Kết cấu theo trường liên tưởng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 99 - 100)

2.1.3.1 .Thiên nhiên hòa hợp với con người

3.3.2. Kết cấu theo trường liên tưởng

Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên có viết: “Ký khác với truyện ở chỗ ký không có một xung đột thống nhất, phần triển khai của tác phẩm chủ yếu mang tính miêu thuật”. Quả thật, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tính chất đó ở

sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường với kiểu tổ chức trần thuật theo trường liên tưởng. Ông luôn đặt vấn đề, sự kiện trong mối tương giao, từ vấn đề, sự kiện, hình ảnh này lại “nhớ” về sự kiện, hình ảnh khác hay từ miền không gian này đến miền không gian khác, từ khung thời gian này nhảy sang khung thời gian khác. Thậm chí, đan xen vào có những câu chuyện bên lề tưởng như không hề liên quan đến chủ đề, tư tưởng của tác phẩm nhưng thực chất lại nằm trong văn mạch của tác giả, trong ý tưởng mà tác giả dấu ngầm. Kết cấu liên tưởng trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường thường được sắp xếp theo hai hướng: liên tưởng tương đồng, liên tưởng tương phản.

Về kết cấu theo trường liên tưởng tương phản, có thể dễ dàng nhận ra ở những đối cực mà tác giả dựng lên giữa cuộc đời thực và khát vọng hiện sinh để nhằm nêu bật lên những vấn đề như: sự sống – cái chết, hữu hạn – vô hạn, mong manh thoáng chốc – trường cửu bất diệt; hoặc đơn giản dùng tương phản để

nhấn mạnh cho một trong hai đối tượng của đối sánh. Ở tác phẩm Ngọn núi ảo

ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kết cấu tác phẩm theo hai mảng chính đối lập:

Bạch Mã của thời huy hoàng và đầy ắp kỷ niệm; Bạch Mã của thời phế tích, tàn

tạ như một “cõi hỗn mang” và hoang vắng. Qua đó, làm nổi lên ý tưởng chủ đạo

của nhà văn được đặt ở cuối bài, đó là sự phù hư, ảo ảnh của cuộc đời, tất cả đều

thời gian. Ở tác phẩm Cồn Cỏ ngày thường, tác giả đã làm phép so sánh hình

ảnh Cồn Cỏ của những năm tháng trước đây và hình ảnh Cồn Cỏ sau chiến tranh

lại nay; từ đó làm nổi bật lên sự đổi thay mới mẻ của nơi đây. Hay trong Chim

nhạn và cây thông, tác giả đã lấy sự khác nhau giữa Tản Đà và Nguyễn Công

Trứ để bàn về động – tĩnh hay là cách hành xử khôn ngoan của trí thức Việt. Kết cấu theo trường liên tưởng tương đồng được Hoàng Phủ Ngọc Tường “yêu thích” sử dụng. Đây là một kiểu kết cấu thường gặp, có khi là kết cấu nhỏ

của các đoạn văn, có khi là kết cấu lớn bao trùm của tác phẩm. Trong Đất Mũi,

nhà văn đã có những liên tưởng từ không gian này đến không gian khác nhưng đều là những không gian mang ý nghĩa đặc biệt, nối kết với nhau bằng tâm ý của con người: Cà Mau – Lạng Sơn. Nhà văn đứng ở cực Nam xa xôi của Tổ quốc để nhớ về mảnh đất cực Bắc địa đầu Tổ quốc, và ở mảnh đất phù sa bồng bềnh như da thịt mới lên non lại bồi hồi tưởng về núi đồi lộng gió phía bắc. Hay viết

về khu rừng tùng cổ A Sao trong tác phẩm Đời rừng, tác giả lại mở rộng không

gian miêu tả về khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, tạo một đối sánh để nhấn mạnh sự vượt trội của rừng tùng về sự phong phú và đa dạng những loài động

thực vật quý hiếm. Trong Tưởng niệm Diana, tác giả đã từ số phận công nương Diana để liên tưởng đến số phận nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Họ đều là những giai nhân tài, sắc vẹn toàn nhưng số phận bi thảm và căn nguyên của bất hạnh đều là những “yếu tố cuộc đời” gây ra dù hiện ra dưới khuôn mặt của thằng bán tơ hay bọn săn tin lá cải.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)