Ngôn từ đậm chất thơ và giàu tính liên tưởng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 76 - 83)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người

3.1. Ngôn từ nghệ thuật

3.1.1. Ngôn từ đậm chất thơ và giàu tính liên tưởng

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những trang bút ký

“hào hoa và thăm thẳm tư tưởng” [97, tr.255]. Để có những trang ký giàu sức

nặng và biểu cảm ấy là sự lao động khổ sai, vất vả để chọn chữ, đặt câu của nhà văn. Thế nhưng như không hề biết đến những giọt mồ hôi của người sáng tạo, đọc văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc cảm thấy “mát lòng”, “sướng tai” với những câu chữ tuôn chảy tưởng như rất tự nhiên, dễ dàng, chuyên chở trên đó những ưu tư của nhà văn. Có lẽ bởi ấn tượng đầu tiên khi đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường đó là cách sử dụng ngôn từ tài hoa, đầy ắp xúc cảm và đậm chất thơ.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có những trang viết khiến người đọc tưởng như có thể chạm vào một bức tranh với đường nét, sắc màu tinh tế, đặc biệt là những trang viết về thiên nhiên, như cảnh tượng bầu trời được nhà văn miêu tả

sau đây: “Một lớp mây mỏng, và dần dần chỉ còn là ánh sáng màu hồng tản ra

khắp nơi, càng về phía chân trời càng đùn lên thành những đám mây cuồn cuộn, đặc quánh và dữ dội như khói, và tất cả bầu trời ấy đều dậy lên một màu đỏ sẫm, mặt đất như có đám cháy” [97, tr.18]; hay đoạn văn miêu tả dòng sông Among:

“Ánh sáng dịu hẳn xuống, và màu sắc bãi đá ửng lên một cách kỳ lạ. Những

phiến đá nhìn trầm trầm giống nhau lúc nãy, bây giờ phân biệt nhau rất rõ, thành những màu trắng, hồng nhạt, xanh, màu rêu già và màu nâu sẫm... khiến bãi sông trong chốc lát bỗng dậy lên những màu sắc tươi vui. Dòng sông bắt đầu chảy mạnh và cả cái thung lũng hẹp chạy dài giữa hai triền núi cao bỗng rung lên như trống hội làng, chuyền đi những tiếng rùng rùng liên hồi” [87, tr.27].

Quả là trong văn có họa. Để “chộp” lại được cảnh tượng đẹp kỳ vĩ ấy, nhà văn phải có con mắt quan sát đầy tinh nhạy của một họa sỹ. Trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, không hiếm những trang văn đẹp như thế. Ta còn bắt gặp trong ký của ông có những câu văn đọc lên như những câu thơ, hay đó chính là những câu

thơ văn xuôi ẩn mình trong ngôn ngữ tự sự, như đoạn văn sau: “Nhiều tháng dài

thành phố xưa hư ảo trong sương, dòng sông mịt mùng trôi trong cơn mê dài, chỉ còn những ánh lửa thuyền chài lay động ý thức giữa cõi thực và cõi mộng”

[95, tr.153]; “Tất cả chỉ còn lại trong tôi chiều nay một bãi cỏ tranh rối bời xanh

ngắt đến đau lòng, và vài chiếc hoa mứt nhẹ thênh bay vật vờ giữa thinh không như những vật bào ảnh” [87, tr.58]. Nhà văn đã tạo nên những trang văn tài hoa,

lấp lánh chất thơ đó từ cách sử dụng từ ngữ in đậm cảm xúc chủ quan của chủ thể sáng tạo, nhiều từ ngữ mới lạ, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, giàu tính liên tưởng và sử dụng các biện pháp nghệ thuật với mật độ dày đặc.

Trước hết, chất thơ được tạo nên từ những trang văn in đậm cảm xúc chủ quan của tác giả. Viết về khu vườn An Hiên với cây cỏ bốn mùa, nhà văn đã tả

hoa mai với một đoạn văn như sau: “Có lẽ hoa mai có một linh hồn. Có lẽ những

Lan, những Hạnh, những Duyên của một thời mộng mơ nay đã xa tận Đào Nguyên đêm nay lại trở về trong bóng Mai. Để tháng sau nếu tôi lại, tiên nữ đã bay về trời, chỉ còn con nhện thi sĩ lặng lẽ giăng lưới hứng những giọt vàng rơi cuối cùng trong nỗi si mê muốn kéo giữ mùa xuân ở lại” [90, tr.54] Trong cái

sắc vàng của hoa mai, có bóng dáng của những thiếu nữ, những bóng hồng trong miền hoài nhớ của tác giả, có nỗi khát khao muốn lưu giữ những khoảnh khắc

