Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 96 - 97)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người

3.2.Nghệ thuật kết cấu

Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật; là cách kiến trúc tác phẩm, là sự tổ chức không chỉ ở bề mặt mà còn bao hàm cả sự liên kết bên trong sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự là một chỉnh thể nghệ thuật. Từ

điển thuật ngữ văn học định nghĩa đó là “sự sắp xếp, phân bố các thành phần

hình thức nghệ thuật – tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và đề tài”.

Có thể nói, kết cấu là hình thức nhưng là hình thức mang tính nội dung, không tách rời tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu góp phần chuyển tải chủ đề và tư tưởng của tác phầm, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ. Kết cấu cũng bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, nếu dựa vào cốt truyện, chúng ta có thể thấy có hai loại kết cấu chính: kết cấu phi cốt truyện và kết cấu có cốt truyện khá hoàn chỉnh. Kết cấu có cốt truyện hoàn chỉnh bắt gặp ở các tác phẩm truyện ký –

thể tài có tính chất trung gian giữa truyện và ký như: Bản di chúc cỏ lau, Ngôi

sao trên đỉnh Phu Văn Lâu… Phần đa các tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc

Tường như bút ký, tùy bút, nhàn đàm sử dụng kết cấu “phi cốt truyện”, tự do, phóng túng. Đây cũng là kiểu kết cấu thông dụng của tác phẩm thuộc thể ký. Ký

vốn không đòi hỏi phải xây dựng những cốt truyện hoàn chỉnh, bởi ký “không

thể và không cần thiết tổ chức thành cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh [46, tr.435]. Điều khiến ký Hoàng Phủ Ngọc Tường có sức hấp dẫn, cuốn

hút hơn người chính là nhờ ở khả năng vận dụng khéo léo và tài tình các cách kết cấu khác nhau để tạo nên một kết cấu hoàn chỉnh, hướng tới bộc lộ chủ đề, tư tưởng mà nhà văn muốn gửi đến độc giả.

Căn cứ vào cách thức tổ chức không gian thời gian nghệ thuật, tổ chức liên kết cụ thể của các thành phần thuộc về nghệ thuật trình bày…, có thể chia ra các kiểu kết cấu thường gặp trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là: kết cấu theo mạch tâm lý; kết cấu theo luận đề; kết cấu theo trường liên tưởng.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 96 - 97)