Những con người mới

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 66 - 68)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người

2.2. Thế giới nhân vật

2.2.1.2. Những con người mới

Ở những tác phẩm viết về công cuộc phục hồi, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội sau chiến tranh, Hoàng Phủ Ngọc Tường tập trung phản ánh

những con người mới của một cuộc sống mới trên những mảnh đất đang hồi

sinh mạnh mẽ. Đó là những con người mang trong mình sức trẻ với khát vọng và

ý chí “muốn phá vỡ cái quán tính của quá khứ trong tất cả những gì trì kéo và

kềm hãm của nó để giành lấy thế chủ động sáng tạo trên hướng mới của cuộc sống” [91, tr.46] và lòng tin vững vàng vào tương lai tươi sáng. Họ là những

cánh chim đầu đàn của một tập thể quần chúng lao động hăm hở và đầy quyết tâm trên một mặt trận mới: mặt trận lao động sản xuất. Nhà văn chỉ phác họa nhân vật với những nét chấm phá nhưng đủ để nhân vật hiện lên với sức thuyết phục người đọc về những con người mới với sức mạnh chế ngự được cả thiên nhiên, vượt qua khó khăn để vươn lên giành thắng lợi.

Trong Chế ngự cát, giữa một tập thể thanh niên tham gia hăng hái, sôi nổi, nổi bật hình ảnh nhân vật Sơn – bí thư huyện đoàn với “cái tài điều binh

nhanh, sắc, dứt khoát” [87, tr.100] trong chiến trận “Bình Trị Thiên quật khởi”

khi thấy các doanh trại vắng hoe sau cơn mưa to ập xuống, mừng vui đến khôn siết khi sáng sớm lại thấy tất cả đã vào vị trí. Anh Hoan - bí thư huyện ủy Hải Lăng lại gây ấn tượng bởi sự sâu sắc, nhạy cảm và suy nghĩ mang tầm chiến lược. Anh hiểu thiên nhiên trên mảnh đất quê anh như hiểu về một con người

gần gũi: “Anh hiểu cát như cách hiểu nội tâm của một con người, với những khổ

đau, những ước vọng và những khả năng để vươn lên của nó” [87, tr.105]. Qua

cách nói “say sưa” của anh về những dự định tương lai có thể thấy một con người sống đầy tâm huyết, khát khao vươn lên mạnh mẽ, niềm tin vững chắc về một cuộc sống ấm no trước mắt cho người dân Hải Lăng.

Trong Đứa con phù sa, chúng ta lại bắt gặp nhân vật Chín – một cán bộ xã năng động, hăng say với công việc. Qua một chi tiết nhỏ: “đưa tay quệt

ngang mồ hôi” và hình ảnh “đôi mắt và hàm răng trắng lộ rõ trên khuôn mặt cháy nắng”, “ngồi không tựa lưng vào thành ghế, bàn tay vẫn giữ lấy cái mũ bộ đội úp trên đùi, dáng nhấp nhổm cứ chực đứng dậy; toàn bộ người anh như bị thúc đẩy bởi một sức cơ động thường trực” [91, tr.53] đã toát lên sức trẻ, sự

mạnh mẽ, say mê lao động ở anh – một con người chân chất, mộc mạc nhưng mang trong mình niềm tin rất hiện thực về sự no đủ và bình ổn của cuộc sống.

Nhân vật Thi trong Rất nhiều ánh lửa cũng là một con người mới với

niềm đam mê công việc truyền chữ trong những lớp học bình dân. Hình ảnh Thi được nhà văn xây dựng khá trọn vẹn. Từ trong hồi ức của nhà văn, nhân vật từ

thủa còn ngồi trên ghế nhà trường đã là một “Việt cộng nằm vùng”, ngủ gật vì những đêm thức trắng đánh trận tập kích, một tiếng chào thầy trước khi “ra đi

dựng trại trên đồi”, tất cả đã khắc sâu những ấn tượng đẹp về một thanh niên

đầy lý tưởng và hoài bão. Chàng thanh niên ấy khi tác giả gặp lại đã trở thành một người bộ đội từng trải qua những cuộc chiến và còn là một người thầy giáo đi thắp lửa tri thức cho những người dân nghèo. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật được tác giả biểu lộ qua miêu tả những chi tiết rất nhỏ. Từ một hành động tự

nhiên như mang ngọn khoai cho một bà mẹ với lời dặn dò “mẹ để trên cát cho

mát ngọn” [87, tr.4] đã cho thấy sự nhân hậu, ấm áp trong anh và trong cái giọng

ngâm thơ đầy sức cuốn hút, pha chút ngậm ngùi của anh biểu lộ một sự rung cảm, một niềm đam mê sâu thẳm trong tâm hồn. Chính tác giả phải thốt lên:

“một phần có lẽ bởi đó là tâm hồn Thi; phần khác, đấy chính là một hình ảnh quá đẹp của đất nước, một đất nước vừa lạ lùng vừa thân thiết đang trở về” [87,

tr.8].

Có thể thấy, khác với “nhân vật anh hùng”, “những con người mới” là những nhân vật đời thường nhưng mang trong những phẩm chất đẹp, sức trẻ, sự hăng say lao động, trần đầy ý chí và niềm tin lạc quan vào tương lai. Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn đặt họ trong một tập thể với tinh thần đoàn kết vững chắc như

với nhân vật Sơn, Hoan trong Chế ngự cát là nhân dân Hải Lăng, từ già, trẻ, gái

trai đều hừng hực một quyết tâm dồn sức người, sức của để đắp con đê cát lịch

sử; với Chín trong Đứa con phù sa là nhân dân Gò Nổi trong khát khao thay đổi, vươn lên một cuộc sống ấm no, hạnh phúc; với Thi trong Rất nhiều ánh lửa là

những người dân chất phác, hồn hậu sống ở một thành phố đã từng bị địch chiếm dài suốt cả hai cuộc chiến đang nỗ lực để giành lấy ánh sáng của tri thức… Chính tập thể đó là điểm tựa vững chắc để “nâng cánh” cho ước mơ, lý tưởng và cổ vũ mạnh mẽ cho hành động của họ và họ là những con người xuất sắc vì đã biết phát huy và dẫn dắt sức mạnh của cộng đồng để đi đến thắng lợi.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)