Giọng chính luận mang màu sắc báo chí

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 94 - 96)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người

3.2.3.Giọng chính luận mang màu sắc báo chí

3.2. Giọng điệu trần thuật

3.2.3.Giọng chính luận mang màu sắc báo chí

Bên cạnh hai giọng điệu chủ đạo là giọng sử thi huyền thoại và giọng trữ tình suy ngẫm trầm tư, một giọng điệu khác góp phần tạo nên phong cách độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường được ông sử dụng nhiều nhất trong những tác phẩm nhàn đàm là giọng chính luận mang màu sắc báo chí.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn luôn bám sát từng hơi thở của cuộc sống, ngay cả khi phải nằm trên giường bệnh ông vẫn không thôi lắng nghe “những vang động” của đời. Ngòi bút của ông tỉnh tảo và sắc sảo trong ghi nhận, phản ánh hiện thực xung quanh, bắt nhạy với cả những vấn đề “nóng” của thời cuộc. Có lẽ vì thế, nhiều tác phẩm ký của ông mang đậm màu sắc báo chí, đặc biệt ở những tác phẩm viết về đề tài thế sự. Chúng ta bắt gặp ở đây trước hết là giọng bình luận sắc sảo trước những vấn đề của đời sống xã hội. Viết về vai trò của nhà văn trong cuộc chiến giải trừ vũ khí hạt nhân, nhà văn đã bằng giọng

bình luận pha chút ngậm ngùi để so sánh: “Những nhà nước siêu cường có vũ

khí hạt nhân trong tay, đối diện với họ, các nhà văn chỉ có quả chuông nhỏ của lương tâm để xin cho nhân loại mẩu bánh mì của sự sống” [92, tr.73]. Ở câu

đốn cây không đơn giản chỉ đụng tới lĩnh vực giao thông, văn hóa và môi trường, mà còn cả vấn đề “dân chủ” nữa đấy, thưa các bạn” [92, tr.67]. Hay khi

bàn về lăng Khải Định với những nét kiến trúc từng bị cho là lai căng, là giọng

bình luận đầy sắc sảo: “Thế vậy! Những người tiên phong trong các cuộc đổi

mới bao giờ cũng nai lưng ra trả giá trước, đời sẽ cám ơn sau” [92, tr.104].

Trước những vấn đề nhức nhối nảy sinh trong cuộc sống, ông luôn xoáy sâu bằng giọng nghi vấn mạnh mẽ. Viết về văn hóa thời mở cửa, ông băn khoăn

lo lắng: “Làm thế nào để hiện đại hóa đất nước đồng thời vẫn bảo toàn văn hóa

dân tộc” [92, tr.152]. Viết về Mộ Thủy tổ của dân tộc Việt nhưng lại bị lãng

quên, ông bức xúc, bất bình: “Sao mà Bộ Văn hóa bấy lâu nay vẫn thờ ơ bỏ mặc

thành phế tích ngoài đồng…?” [92, tr.237]. Viết về Huế, ông cũng đặt ra một

loạt những dấu hỏi đầy trăn trở: tại sao không có đường mang tên các chúa

Nguyễn (Vương triều Nguyễn trên đường phố Huế); tại sao trùng tu cầu Trường Tiền, trường Quốc Học làm mất đi kiến trúc di sản văn hóa cũ? (Chuyện

nhỏ cuối năm); tại sao lại đặt bãi xe trong Tôn Nhơn Phủ? (Nghĩ thêm về bãi đỗ xe trong Tôn Nhơn Phủ); tại sao lại đốn cây xanh ở hai bên đường Vĩ Dạ? (Sao anh không về chơi thôn Vỹ)… Giọng nghi vấn có khi đầy hoài nghi: “sao lại”, “không hiểu sao”…, có khi lại thể hiện sự bức xúc, phẫn nộ: “Ai trả lời cho tôi, ai kêu trời giùm tôi một tiếng?!” [92, tr.237]. Có khi ông sử dụng giọng nghi vấn

để phê bình một cách thẳng thắn, nghiêm khắc trước những điều “chướng tai, gai

mắt”: “Không hiểu sao chính quyền tỉnh đến nay vẫn chưa thực hiện, cứ để mãi

xảy ra những sự việc tai tiếng như vậy?” [92, tr.122]; “Sao chỉ trong mười ngày, các anh đã đốn hết 1500 cây, lấy thế làm thành quả chiến dịch?” [92, tr.67].

Mang nhiều sắc thái khác nhau nhưng giọng điệu nghi vấn của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường không gây nên tâm lý tiêu cực ở người đọc vì đó không phải là “những câu hỏi không lời đáp”, mà ông luôn gợi mở những lối thoát, hướng đi tích cực cho vấn đề được nêu. Thẳng thắn nhìn vào những tiêu cực, mặt trái của xã hội, ông đã không ngần ngại phê bình nghiêm khắc và dũng cảm bộc lộ quan điểm chính kiến. Vì thế, ở ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta còn bắt gặp

giọng kiến nghị đầy chân thành: “Tôi xin đề nghị”; “Tôi nghĩ rằng”; “tôi mạnh

thoái văn hóa, ông đã góp ý rất đúng đắn: “Tôi nghĩ rằng việc cần kíp là kiểm kê

lại những ngôi làng di sản như vậy, từ đó có chính sách đầu tư đào tạo và đưa sản phẩm vào thị trường lớn” [92, tr.154]; hay khi phản ánh cách viết ẩu, thiếu

trách nhiệm của một số người cầm bút, ông thẳng thắn đề nghị: “tôi đề nghị hãy

dè chừng một lối kể chuyện “người Huế - việc Huế” búa xua trên báo và sách, được mệnh danh là “Giai thoại Huế”. Dù là giai thoại đi nữa, người viết cũng phải có trách nhiệm, để tôn trọng người đọc và tôn trọng Huế” [92, tr.159].

Sử dụng giọng chính luận mang màu sắc báo chí (được thể hiện qua giọng nghi vấn, bình luận và kiến nghị) nhưng ký Hoàng Phủ Ngọc Tường không bị rơi vào giáo huấn khô khan, gượng ép bởi tất cả đều xuất phát từ cái tâm chân thành của người nghệ sỹ luôn trăn trở với những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Những lời bình luận, phê bình, góp ý của nhà văn mang tính chủ quan nhưng lại phù hợp với “tâm ý” của đại đa số nhân dân, dựa trên lẽ công bằng, bình đẳng và tình yêu vô hạn với cuộc sống và con người. Bằng những trang văn mang hơi thở nóng bỏng của hiện thực cuộc sống, ông đã khiến người đọc cảm phục trước tư duy thời cuộc bén nhạy, đôi mắt tinh đời và tấm lòng luôn hướng rộng về cuộc đời.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 94 - 96)