Ngôn từ mang tính khoa học, rành mạch và chặt chẽ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 86 - 88)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người

3.1. Ngôn từ nghệ thuật

3.1.3. Ngôn từ mang tính khoa học, rành mạch và chặt chẽ

Ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc Tường như đã nói là sự hòa trộn một cách hài hòa giữa sự mềm mại, bay bổng của chất thơ, giàu suy tưởng và triết lý, chặt chẽ và trí tuệ. Khi đề cập đến những vấn đề mang tính khoa học như địa lý, lịch sử, văn hóa…, ông cũng sử dụng nhuần nhuyễn hệ thống ngôn từ rành mạch, chính xác của tư duy khoa học.

Hoàng Phủ Ngọc Tường có cách lập luận rất logic, chặt chẽ và dùng nhiều dữ liệu như những con số, tư liệu, dữ kiện… để tăng tính thuyết phục cho vấn đề

được ông lựa chọn để trình bày. Viết về Mấy đặc trưng của văn hóa ăn vùng

ăn ngon, và nghệ thuật chế biến, trình bày sự độc đáo về “vị thuốc trong món ăn”, từ đó rút ra những đánh giá chung về văn hóa ẩm thực Huế. Để chứng minh cho sự giàu có của rừng nước mặn Cà Mau, ông đã làm phép liệt kê về các loại

thực vật, động vật sống trên đất rừng, như: “Sông và biển Cà Mau đầy ắp những

tôm cá. Tôm khô cá mặn ở đây có giá trị cả trong nước lẫn quốc tế. Cá đủ các loại: đường, gộc, vượt, chen, sủ, bống, mú, ngát, đuối, kèo, nhám, khoai, chét, đối, đao, chốt…” [87, tr.43]. Hay khi viết về rừng hồi, ông đã cung cấp cho

người đọc nhiều tư liệu về cây hồi, từ hình dáng, giá trị tinh dầu, điều kiện sinh

trưởng, như: “Trung bình cứ 60 kilogam quả hồi tươi cho khoảng 2 kilogam tinh

dầu” [89, tr.168], “Nó chỉ phát triển trên một nền đất với những sườn dốc thoải có độ cao từ 200 đến 400 mét; lượng mưa nhiều và rải đều quanh năm…” [89,

tr.16] hay dùng số liệu chính xác để chứng minh cho giá trị cây hồi Việt: “Độ

đông kết của tinh dầu hồi Trung Quốc là 15 độ so với 18 độ của hồi Việt Nam”

[89, tr.171].

Bên cạnh đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thường sử dụng các từ ngữ nước ngoài như tiếng Latinh, Anh, Pháp… trong các sáng tác của mình. Tiêu

biểu như, trong Rừng hồi, ông đã đưa vào một loạt từ ngữ Latinh: amabilis

scientiae (khoa học đáng yêu), “Cây hồi có tên khoa học là lllicum verum Hook. Trong đó cái họ Latinh có nghĩa là sự quyến rũ” [89, tr.168]; Anis e’toile’ (cây hồi cánh sao), Parvi-florum Michx, Floridanum Ellis (tên các loại hồi)… Trong

bài viết về không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng, ông sử dụng từ tiếng Pháp như:

Cathédrale d’Images (giáo đường hình ảnh), Le pays de Nulle Part (xứ không biết nơi nào)…

Ngoài ra, nhà văn cũng sử dụng một số lượng lớn từ Hán Việt theo cách của riêng ông đem lại hiệu quả đặc biệt cho văn phong của ông. Có những câu

văn được “lèn chặt” bởi từ Hán Việt, như: “Chim hải âu bay tung trời, hòa nhập

vào tâm thức của một người cưỡi gió đi khám phá vũ trụ, xuyên qua khoảng không giữa những vì sao. Khác với cái nhìn của người trái đất, nhà du lịch thái hư biết đến một không gian mới, bên ngoài giới hạn, mọi biên giới, xa thẳm vô cùng” [90, tr.48]. Từ Hán Việt thường đem lại cảm giác về sự trang trọng, cao

nhã của ngôn từ nhưng dưới sự sử dụng linh hoạt của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại trở nên dễ hiểu, gần gũi hơn với người đọc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)