đẹp nhất của đất trời của một kẻ “si tình” với thiên nhiên. Hoặc, khi viết về sông Hương, nhà văn không chỉ nhìn thấy ở đó một dòng sông mang vẻ đẹp biến ảo từ

sự đổi sắc, đổi nhịp điệu của dòng chảy, lúc “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”, lúc “dịu

dàng”, “say đắm” [89, tr.200], lúc lại chững lại “trầm mặc”, “lặng lờ” [89,

tr.201]; đó còn là dòng sông rất “người” với những cung bậc khác nhau của tâm

trạng, khi là “bản trường ca của rừng già”, khi là “cô gái di-gan phóng

khoáng”, khi là “người mẹ phù sa” [89, tr.200], khi là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” [89, tr.203]; và đó còn là dòng sông của lịch sử, văn hóa, là hình

ảnh của tâm hồn xứ Huế. Hay, trong đoạn văn miêu tả tiếng mưa rơi: “Từ xa,

tiếng mưa rơi nghe như tiếng bước chân người bước nhẹ trên lá khô, hình như là tiếng của những tháng năm dĩ vãng bước tới một chân trời vô định. Tôi liên tưởng đến mấy câu hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: “có nhiều đêm, từ vườn khuya bước về, bàn chân ai rất nhẹ…” [97, tr.31], qua một so sánh liên tưởng rất

hay: tiếng mưa – tiếng bước chân – tiếng của những tháng năm – câu hát, lại thấy cả những tâm tư dồn chứa trong lòng tác giả, một nỗi niềm nào bâng khuâng đến khó tả, vô thường. Có thể nói, chính cảm xúc chủ quan của tác giả đã in đậu dấu ấn lên nhân vật trữ tình, tạo nên sức biểu cảm đặc biệt cho ngôn từ. Nhà văn đã thông qua ngôn ngữ để tạo nên sự tương hợp của thế giới bên ngoài và thế giới của tâm linh. Ngôn ngữ giàu khả năng nội cảm đã góp phần tạo nên sự thi vị cho ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thường sử dụng cách kết hợp, đan cài vào

nhau giữa văn xuôi và thơ để khiến câu văn trở nên xúc cảm hơn, như: “Vài

cánh chim muôn trùng ngoài chân mây khẽ động trong tôi một chút gì thật bâng khuâng, giống như nỗi nhớ tiên trong câu thơ Tản Đà: “Cái hạc bay lên vút tận trời” [90, tr.147]; “Nước vẫn chảy về đông, nhưng với Huế tuồng như không phải thế, sông Hương là một dòng ký thác tự chảy vào lòng mình: “con sông dùng dằng con sông không chảy – sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” [95,

tr.133]; “Trong nỗi trầm tư dằng dặc, chàng đăm đăm dõi theo những con đò

rừng chở nặng cả ánh sáng và bóng tối, như chở một linh hồn không yên tìm chốn nghỉ đâu đó mà dưới những vòm cây âm u tiếng chim bìm bịp bên kia sông:

"Trong tôi dừng một khoang chiều. Tôi về chở một cô liêu đầy, nằm..." [95,

tr.149].

Những câu văn dài cũng được nhà văn tận dụng để tạo nên chất thơ. Chúng tôi đã làm một thống kê nho nhỏ đối với một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường để thấy được tần suất sử dụng câu dài của ông, kết quả

như sau: Sử thi buồn có 79 câu dài/ 193 câu (chiếm 40,9%); Tính cách Huế có 27 câu dài/ 58 câu (chiếm 46,5%); Rượu hồng đào chưa nhắm đã say có 28 câu dài/ 69 câu (chiếm 40,6 %); Mượn đá để ngồi có 42 câu dài/ 92 câu (chiếm

45,7 %). Có thể thấy, nhà văn đã sử dụng câu văn dài với mật độ khá cao. Những câu văn dài nhưng không hề rối rắm, mà vẫn rất rành mạch, rõ ràng. Việc sử dụng câu văn dài lại tạo nên sự mềm mại, duyên dáng cho ngôn ngữ, chuyển tải được dòng xúc cảm chảy tràn và chuyên chở được những ý tưởng trùng điệp của tác giả.

Đặc biệt, để tạo nên chất thơ lãng mạn, bay bổng, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng dày đặc các biện pháp nghệ thuật như phép so sánh, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, ẩn dụ, nhân hóa, liên tưởng… để xây dựng hình ảnh và kiến tạo nhạc điệu cho câu văn.

