Thiếu nữ trong miền hoài niệm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 72 - 76)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người

2.2. Thế giới nhân vật

2.2.1.4. Thiếu nữ trong miền hoài niệm

Trong nghệ thuật, hình ảnh người thiếu nữ luôn có sức hút mạnh mẽ, khơi nguồn cảm hứng dường như không bao giờ vơi cạn đối với người nghệ sỹ. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như bao người nghệ sỹ khác đã dành nhiều bút lực để tôn vinh vẻ đẹp của người thiếu nữ. Những thiếu nữ xuất hiện trong tác phẩm

của ông thường là những bóng hồng đã từng đi qua cuộc đời ông, có người là bạn, có người là tri kỷ, có người trong mộng, có người chỉ gặp gỡ trong thoáng chốc… nhưng đã để lại nỗi xao xuyến, nỗi nhớ đằm sâu suốt cả cuộc đời. Nhân vật thiếu nữ bước ra từ “miền hoài niệm” của nhà văn, mang vẻ đẹp vừa thực, vừa hư, đậm chất lãng mạn, nên thơ. Có khi được nhà văn miêu tả khá kỹ, có khi lại chỉ thấp thoáng như một dáng dấp mờ trong sương, nhưng tất thảy đều mang một nét chung: đẹp và thơ.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành những lời văn đẹp nhất để miêu tả vẻ đẹp của những người thiếu nữ. Phần lớn nhân vật của ông được “khoác” lên mình “bộ cánh” gây ấn tượng như những nhân vật của huyền thoại. Nhân vật

Kan Sao trong Như góc biển chân trời trong ký ức của nhà văn là cô gái có

“gương mặt đẹp hoang đường như thần nữ” [90, tr.129]. Nhân vật Thu Huyền

trong Miền gái đẹp được nhà văn miêu tả rất thơ: “nàng đi lang thang như một

áng sắc nước hương trời trên bãi cát này để tìm lại cái gì không biết, có lẽ là đi tìm lại một tuổi thơ hoang đường còn gửi gắm trên bãi sông này” [92, tr.311].

Nhân vật chị Thủy trong Rừng tuổi dại lại được tái hiện với tạo hình một thiếu nữ “mặt đẹp như hoa, mặc áo cộc bằng vải phin xanh nhạt có thêu cành hoa

trắng trước ngực” [97, tr.84]. Lục cô nương của Ngọn núi ảo ảnh mang vẻ đẹp “như tiên nữ” trong dáng dấp “áo lụa trắng, quàng áo len tím, ngồi mơ mộng giữa đám hoa rừng” [90, tr.223]. Cũng có một số tác phẩm ký, Hoàng Phủ Ngọc

Tường lại xây dựng hình ảnh người thiếu nữ với vẻ đẹp đầy sức sống và pha chút

tinh nghịch. Đó là KanLen trong Hoa bên trời với vẻ “trẻ trung và đầy sức

sống”. Đẹp hơn là hình ảnh người thiếu nữ không tên trong Tiếc rừng với vẻ

đẹp “như thiếu nữ trong tranh Modigliani”, mái tóc “mềm như lụa”, “như tơ

len vào trong miệng tôi” [90, tr.114] và hình ảnh đầy ấn tượng: “em ngồi vắt vẻo trên một thân cây đổ chắn ngang đường, chân đong đưa nghịch ngợm, đôi môi đỏ ghé cắn từng trái chín trên buồng trái tơi rực rỡ cầm tay, nhả hạt lia lịa xuống cỏ như một con chim” [90, tr.111]. Đẹp nhưng mỗi thiếu nữ một vẻ riêng,

một tính cách riêng và điều thu hút ở họ chính là vẻ trong sáng và chiều sâu của tâm hồn.

Nhân vật thiếu nữ của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những nhân vật trong

hồi ức của nhà văn, ở họ đều có cái gì đó mong manh như “một đóa phù dung” và đều biến mất như thể “em đã thuộc về một chân thời khác” [97, tr.76]. Có người con gái không tên đến và đi như là một giấc mộng trong đời : “Em đến

chơi nơi thư phòng tôi, em ngồi nơi chiếc ghế chạm có mặt đá và kể cho tôi nghe hết mọi nỗi buồn vui ở đời, hoặc thì thầm một bài hát cũ. Tôi vẫn còn nhớ màu sơn tươi tắn của đôi guốc của em, nhớ lại tiếng guốc gỗ reo vang trên mặt đường của những bước chân thiếu nữ khi tan trường; và bước chân reo âm thầm của em trên lá mùa thu” và "nơi em ghé vào chơi với tôi một khoảng thời gian nào đó trong đời rồi biến đi như mây bay về đâu không biết” [97, tr.102]. Có

những người con gái xuất hiện đó nhưng thực thực hư hư, như Diễm trong

Những thiên thể chiếu sáng trong tôi: “em vừa có đấy vừa không có, như không có khuyết điểm. Em là một huyền thoại của đời anh. Em đến rồi đi, biến mất về phía bên trời, giống như cô Tấm huyền thoại” [97, tr.225], hay như Lục

cô nương trong Ngọn núi ảo ảnh: “nàng mong manh lạ lùng, và vì thế, diễm lệ

hơn bao giờ hết, như thể là nàng không còn thuộc về cõi đời này nữa” [97,

tr.330]… Họ đã để lại trong nhà văn một nỗi nhớ thương đến khôn nguôi, khiến ông phải “quay quắt đi tìm” trong dĩ vãng một chút gì còn sót lại của kỉ niệm.

Ông đã từng “lặng lẽ thả xuống sông Hương một phần mái tóc bị cắt bỏ của

nàng”, để rồi về sau “không bao giờ nguôi nỗi khát vọng làm một người thuyền chài cần mẫn trên quãng sông này để tung xuống dòng sông một mẻ lưới siêu thời gian, hòng vớt lên được sợi tóc xuân thì của Thu Yến ngày ấy, ngày chúng tôi còn trẻ” [97, tr.120]. “Mùi hương của tà áo nàng vẫn còn lẫn quất đâu đây”

[97, tr.120] hay chính là cái dư ảnh của quá khứ vẫn tồn tại ở trong tâm thức của nhà văn. Có lẽ chính vì thế, những trang viết về người thiếu nữ trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn gieo cho người đọc một nỗi buồn thương, luyến tiếc.

Hoàng Phủ Ngọc Tường ấn tượng với một câu nói của nhân vật Kiều Phong trong tiểu thuyết của Kim Dung đến độ được ông xếp vào hàng “danh

ngôn”: “Tiểu tử vốn coi trọng sắc đẹp hơn tính mạng” [92, tr.306]. Vẻ đẹp của

đã dành những trang viết đẹp cho người thiếu nữ và nhân vật thiếu nữ trở thành một kiểu nhân vật để lại ấn tượng đậm nét trong người đọc.

CHƯƠNG 3

ĐẶC SẮC VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)