác phẩm dài hơi, tác giả đã sử dụng kết hợp kiểu kết cấu lắp dựng cùng với các kiểu kết cấu khác để tạo nên sự thống nhất cho tác phẩm.

Chẳng hạn, ở Vành đai trong lửa, tác giả đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh

về cuộc đấu tranh chống Mỹ - ngụy đầy gian khổ, hiểm nguy nhưng mưu trí, dũng cảm, sáng tạo của nhân dân Đà Nẵng, Quảng Nam qua những sự kiện, câu chuyện ở những vùng khác nhau như: cuộc đấu tranh của nhân dân ở Điện Bàn, Phong Thử, Giáng La, thành phố Đà Nẵng, những mẩu chuyện về những tấm gương anh hùng, trong đó có chuyện về em Cả…

Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, có thể thấy, việc tổ chức kết cấu tác phẩm của ông khá đa dạng, phong phú và ở nhiều tác phẩm có sự kết hợp khéo léo nhiều cách kết cấu để nhằm chuyển tải tốt nhất cho nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Qua đó, cho thấy tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ngoài ra, ông còn sử dụng các yếu tố ngoài cốt truyện để tạo sự liên kết như: yếu tố truyền thuyết, lịch sử, văn hóa, biểu tượng, huyền thoại…, góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, khó cưỡng của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với người đọc.

KẾT LUẬN

1. Thế giới nghệ thuật của nhà văn hay chính là thế giới hình tượng sống động như một cõi sống riêng được nhà văn tạo dựng trong tác phẩm của mình. Ở đó, nhà văn gửi gắm quan điểm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh, xã hội và thậm chí cả tâm tư của bản thân. Để sáng tạo một thế giới nghệ thuật đủ sức hấp dẫn người tiếp nhận thì không phải người cầm bút nào cũng có thể làm được, nó đòi hỏi tài năng và tâm huyết của người nghệ sỹ. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo dựng nên trong các sáng tác ký của mình một thế giới nghệ thuật độc đáo và cuốn hút không chỉ bằng tài năng, cá tính sáng tạo mà còn bằng cả trái tim luôn hướng rộng về đời trong tình yêu mãnh liệt với quê hương, đất nước, con người.

2. Đọc tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta có thể thấy quan niệm về nghề và thể loại ký mà ông theo đuổi trong suốt sự nghiệp cầm bút được thể hiện rất rõ ràng. Là một người cầm bút đầy tâm huyết và trăn trở với nghề, ông đã xây dựng cho mình hệ thống quan điểm chắc chắn về thể ký, đồng thời tạo dựng được cho mình lối viết riêng, cá tính sáng tạo riêng. Không chỉ bảo vệ và đề cao giá trị của ký, ông cũng đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mà một người viết ký phải hoàn thành. Với ông, muốn có những trang ký chân thực thì phải đi đến tận thực tế và quan trọng hơn là phải viết bằng chính cả trái tim mình. Tác phẩm ký của ông hấp dẫn người đọc có lẽ trước hết ở trái tim đỏ thắm ấy của người nghệ sỹ và nhất là ở những giá trị về nội dung và đặc sắc nghệ thuật.

3. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa đến cho người đọc những trang ký tài hoa, mê đắm khai thác những nét độc đáo của cuộc sống và con người trên mọi miền xứ sở, đặc biệt của miền Trung và xứ Huế.

Nổi bật trong thế giới nghệ thuật đó là bức tranh cuộc sống phong phú, đa dạng, được ông khắc họa từ nhiều góc nhìn. Trước hết, đó là một bức tranh chân thực về đời sống xã hội. Ngòi bút của ông không ngần ngại khi phản ánh bất kỳ vấn đề nào của hiện thực và luôn soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau để có cái nhìn sắc nét, khách quan về đối tượng phản ánh. Viết về chiến tranh, một mặt, ông phản ánh những vinh quang, anh hùng của nhân dân miền Nam trong

cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ và tay sai. Mặt khác, ngòi bút sắc sảo của ông phơi bày hiện thực tàn bạo, khốc liệt của chiến tranh là đau thương, gian khổ, mất mát, chết chóc. Nhà văn không tô hồng chiến tranh, ông cũng nhìn nhận rất chân thực về những vấn đề hậu chiến với “nỗi buồn chiến tranh”, đó là sự lãng quên quá khứ và sự cô đơn, lẻ loi của những phận người hiển hiện như một dấu hỏi khắc khoải xoáy vào lương tâm. Cuộc sống hậu chiến phần lớn được nhà văn khai thác ở khía cạnh lao động, khôi phục, xây dựng lại quê hương, đất nước. Ông đã đưa đến cho người đọc những gam màu tươi sáng, lạc quan cùng với không khí lao động sôi nổi, rạo rực say mê và sức vươn lên mạnh mẽ của những con người luôn chủ động, sáng tạo trên hướng mới của cuộc sống. Viết về những vấn đề nóng bỏng của thế sự, ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn đi đến tận cùng với những kiến giải sâu sắc và đặc biệt đưa ra cả những đề xuất phương án giải quyết. Mỗi bài viết về thế sự của ông là một câu chuyện nhức nhối, như một lời phê bình nghiêm khắc, thẳng thắn nhưng đầy tính xây dựng.

