Kết cấu theo mạch tâm lý

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 97 - 99)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người

3.3.1. Kết cấu theo mạch tâm lý

Ký là thể loại cho phép sự phóng túng về hình thức, chính vì thế chủ thể sáng tạo có cơ hội “phóng bút” theo sự đưa đẩy của cảm xúc, tâm trạng. Tận dụng ưu thế đó của thể loại, Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng khá nhiều cách kết cấu theo mạch tâm lí trong sáng tác của mình.

Đây là kiểu tổ chức tác phẩm theo mạch cảm xúc chảy tràn của nhà văn mà cụ thể thường là dòng hồi ức, suy tưởng của nhân vật trữ tình. Chúng không theo một trình tự nhất định mà đan cài, lắp ghép một cách lộn xộn giữa quá khứ - hiện tại và ước vọng về tương lai. Tác giả thường từ điểm nhìn của hiện tại để nhớ về quá khứ, “ngụp lặn” trong những hình ảnh của kỷ niệm và quay trở về

hiện tại. Chẳng hạn, trong bút ký Rất nhiều ánh lửa, nhà văn đã bắt đầu bằng

mô tả thầy giáo Thi và hình ảnh lớp học bình dân học vụ; hình ảnh người thầy giáo giản dị, có tấm lòng nhân hậu trong khoảnh khắc say mê ngâm thơ ấy gợi lên những hồi nhớ về hình ảnh Dân – cậu học trò kỳ lạ đã bỏ lớp để “lên đồi dựng trại” trong quá khứ nghề giáo của nhân vật tôi; rồi trở lại với thực tại để nhận ra Dân chính là Thi bây giờ, nhưng Thi bây giờ đã trưởng thành hơn, đã có

[87, tr.8]. Hay trong Như góc biển chân trời, nhìn màu xanh huyền ảo của dãy

Trường Sơn in trên nền trời từ sân bay Phú Bài lại gợi lên những kỷ niệm không thể nào quên trên bản Ariel và mối tình nên thơ với Kan Sao – người thiếu nữ có

vẻ đẹp “hoang đường như thần nữ” [90, tr.129]. Để rồi thực tại khiến nhà văn thảng thốt, giật mình: người con gái ấy đã không thoát nổi “sự tàn phá lặng lẽ

của số phận” [90, tr.134]. Đặc biệt, có nhiều khi tác giả sử dụng cách kết cấu

đảo chiều liên tục giữa quá khứ và hiện tại, nhất là ở những tác phẩm “dài hơi”

hơn một chút, như trong Như con sông từ nguồn ra biển, Vành đai trong lửa,

Như góc biển chân trời, Ngọn núi ảo ảnh… tạo nên kiểu “dòng ý thức”, phản

ánh rất đạt sự “giày vò” của quá khứ, ám ảnh quá khứ buộc nhà văn phải quay quắt đi tìm trong dĩ vãng những bóng hình của kỷ niệm. Có khi đó quá khứ và hiện tại đồng hiện trong tương quan so sánh – đối lập. Tiêu biểu là sự đối lập giữa hình ảnh hoang phế ở thực tại của ngọn núi Bạch Mã và quá khứ rực rỡ, giàu có một thời của Bạch Mã. Quá khứ và hiện tại trong đối sánh tương phản nên càng làm đậm nét hơn, nổi rõ hơn tính chất “ảo ảnh” được đặt ra trong tiêu đề tác phẩm.

Kết cấu theo mạch tâm lý còn thể hiện ở cách triển khai nội dung tác phẩm theo dòng suy tưởng của nhà văn. Dòng suy nghĩ của nhà văn có nhiều lúc tưởng như không thật sự tập trung vào một vấn đề nào mà cứ miên man trong những cảm xúc và suy tưởng bất chợt. Từ suy ngẫm về vai trò của thiên nhiên đối với bản sắc văn hóa Huế, để chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa cây cỏ - con người; từ triết luận chung để đi vào hình ảnh cụ thể một khu vườn điển hình ở Huế, phong phú, đa dạng trong sự luân chuyển của bốn mùa; và đang say sưa kể, tả về vườn An Hiên, đột ngột nhà văn lại chèn vào những cảm xúc về lịch sử Huế. Nghe ra thì có vẻ lộn xộn, nhưng kì thực lại rất lôgic trong việc chuyển tải

thông điệp nhà văn đặt ở cuối bài: “Mỗi người quanh tôi, trĩu nặng một nỗi niềm

thương cây nhớ cội, và nét điềm tĩnh của mảnh đất mà họ đã cày cuốc gieo hạt”

[89, tr.29]. Có thể bắt gặp kiểu kết cấu này ở những tác phẩm như: Hoa trái

quanh tôi, Rừng nước mặn, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sử thi buồn... Có khi

nhà văn nhảy cóc từ một hình ảnh, sự kiện này sang một hình ảnh, sự kiện khác một cách không đoán trước, nhưng thực ra vẫn nằm trong chủ ý của nhà văn, tạo

nên sự bất ngờ, thú vị và nhiều khi dẫn dụ người đọc vào một thế giới mênh

mang của xúc cảm. Chẳng hạn trong Đêm chong đèn ngồi nhớ lại, ở kết thúc

tác phẩm, tác giả lại nhảy sang một phân cảnh về căn phòng ngập tràn đom đóm và thơm mùi hương cỏ của nhân vật tôi, tưởng như không có gì ăn nhập với đề tài tác phẩm về cuộc sống hậu chiến tranh ở thành cổ Quảng Trị. Nhưng chính đoạn văn mang tính ngẫu hứng đó của nhà văn đã tạo nên sự cộng hưởng, nối dài hơn những xúc cảm và mang đến cho người đọc sự ám ảnh khôn nguôi về sự “vô thường” của cuộc đời hiện sinh.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)