Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 54 - 55)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.Thế giới nhân vật

Là một thể loại văn xuôi tự sự luôn đặt tính chân thực lên hàng đầu, ký xây dựng nhân vật dựa trên những sự thật của đời sống. Nhân vật trong ký thường là người thật, việc thật. Tuy nhiên, không vì thế mà nhân vật của ký là những bản sao, photocopy nguyên mẫu hiện thực mà mất đi tính sinh động, hấp dẫn. Ký vẫn chấp nhận sự hư cấu ở một mức độ nhất định, cho nên, nhân vật của ký vừa giống những người thật trong cuộc sống lại vừa là nhân vật văn học. Nhưng nếu tiểu thuyết hay truyện ngắn dựng lên những nhân vật hư cấu với đầy

đủ hình hài, tính cách, số phận thì thể ký lại “cho phép phác họa những hình

tượng nhân vật không hoàn chỉnh (không nhất thiết phải có số phận, tính cách, không nhất thiết phải được triển khai sâu sắc, nhiều mặt), cho phép dừng lại ở những mẩu chuyện (không nhất thiết phải dựng thành cốt truyện hẳn hoi có hành động thống nhất)” [21, tr.9]. Những hình tượng nhân vật trong ký Hoàng Phủ

Ngọc Tường cũng không nằm ngoài quy luật chung này của thể loại. Ông đã xây dựng một thế giới nhân vật rất phong phú, đa dạng. Chúng ta bắt gặp trong đó những con người đã sống và cống hiến hết mình cho công cuộc bảo vệ và xây

dựng Tổ quốc; những danh nhân, những người nghệ sỹ với lý tưởng cao đẹp, tài năng thiên phú và nhiệt huyết với đời; những người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó trong đời thường nhưng cũng rất dũng cảm trong chiến đấu; những thiếu nữ của “miền gái đẹp” trong mộng mơ hoài niệm… Nhưng đầu tiên và đặc biệt nhất ấy chính là chân dung của chính nhà văn được thể hiện đậm nét qua cái tôi tác giả. Nếu đọc ký Nguyễn Tuân, chúng ta bắt gặp một cái tôi ngông nghênh, kiêu bạc và xê dịch qua các trang ký trải dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc, thì đọc ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta ngỡ ngàng nhận ra một cái tôi yêu nước, cái tôi uyên bác, thâm trầm với vốn sống, vốn hiểu biết dồi dào, phong phú về lịch sử, văn hóa, triết học, hội họa, thiên nhiên… và đó còn là một cái tôi “ham chơi”, yêu cái đẹp và cũng có những giây phút đắm chìm trong thế giới riêng của nỗi buồn và hoài niệm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 54 - 55)