Một trong những yếu tố tạo nên sức cuốn hút của bức tranh cuộc sống trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đó chính những trang viết về văn hóa và lịch sử, đặc biệt là những trang viết đầy tâm huyết về văn hóa, lịch sử xứ Huế, qua đó truyền cho người đọc một tình yêu thật tự nhiên và lòng tự hào sâu sắc về văn hóa dân tộc. Nhà văn đã đề cập đến rất nhiều nét văn hóa khác nhau của các vùng miền, từ văn hóa ăn, văn hóa chơi, văn hóa mặc đến kiến trúc, hội họa, âm nhạc… Đồng thời, ông đưa đến cho người đọc những khám phá mới mẻ về lịch sử, trong đó chứa đựng những cách nhìn nhận khách quan, tiến bộ và nhân đạo của ông.

Hoàng Phủ Ngọc Tường dành nhiều bút lực để viết về thiên nhiên. Thiên nhiên đã tạo nên những dấu ấn đặc biệt trong thế giới nghệ thuật mà ông tạo dựng. Cả một thế giới thiên nhiên đầy sắc màu, luôn bừng sáng bởi vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt hiện hữu trong ký của ông. Ông luôn nhìn nhận thiên nhiên trong sự gắn bó, giao cảm với con người. Thậm chí, nhà văn đã thực hiện những cuộc đối thoại với cây cỏ để lắng nghe thiên nhiên và có những dự cảm sâu sắc về môi trường. Thông qua thiên nhiên, nhà văn cũng gửi gắm rất nhiều những suy ngẫm, triết lý về cuộc sống, con người. Ấn tượng và khó quên là những trang viết đầy

chất thơ về thiên nhiên Huế. Đó là một thiên nhiên mang bản sắc Huế và dấu ấn tâm linh của người Huế, một thiên nhiên thể hiện cao độ sự hòa hợp giữa con người và vũ trụ, tự nhiên.

Đẹp nhất trong bức tranh cuộc sống chính là con người – trung tâm của vũ trụ. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dựng lên trong thế giới nghệ thuật ký của mình một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng. Nhân vật trong ký của ông thường là những con người cụ thể, có tính cách khá đơn giản nhưng không vì thế mà kém sinh động. Sức hút của nhân vật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường nằm ở tính chân thực và tính điển hình của nhân vật đặt trong hoàn cảnh điển hình. Bốn kiểu nhân vật thường gặp trong ký của ông là: nhân vật anh hùng; con người mới của cuộc sống mới sau chiến tranh; danh nhân, nghệ sỹ; những thiếu nữ trong miền hoài niệm. Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, người ta còn thấy hiện lên cuộc đời, con người của chính ông. Nhà văn đã thông qua hình tượng nhân vật “tôi” để bộc bạch xúc cảm, nghĩ suy của bản thân mình, đồng thời biểu lộ cá tính, cái nhìn, sự đánh giá và luận giải của ông về thế giới.

4. Về phương diện nghệ thuật, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thực sự chinh phục người đọc bằng sự khẳng định phong cách riêng độc đáo. Văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là những trang phức hợp của một nguồn ngôn ngữ phong phú. Ông lôi cuốn người đọc bởi cách sử dụng ngôn ngữ tài hoa, giàu khả năng nội cảm, thấm đượm ý vị trữ tình, lấp lánh chất thơ, giàu tính liên tưởng, pha với chất triết lý, suy nghiệm sâu sắc về thế thái nhân tình, “rất Huế”, đồng thời cũng rất chặt chẽ và trí tuệ.

Là một trong những cây ký xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam, nhà văn đã khẳng định giọng ký đặc trưng của mình, có thể phân thành những chất giọng chủ đạo sau: giọng sử thi huyền thoại, giọng trữ tình suy ngẫm trầm tư, thấm đậm triết lý, giọng chính luận mang màu sắc báo chí. Dù hướng nội hay hướng ngoại, các giọng điệu đó đều xuất phát từ cái tâm chân thành và tài năng, sự tinh nhạy của tác giả.

