Khám phá về lịch sử

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 40 - 43)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Chiều sâu văn hóa và khám phá về lịch sử

2.1.2.2. Khám phá về lịch sử

Bên cạnh những trang viết về văn hóa, ký Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đưa đến cho người đọc những trang viết khám phá về lịch sử, trong đó chứa đựng những cách nhìn nhận khách quan, tiến bộ và nhân đạo của nhà văn.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là người hay suy nghiệm về lịch sử. Dòng chảy miên viễn của thời gian vốn khắc nghiệt nhưng “quá khứ không hoàn toàn là dĩ

vãng”. Trong suy nghĩ của nhà văn, “than đá là quá khứ của trái đất nhưng than

đá không bao giờ cũ; nó bị dồn nén cồn cào trong lòng đất và luôn đòi bốc cháy, và như vậy, than đá là khát vọng của đất. Mọi khát vọng được thực hiện thành cuộc sống bền vững đều mang theo những giá trị địa chất của nó, nhìn qua thời gian”. Lịch sử sẽ luôn là những mạch vỉa than đá mang sức mạnh trường tồn

mạnh mẽ như thế. Có lẽ đó cũng chính là lí do vì sao khi ông đặt chân lên vùng, miền nào của Tổ quốc cũng cố gắng để khám phá lịch sử của nó, để từ đó soi chiếu và đánh giá về hiện tại và dự cảm về tương lai. Ông đã ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn để thắp sáng lên những giá trị của quá khứ có khi đã bị vùi lấp, lãng quên. Ông đã tái hiện bức tranh lịch sử của những vùng đất như

Huế (Huế, di tích và con người, Vương triều Nguyễn trên đường phố Huế,

Chuyện Nhà Nguyễn…); Quảng Nam (Rượu Hồng đào chưa nhắm đã say),

Gò Nổi (Những đứa con phù sa), Cà Mau (Rừng nước mặn), Lạng Sơn (Rừng

hồi)… từ thủa ban đầu sơ khai cho đến tận ngày nay. Nhìn vào lịch sử của những

vùng đất ấy, nhà văn nhận ra cuộc vận động đi tới, từ quá khứ, qua hiện tại để hướng đến tương lai của con người, cuộc vận động không hề dễ dàng mà đầy gian nan, khó khăn, đòi hỏi sự mưu trí, thông minh và sáng tạo của con người.

Ông nhìn thấy ở đó vẻ đẹp của ý chí và khát vọng của con người đã “phá vỡ cái

quán tính của quá khứ trong tất cả những gì trì kéo và kìm hãm của nó để giành lấy thế chủ động sáng tạo trên hướng mới của cuộc sống” [89, tr.127]. Con

người đã nỗ lực vượt qua những giông bão của lịch sử, “nắm lấy quy luật” để

“đưa lịch sử đi tới những cứu cánh đã quyết tâm” [89, tr.162 + 163]. Đặc biệt,

ông viết nhiều về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ - ngụy giành độc lập, thống nhất hai miền Tổ quốc của nhân dân miền Trung. Với ông, đó là những tháng ngày đẹp đẽ và vinh quang nhưng cũng đầy đau thương và mất mát để xây

dựng nên nền tảng cho cuộc sống vững chắc ngày hôm nay. Ông lo sợ “sự lãng quên” quá khứ ấy như một căn bệnh vô tình nhưng thật đáng buồn của thời gian và con người. Sự lãng quên đau đớn nhất là quên đi chiến công mà nhân dân đã tạo ra bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Là một người chiến sỹ cách

mạng, ông hiểu rằng: “Chiến tranh nhân dân, là sức mạnh đánh giặc, giữ nước

hàng nghìn năm của người Việt Nam” [92, tr.84]. Nhà văn đã đánh giá rất cao

vai trò của nhân dân khi cho rằng: “Nhân dân là con Rùa thiêng đã lặn lội hai

mươi năm để đưa đất nước vượt qua dòng sông sóng to gió lớn của thời đại chúng ta” [92, tr.70]. Cuộc chiến đi đến thắng lợi với vai trò chủ chốt, không thể

thay thế của nhân dân. Nói cách khác, cội nguồn cho mọi chiến thắng chính là nhân dân. Nhân dân mà cụ thể hơn là những người nông dân đã làm nên lịch sử:

“Thử giở lại lịch sử xem lại, nghìn năm từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Thằng Bờm nông dân - quạt mo ấy đã bao phen đứng lên khởi nghĩa, đưa ra đỡ lấy tên đạn ...” [92, tr.36]. Tư tưởng đó của ông không phải là mới, nhưng nó

một lần nữa khẳng định chất nhân văn và cái nhìn đúng đắn, khách quan về lịch sử của nhà văn.

Viết về Huế - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dựng lại bức tranh lịch sử khá cụ thể, đầy đủ về thành phố cố đô từ thủa sơ khai thành lập khi còn là vùng Châu Hóa cho đến bây giờ. Lịch sử xứ Huế được nhà văn đặt trong cái nhìn song chiều với văn hóa. Sự phồn thịnh hay suy yếu của văn hóa gắn với sự thăng trầm của lịch sử. Ông đã có những cách đánh giá tiến bộ và khách quan khi nhìn nhận vị trí, vai trò, công và tội của nhà Nguyễn đối với Huế và lịch sử dân tộc. Ông cho rằng cần phải có cái nhìn công bằng với nhiều vấn đề lịch sử. Các chúa Nguyễn, các vua nhà Nguyễn có người có công, có người có tội, và không vì thế mà phủ nhận hết những cống hiến của nhà Nguyễn. Ông không phải là một nhà lịch sử để đánh giá các nhân vật và sự kiện lịch sử bằng con mắt lí trí lạnh lùng, ông nhìn nhận lịch sử bằng tâm cảm của mình nhưng đã có những khám phá đúng đắn và tiến bộ về lịch sử.