Phép so sánh đã trở thành một “công cụ” hiệu quả cho nhà văn sử dụng trong việc thể hiện ý tưởng sáng tạo, tạo cho ngôn ngữ ký của ông sự thú vị, mới lạ. Ở đây, cho người đọc thấy được cái nhìn độc đáo và trí tưởng tượng phong

phú của nhà văn. Có những so sánh rất thơ như: “Bãi cỏ ven sông nở đầy hoa

tím giống như muôn vạn ánh sao chiều” [97, tr.75]; dòng sông như “bờ bến hoang đường của tuổi thơ” [87, tr.47]; bầu trời xanh của Côn Sơn “xanh như một đại dương thăm thẳm ở trên cao và xanh như một thoáng hiện của vô hạn thấp thoáng đâu đó trên trán tôi” [90, tr.21]. Có những so sánh cho thấy sự quan

sát tinh tế của nhà văn: hoa ngâu được ví như “nụ cười bí ẩn, thấp thoáng, nhìn

kỹ lại biến mất” [97, tr.15]; “ánh sáng (của ngọn đèn trần có dây diện thõng

xuống) cứ chao đi chao lại giữa hai bức tường như một chiếc nôi khổng lồ mà

đứa bé đã vắng mặt” [97, tr.56]; những chùm hoa lê rung động trong nắng gió “giống như bướm trắng, nhưng là những cánh bướm bay đến từ một cõi trời nào khác” [89, tr.16]; những búp lá non của vườn măng cụt như “ngàn vạn con chim

anh vũ đang giấu mình dưới lá, đôi cánh biếc của chúng xòe ra ở đầu cành” [89,

tr.16]... Có những phép so sánh nhà văn lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên như ví dòng sông Hương với “người tài nữ đánh đàn đêm khuya”, “cô gái

di-gan phóng khoáng” [89, tr.200]; ngược lại có những phép so sánh nhà văn lại

lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên như: “Từ đỉnh đèo đổ về phía

Nam, Trường Sơn chĩa thành những múi đá kề cận nhau, giống như một đoàn người khổng lồ xô ra biển, nghịch ngợm choãi chân đá sóng; sóng vỡ sôi réo nơi ghềnh đá như tiếng cười từ cuộc chơi miên trường của núi và biển” [91, tr.32].

Một kiểu so sánh được nhà văn yêu thích sử dụng và cũng góp phần tạo nên sự

thi vị của ngôn ngữ là so sánh cái hữu hình với cái vô hình, như: “những ngón

tay của chú Tám lay lắt trên những phím đàn, như những cánh bướm thời gian thật xa” [87, tr.126]; “mái ngói cổ uốn cong như một nụ cười nhếch mép của thời gian” [89, tr.10]. Hoặc lấy cái hữu hình để làm đối tượng đối chiếu với cái

vô hình, như lấy hình ảnh cô gái để so với âm thanh của tiếng đàn: “Nhiều khi

tiếng đàn ngân như dài ra, nằm vắt vẻo trên cành lá của khu vườn, tưởng như những cây Đào, cây Liễu thoát hóa thành những cô gái kiều mị kéo đến, ngồi nghe đàn quanh bà” [97, tr.92].

Nhà văn cũng thường xuyên sử dụng hệ thống từ ngữ giàu hình tượng như từ láy, từ tượng thanh, tượng hình… để tạo nên chất thơ cho những trang viết. Miêu tả cảnh tượng hai bên bờ sông A-mong, ông đã đưa lại cho người đọc một cảm giác thật sống động và thi vị với những từ láy gợi âm, gợi hình được sử

dụng dày đặc: “Dọc theo bờ sông, loài cây rì rì mọc san sát, rậm rịt, cành và lá

bám chặt những tảng đá vững chãi, hình như còn toát ra sức chống chọi mãnh liệt của loài cây này để đứng vững trong những mùa nước dữ dội. Bây giờ là tháng tư, nước sông A-mong chảy hiền, và rặng rì rì lao xao gió nồm, lá cây lay động lấp lánh như ngàn triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè, hoa rì rì năm cánh nở từng chùm đỏ ngun ngút như hoa phượng ở thành phố” [87, tr.19]. Lựa

chọn được những từ láy đắc địa, nhà văn đã giúp cho người đọc như được sống

với những xúc cảm chân thật của chính ông trên mảnh đất Cà Mau: “Đêm nằm ở

Rạch Tàu, nghe thuyền máy vô ra cửa biển xình xịch suốt đêm, sóng đập ràn rạt từng cơn dưới gầm sàn, tâm hồn tôi cứ lâng lâng, dập dềnh trong giấc ngủ mơ

hồ của một con chim biển, giữa bài hát vô cùng của thủy triều, của sóng và gió”

[97, tr.121].