Bên cạnh đó, kết cấu cũng là một trong những yếu tố làm nên đặc sắc cho thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, nếu dựa vào cốt truyện, chúng ta có thể thấy có hai loại kết cấu chính:

kết cấu phi cốt truyện và kết cấu có cốt truyện khá hoàn chỉnh. Nếu căn cứ vào cách thức tổ chức không gian thời gian nghệ thuật, tổ chức liên kết cụ thể của các thành phần thuộc về nghệ thuật trình bày…, có thể chia ra các kiểu kết cấu thường gặp trong ký của ông là: kết cấu theo mạch tâm lý; kết cấu theo luận đề; kết cấu theo trường liên tưởng. Việc tổ chức kết cấu tác phẩm của ông khá đa dạng, phong phú và ở nhiều tác phẩm có sự kết hợp khéo léo nhiều cách kết cấu để nhằm chuyển tải tốt nhất cho nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

5. Bên cạnh những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đã đạt được như chúng tôi đã tìm hiểu ở trên, cũng có thể thấy ký Hoàng Phủ Ngọc Tường còn có một số hạn chế nhỏ như có những liên tưởng quá phóng túng mang tính chủ quan áp đặt; một số hình ảnh lặp lại với ý giống nhau trong nhiều tác phẩm; có những tác phẩm nhiều thông tin mang tính điều tra khoa học khiến trang ký trở nên “khô” và dễ gây mệt mỏi cho người đọc... Tuy nhiên không vì thế mà ký Hoàng Phủ Ngọc Tường kém đi sức hấp dẫn trong mắt người đọc. Những trang ký tài hoa, uyên bác, ăm ắp xúc cảm của ông luôn có sức hút thật khó cưỡng không chỉ với độc giả mà với cả những người làm công tác nghiên cứu, phê bình. Có thể nói, với những trang ký giàu giá trị nội dung và nghệ thuật như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường thực sự là một cây bút xuất sắc, đã xác lập được cho mình vị trí không thể thay thế trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và ký Việt Nam nói riêng.

Tìm hiểu thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng tôi đã góp phần đánh giá một số giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Song, với phạm vi có hạn của một luận văn và yêu cầu của đề tài, chắc chắn sẽ còn rất nhiều vẻ đẹp văn chương khác trên trang văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn chưa được đề cập đến. Hi vọng với đề tài này, chúng tôi

đã góp phần nhỏ giúp những người yêu mến văn chương của “cây bút xuất sắc

nhất của miền Trung xứ Huế” (Trần Mạnh Thường) hiểu hơn về con người và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân, Đổi mới phải là tinh thần, là mục tiêu của Đại hội

Nhà văn sắp tới (bài phỏng vấn nhà Văn Hoàng Phủ Ngọc Tường), báo Văn Nghệ số 11 (12/3/1988)

2. Lại Nguyên Ân, Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn sống để viết, báo Văn

nghệ, Hà Nội, số 11, ngày 12-3-1988

3. Tạ Duy Anh (chủ biên), Nghệ thuật truyện ngắn và ký, Nhà xuất bản

Thanh niên, Hà Nội, 2000

4. Như Bình, Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhiều khi nước mắt

tràn đẫm gối, Báo An ninh thế giới cuối tuần, số ngày 21 tháng 4 năm 2009

5. Hoàng Cát, Đọc Ngọn núi ảo ảnh của Hoàng Cát, tạp chí Cửa Việt

năm 2000

6. Hoàng Cát, Viết về tập bút ký “ngọn núi ảo ảnh”, báo Văn Nghệ số

12/1999

7. Nhật Chung, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng... miệng, báo Thanh

niên số, ngày 5 tháng 2 năm 2010

8. Đức Dũng, Kí văn học và kí báo chí, Nhà xuất bản Văn hóa thông

tin, Hà Nội, 2003

9. Phạm Xuân Dũng, Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Báo

Quảng Trị số ngày 7 tháng 11 năm 2009

10. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học (tái bản lần thứ 6), Nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2000

11. Hà Minh Đức, Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ

nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980

12. Lê Đức Dục, Người lễ độ với thiên nhiên, báo Thừa Thiên Huế số

2/1/2000

13. Ngọc Dương, Đôi điều về thể ký, báo Văn nghệ Lào Cai số 3 (89),

2008

14. Lê Thị Hường, Xin được nói về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một thi

15. Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong mắt tôi, báo Văn hóa và Đời sống, Xuân Quý Mùi

16. Đông Hà, Thiên nhiên và con người Huế trong ký Hoàng Phủ, Tạp chí Sông Hương số đặc biệt, tháng 5 năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông

Hương số 161, tháng 7 năm 2002

18. Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000

19. Văn Cầm Hải, Huế vẫn xanh và Tường vẫn trong, báo Văn hóa Thể

thao số 2/11/1998

20. Văn Cầm Hải, Thế giới tồn tại bởi sự lễ độ, báo Văn nghệ Trẻ số

22/8/1998

21. Hoàng Ngọc Hiến, Năm bài giảng thể loại (ký - bi kịch - Trường ca-

Anh hùng ca - Tiểu thuyết), Bộ văn hóa - Thông tin và Thể thao - Trường

viết văn Nguyễn Du, H.1992

22. Ngô Minh Hiền, Biểu tượng lửa trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc

Tường, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế số 6/2004

23. Ngô Minh Hiền, Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 100 - 112)