2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người
2.2. Thế giới nhân vật
2.2.1.3. Danh nhân, nghệ sỹ
Là một người am tường về lịch sử, văn hóa, lại có cơ hội đi nhiều, tiếp xúc nhiều với những con người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong nghệ thuật, chính vì thế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành khá nhiều bút lực để viết về những nhân vật lịch sử, nghệ sỹ, trí thức. Ông yêu mến họ, đồng cảm và trân trọng những giá trị mà họ đã mang đến cho cuộc đời, cho dân tộc. Danh nhân, nghệ sỹ đã trở thành một kiểu nhân vật “ưa chuộng” của nhà văn. Ở mỗi nhân vật, ông đưa đến cho người đọc không phải là một bức chân dung với bảng tiểu sử liệt kê những thành tựu, mà ông luôn luôn cố gắng để đi sâu, thâm nhập vào tư tưởng của nhân vật, bằng hiểu biết và sự nhạy cảm của mình để tìm cách lí giải những ứng xử, lựa chọn của nhân vật trước lịch sử, trước cuộc đời.
Đi vào trong trang viết của ông có những danh nhân như Hoàng Diệu, Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huệ, Đào Duy Từ, các vua nhà Nguyễn… Viết về
anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, nhà văn với những tác phẩm như: Nguyễn Trãi
trước những ngã ba thời đại, Mượn đá để ngồi, Côn Sơn đã cho người đọc
hiểu hơn về một nhân vật lịch sử mang tính cách lưỡng nguyên anh hùng – hiền triết. Đặc biệt, nhà văn đã có những lý giải rất sâu sắc vì sao Nguyễn Trãi lại lựa chọn Côn Sơn để ẩn mình vào cuối đời. Khác với cách nhận thức của nhiều người, cho rằng Côn Sơn là chốn ẩn dật, lánh xa quan trường của Nguyễn Trãi,
nhà văn đã lần theo những dấu vết cảm xúc trong thơ của ông, để nhận ra rằng:
“Côn Sơn chính là môi trường tiếp giáp tâm hồn ông với cái vô cùng”, là “căn nhà vũ trụ trong cuộc sống tâm linh của Nguyễn Trãi” [94, tr.183]. Ở nơi đó,
Nguyễn Trãi có thể “vươn đến một tầm nhìn vũ trụ về sự vật”, và “mang đôi mắt
đã được soi sáng để đi hết cuộc hành trình lịch sử của ông” [94, tr.186]. Lí giải
cho điều này, Hoàng Phủ Ngọc Tường khẳng định “Nguyễn Trãi chưa bao giờ
là đạo sỹ thực sự để quên đời và chưa bao giờ là quan triều thực sự để quên dân” [94, tr.193] vì ông luôn mang nặng lý tưởng nhân nghĩa vì dân. Đề cao tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, nhà văn cho rằng Nguyễn Trãi trước “những
ngã ba rối rắm của thời đại ông” đã luôn biết chọn đúng hướng bởi vì ông luôn
có một lý tưởng dẫn đường: lý tưởng Nhân dân và luôn thường trực nỗi khát
khao lẽ công bằng và tự do cho con người. Đó cũng chính là “bản chất dân chủ
nhất quán trong lý tưởng Nhân Nghĩa của Nguyễn Trãi” [90, tr.26]. Chính vì lý
tưởng đối lập với quyền lợi của tập đoàn phong kiến đó đã đẩy Nguyễn Trãi tới bi kịch bị “xé xác” và họa chu di tam tộc. Viết về Quang Trung Nguyễn Huệ, nhà văn nhấn mạnh về chiến lược con người và xem đây là yếu tố hàng đầu tạo nên thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng và phục hưng dân tộc của ông. Đặc biệt trong cách đối đãi và sử dụng người tài, trong cuộc “chinh phục” đẳng cấp trí thức – những người nắm giềng mối xã hội, Nguyễn Huệ đã khiến người khác phải khâm phục. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chỉ ra vẻ đẹp trong phẩm cách của
người anh hùng áo vải: “Nguyễn Huệ đã quên đi sức mạnh sấm sét của mình để
sống với người tài bằng một quả tim lớn” [94, tr.222]. Cái tâm ấy kết hợp với
một “sức suy nghĩ rất mới, bây giờ vẫn mới” đã giúp Nguyễn Huệ thành công