Văn hóa và lịch sử là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau. Suy ngẫm về mối quan hệ giữa văn hóa và lịch sử, nhà văn đã có những

những di tích. Chính nhờ biết nhìn các di tích bằng đôi mắt chăm chú, con người có thể sống lại chuỗi thời gian xa xăm đầy những biến cố kỳ lạ đã dệt thành tấm vải vĩnh hằng của hiện hữu gọi là lịch sử; hưởng thụ được những văn hóa rực rỡ của trí tuệ gọi là Cái Đẹp; tiếp thu những kinh nghiệm sống quý báu mà những thế hệ xa xưa đã tạo nên gọi là Văn Hóa” [92, tr.19]. Văn hóa được xây dựng,

bồi đắp và lưu truyền qua dòng lịch sử. Văn hóa chính là những gì tinh túy nhất mà lịch sử đã lưu giữ lại. Ngược lại, nhìn vào văn hóa (các hiện vật văn hóa) có thể kiếm tìm những ảnh hình của quá khứ và đánh giá đúng đắn các giá trị lịch sử. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm hiểu và lí giải văn hóa từ những sự kiện của lịch sử và ngược lại khi khám phá về lịch sử, nhà văn cũng soi chiếu lịch sử dưới góc nhìn văn hóa.

Lịch sử trong con mắt Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải cái gì trừu tượng, xa xôi, mà là những thứ hữu hình, cụ thể và sống động. Đó là những dấu

tích tổ tiên đã để lại trong một “nắm tro bếp của thuở Vua Hùng dựng nước, mũi

tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng”, “thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu”, “chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản…” [92, tr.20]. Bởi với nhà văn “di tích là chiều thứ tư của thế giới bao quanh con người – tức là Thời gian” [92, tr.22]. Ông tìm

thấy ở đấy “ý thức cội nguồn, chân lý lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt

qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người” [92, tr.20]. Lắng nghe

trong “tiếng âm u” của viên gạch di tích, ông linh cảm ra “âm thanh mã hóa của

mấy trăm năm chinh chiến giữ nước” [92, tr.20]. Nghe điệu Lý Qua Đèo, nhận

thấy điệu lý “đồng vọng cả vận mệnh lịch sử của dân tộc” [92, tr.305]. Ông đã

bằng “văn hóa tâm cảm” để tiếp cận lịch sử nên nhà văn có những sự nhạy cảm và tinh tế đến không ngờ như thế.

Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, lịch sử không xa vời, lịch sử thường trực

trong tâm hồn mỗi người chúng ta, chỉ đợi chờ những “động chạm” để lại bừng sống dậy: “lịch sử vẫn lóe sáng trong tâm thức mỗi con người, nhiều khi bằng

những động chạm rất khẽ, giống như những người già trên núi lấy lửa từ trong đá” [90, tr.169]. Dòng chảy của lịch sử là tất yếu và con người, cuộc đời mỗi

người là một phần của lịch sử. Ông đã rất sâu sắc khi viết: “Dù người ta không

biết hoặc đúng hơn, chưa biết đến, thì lịch sử cũng sẽ có những cánh tay vươn đến tận mỗi tâm hồn và gõ cửa. Miễn rằng người ta đừng nhắm mắt lại, đừng để trái tim tắt hết lửa trước cuộc sống” [87, tr.22].

Cảm nhận cuộc sống bằng con mắt văn hóa – lịch sử đòi hỏi phải là một tâm hồn thực nhạy cảm và tinh tế, đồng thời phải có vốn liếng dồi dào về văn hóa, lịch sử để có thể nắm bắt và lí giải được tận cùng cuộc sống. Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường sâu sắc là vì thế. Ông đã bằng tâm thức văn hóa để đem lại cho người đọc cả một thế giới mang sắc màu và chiều sâu của văn hóa, lịch sử. Ở góc độ nào của đời sống mà ông phản ánh, ông đều nhìn nhận nó trong mạch chảy miên viễn của dòng thời gian được gọi là “lịch sử” và những yếu tố mang chiều sâu của văn hóa. Ở mỗi mảnh đất nhà văn đã đặt chân đến, ông đều “ngắm nghía” để miêu tả lại bằng văn hóa – lịch sử. Ở mỗi sự kiện mà ông đã trải qua ông đều xem xét, “đặt” trong chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa. Và ở mỗi một nhân vật ông lựa chọn “vẽ chân dung”, ông đều tìm cách lí giải những tâm tư, tình cảm, tư tưởng dưới ánh sáng của văn hóa – lịch sử. Nói cách khác như

nhà nghiên cứu Trần Đình Sử từng nhận xét: “Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là

một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát triển bề dày văn hóa và lịch sử của hiện tượng đời sống” [97, tr.234].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)