Nhà văn đã phát huy cao độ hiệu quả sử dụng các từ ngữ luyến láy như

điệp từ, điệp ngữ để kiến tạo nên những đoạn văn thật bay bổng, như : “Cuối hè,

Huế thường có những buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành màu tím, và sông Hương trở thành dòng sông tím sẫm hoang đường như trong tranh siêu thực” [89, tr.240]. Một chữ “tím” lặp lại đến

5 lần trong một câu văn đã khiến cả bức tranh nhuộm một màu huyền ảo và câu văn trôi đi trong cảm giác về một không gian như thực như hư, lãng mạn và thi

vị. Có những câu văn lại vang lên như một khúc nhạc: “Trong suốt hai mươi

năm qua, vách đá Lạng Sơn đã bao nhiêu lần vang âm nỗi lòng đất nước ấy của những người Việt Nam. Vang âm như trong một giấc mơ thật dài. Và cuối giấc mơ ấy, một con thuyền có thực, trong một sáng tinh sương, đã đưa chúng tôi về cắm sào chuyện trò trước Mũi Cà Mau [87, tr.130]. Cách sử dụng điệp từ nối

đuôi nhau ở trên đã tạo nên một nhạc điệu hùng tráng, mang âm hưởng sử thi

của câu văn. Hay có những câu văn lại gợi lên nhạc điệu bi tráng: “Biển dâu

thời tôi sống kéo tới dồn dập đến kinh hoàng. Biển dâu trên thời đại, trên đời dân, trên phận người, trên cây hoa anh đào. Biển dâu đến cả hoa kia cỏ này. Bạch Mã như là một thành phố ảo ảnh trong sa mạc, huy hoàng phút chốc rồi tan biến, chỉ còn lại một bóng núi lau mờ” [90, tr.233]. Thời gian và những

hưng phế, thăng trầm dồn dập ập đến, không trừ một thứ gì, biến tất cả những huy hoàng phút chốc thành hoang phế, cát bụi.

Với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như phép so sánh, hệ thống từ ngữ giàu hình tượng, giàu biểu cảm, nhà văn xây dựng nên những trang ký lóng lánh chất thơ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng rất giàu tính liên tưởng. Liên tưởng đã mở rộng trường phát triển cho ý tưởng sáng tạo của tác giả, tạo nên những hình ảnh thú vị và sức mạnh của liên tưởng đã nâng cánh cho những câu văn trở nên bay bổng, mới lạ. Nhà văn với sức tưởng tượng phong phú, tinh nhạy trong nắm bắt đối tượng miêu tả, đã có những liên tưởng mới mẻ, độc đáo, đầy sáng tạo.

Sử dụng liên tưởng tương đồng (liên tưởng sự vật này với sự vật khác thông qua những điểm chung, gần gũi), Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo nên sợi dây liên kết, móc xích một cách tài tình giữa các sự vật mà có khi nếu để tách rời

tưởng như không hề có điểm chung, hình ảnh nối hình ảnh, lạ và độc: “Hương

cỏ tràn vào thành phố, như gần như xa khiến tôi nghĩ rằng ở đâu đấy trên những sườn đồi, cánh cửa của vườn Địa đàng đang mở ra, hoặc những nàng tiên đang múa hát dưới những gốc đào nở hoa, rồi mùi hương bát ngát như thể mùi tóc bay trong những chiều gió” [97, tr.10]. Một loạt những hình ảnh được gợi ra để

diễn tả mùi thơm đặc biệt của cỏ: hương cỏ - vườn địa đàng – nàng tiên – mùi tóc bay trong gió. Cách sử dụng liên tưởng với các tầng lớp hình ảnh chồng lên nhau theo kiểu này khiến đối tượng được miêu tả bị “lạ hóa”, trở nên thơ mộng hơn. Nhà văn còn tạo nên nhịp cầu để nối quá khứ - hiện tại bằng những liên

tưởng đẹp như huyền thoại giữa tiệc rượu làng Vân với hình ảnh của “một cuộc

tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng giữa đêm thẳm của lịch sử nhân loại” [92, tr.315 hay liên tưởng đậm màu sắc văn hóa giữa cảnh vật Hạ

Long như “một bầy Rồng đang sinh nở, ấp trứng, vẫy vùng”, gợi đến môtíp Rồng và huyền sử Lạc Long Quân trong nguồn gốc dân tộc: “nơi Rồng cập bờ là

đây Hạ Long, và bên sông Hồng, nơi Rồng chuyển hóa thành vầng sáng tâm linh để bay lên, gọi là Thăng Long” [92, tr.234]; liên tưởng giữa cái hữu hình và cái

vô hình: “dòng sông vừa xanh trở lại hôm qua, màu lục non trẻ trung đến chạnh

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)