trong chinh phục được nhân tâm, ngay cả kẻ sĩ Bắc Hà vốn nặng lòng “ngu
nhận về lý tưởng sống và chơi của Nguyễn Công Trứ, nhà văn thể hiện sự
ngưỡng mộ như “sùng bái thần tượng”: “quả là một con người mang sức cường
tráng của cả một nòi giống”, “làm mọi việc tới trời long đất lở, nhưng mà làm với tâm thức chơi” [94, tr.236]. Tác giả đã có nhận xét thật tinh tế về con người
cụ Nguyễn: “nhiều con người trong một con người: một nghị lực không lùi bước
của quê hương Nghệ Tĩnh, một kẻ sỹ tiết tháo của Bắc Hà, một tài hoa lịch lãm miền Kinh Bắc, một dòng tâm linh sâu thẳm miền núi Ngự sông Hương, một bản lĩnh hành động của Phương Nam… và phần còn lại, một tay chơi cuồng phóng của văn hóa hiện đại” [94, tr.234]. Chỉ với mấy dòng nhưng nhà văn đã chỉ ra
được cá tính mạnh mẽ, tài năng hiếm có, lý tưởng sống và chơi và tóm gọn trong đó cả cuộc đời bão táp, nhiều cống hiến nhưng cũng đầy trắc trở của Nguyễn Công Trứ. Hay khi viết về Trần Cao Vân, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chỉ cho người đọc về năng lực tư duy và khát vọng cao lớn của một người anh hùng cách
mạng có số phận bi tráng: “Ôi! Trần Cao Vân, con người Kẻ Sĩ sinh ra như chỉ
để mà ở tù, đồng thời để tìm cách xoay đổi lịch sử và xác lập cho Con Người một chữ đứng bình đẳng giữa Trời và Đất bằng tư tưởng Trung Thiên Dịch” [91,
tr.84]… Có thể nói, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất tinh nhạy và sắc sảo trong nhìn nhận bản chất, nắm bắt đúng điểm chi phối tư tưởng của nhân vật, chính vì thế, ông đã đem đến cho người đọc cái nhìn chân thực và sâu sắc về những nhân vật lịch sử.
Là một nghệ sỹ, hơn ai hết Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhiều bạn bè, tri kỷ trong làng văn nghệ và dễ dàng thấu hiểu về những người “cùng hội, cùng thuyền”. Ông viết nhiều về những nhà thơ, nhà văn, nhà điêu khắc, nhạc sỹ , họa sỹ... mà ông quen biết, ngưỡng mộ như: Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Đặng Nhật Minh, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Tạo, Ngô Kha, Phùng Quán, Điềm Phùng Thị, Lê Minh Ngọc… Với tình cảm trân trọng, yêu mến, cảm phục, ông đã tạo dựng nên những bức chân dung đậm nét vẽ tâm hồn về những người nghệ sỹ.
Tác phẩm Bùi Giáng trong tôi cho người đọc một cái nhìn cận cảnh về
một con người tài hoa nhưng cuộc đời nhiều cay đắng, xót xa. Thi sỹ luôn phải
sống trong “nỗi cô đơn không thèm nói ra” [90, tr.245], thậm chí phải mời gia
để “chạy trốn” bóng người, luôn đắm chìm trong biển dâu mờ ảo của “xứ mơ màng” đến quên cả tên mình. Ở Bùi Giáng, vừa có sự hồn hậu, lại vừa có sự ngông nghênh, ưa tự do tuyệt đối, nhiều khi khiến người ta tưởng như điên điên khùng khùng nhưng kì thực lại rất tỉnh táo vì ông luôn sống hết mình và yêu cũng hết mình. Nhà thơ Phùng Quán qua cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường
trong Đứa con không quên lời mẹ dặn, Phùng Quán lạy dưa lại hiện lên đầy ấn tượng với đôi bàn chân to "mang từ trẻ cho tới khi yên nghỉ một đôi dép ngoại cỡ
dày cộp” nhưng “vững chãi suốt đường dài” trên “đại lộ của nhân dân” [94,
tr.273]. Ông mang trong mình khát vọng suốt đời về sự thật và đó là về “số phận
và khát vọng của Nhân dân” [94, tr.275]. Phùng Quán còn là một con người có
cốt cách nghĩa khí, cúi lạy cả quả dưa hấu không phải theo kiểu chơi ngông mà
vì ông nhận ra sự kỳ diệu, ngọt lành của cái cây vốn “chỉ có mấy cái rễ cắm
nông trong đất khô” [94, tr.279]. Ngô Kha trong Cảm nhận thơ Ngô Kha là một
chàng thi sĩ cô đơn kiêu hãnh “cúi nhìn chính mình”, thơ của ông đã từng “đẩy
chúng ta vào một thế giới như được xây cất để nhốt nỗi tuyệt vọng và cái chết”
[94, tr.282]; nhưng khi hòa nhập với phong trào đấu tranh yêu nước đã trở thành
“người hành động” và "thơ đã là cây đàn lya trong tay chàng Orphée đi giữa
đám đông, cất cao tiếng hát gọi mặt trời” [94, tr.283]. Qua những cảm nhận về
đồng dao Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn cho chúng ta hiểu về một con người “ham
chơi”, yêu thích những cuộc phiêu lưu của tâm linh, cả cuộc đời ngao du “ta bà
qua bao nhiêu nẻo đường không tên của trần gian" rồi có khi lại lầm lũi tìm về
một cõi nhớ với giọt nước mắt âm thầm, cô đơn. Viết về họa sỹ Lê Minh Trường
với những tác phẩm như Về chiếc panh-xô và khẩu súng của Trường, Chuyện
kể tiếp về Trường, nhà văn đưa đến cho người đọc hình dung về một người họa
sĩ nghèo có khuôn mặt buồn bã, hay đăm chiêu và cá tính tự do, tính cách cực kỳ
quyết liệt, một ý chí can trường với cái vẻ bên ngoài đơn độc, hơi cộc cằn và lầm lì rất đàn ông nhưng lại có một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế với cái đẹp. Họa sỹ Lê Bá
Đảng trong Không gian khiến người đọc khâm phục trước tài năng và tính cách
nhân hậu, giản dị, luôn hướng về phía trước để khẳng định mình và hơn cả là tấm lòng hướng về quê hương, nguồn cội. Nhà văn đã chỉ ra cho người đọc cái
nhi đang sống trong bào thai của mẹ Đất, và sau đó bước ra khỏi ổ trứng để đi tìm đồng loại; những dấu chân xa hút trên mặt đất khô khốc kể lại cuộc hành trình tới những nền văn minh không có biên giới, hoặc có thể, biên giới rộng mãi tới những vì sao” [90, tr.33]…
Đặc biệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường dành trọn một tập ký để viết về nhạc sỹ
Trịnh Công Sơn: Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của Hoàng tử bé. Trịnh Công
Sơn là một nhạc sỹ tài năng và cũng là một người bạn thân, một tri kỷ của ông. Qua cảm nhận và hồi ức của nhà văn, bức chân dung về cuộc đời, số phận, tài năng và bức tranh tâm hồn Trịnh Công Sơn hiện lên sống động và rõ nét. Đó là
một con người luôn mang nặng nỗi buồn, nỗi cô đơn “cuộc đời của Sơn như một
hiện hữu không có niềm vui” [96, tr.7], “một mình tôi về với tôi” [96, tr.71],
nhưng buồn mà không bi ai, bi lụy, cô đơn nhưng không quạnh hiu, tuyệt vọng.
Bởi vượt qua mọi nẻo buồn của thân phận và cuộc đời, Trịnh là “người tình lãng
du của nhiều thế hệ” [96, tr.84], luôn tha thiết yêu cuộc sống với khát vọng dâng
hiến “sống trong đời sống chỉ cần có một tấm lòng” để “gió cuốn đi”. Trịnh đã bằng “lòng nhân ái nhu mì và sự bao dung không mặc cả là cốt cách nghệ sỹ
hằng có” để “đối diện với chiến tranh, thù hận, và nỗi gay gắt của thân phận con người” [96, tr.123] và đã để lại cả một di sản âm nhạc quý giá cho đời.
Có thể thấy, những nhân vật văn nghệ sĩ xuất hiện trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường mỗi người một cá tính riêng, một phong cách, một số phận nhưng đều mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn và tài năng thiên phú, hết lòng vì nghệ thuật và cái đẹp ở đời. Tác giả đã khám phá ra ở họ những nét riêng trong tư tưởng, phong cách và giá trị độc đáo trong sáng tác của họ. Chân dung của những nghệ sỹ vì thế dù được tác giả “tái hiện” một cách đầy đủ hay chấm phá thì vẫn rất sống động, sắc sảo và đem đến cho người đọc cảm nhận khá trọn vẹn, đủ đầy về nhân vật được khắc họa.