I. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh 7 - 15 tuổi trƣờng Tiểu học và THCS tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi rút ra một số kết luận
1. Chiều cao đứng của học sinh nam lúc 7 tuổi là 113,85 cm đến 15 tuổi là 156,05 cm, mỗi năm tăng trung bình 5,28 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ lúc 7 tuổi là 112,94 cm đến lúc 15 tuổi là 151,71, mỗi năm tăng trung bình 4,95 cm. Thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao đứng của học sinh nam là 13 - 14 tuổi (tăng 6,49 cm) và của học sinh nữ là 10 - 11 tuổi (tăng 6,33 cm).
Cân nặng của học sinh nam tăng từ 18,86kg lúc 7 tuổi lên 42,75 kg lúc 15 tuổi, tăng trung bình 2,99 kg/năm, tăng nhảy vọt lúc 13 - 14 tuổi (tăng 4,05 kg). Cân nặng của học sinh nữ tăng từ 17,79 kg lúc 7 tuổi lên tới 41,20 kg lúc 15 tuổi, tăng trung bình 2,93 kg/năm, tăng nhảy vọt lúc 11 - 12 tuổi (tăng 4,39 kg). Thời điểm tăng nhảy vọt cân nặng của học sinh xuất hiện muộn hơn so với thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao đứng.
Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm 2,15 cm, tăng nhảy vọt lúc 14 - 15 tuổi (tăng 2,73 cm). Vòng ngực trung bình của học sinh nữ tăng trung bình mỗi năm là 2,39 cm, tăng nhảy vọt lúc 12 - 13 tuổi (tăng 3,59 cm). Thời điểm tăng nhảy vọt vòng ngực của học sinh xuất hiện muộn hơn so với thời điểm tăng trƣởng chiều cao.
Chỉ số pignet của học sinh đều biến đổi theo quy luật chung là tăng trong giai đoạn đầu và giảm trong giai đoạn sau. Ranh giới giữa hai giai đoạn này là lúc 11 tuổi ở học sinh nam và 12 tuổi ở học sinh nữ. Mỗi năm, chỉ số pignet của học sinh nam tăng 0,31 và của học sinh nữ tăng 0,09.
BMI của học sinh tăng dần theo tuổi do mức tăng cân nặng của học sinh lớn hơn mức tăng chiều cao. BMI của học sinh nam tăng trung bình 0,40
101
kg/m2/năm và của học sinh nữ tăng trung bình 0,46 kg/m2/năm. Tốc độ tăng BMI của học sinh trong các năm không đều. Đối chiếu với biểu đồ BMI của CDC, đa số học sinh trong nhóm nghiên cứu có thể trạng bình thƣờng (88,77%), số học sinh béo phì rất ít nhƣng tỉ lệ suy dinh dƣỡng còn cao (9,81%).
2. Chỉ số IQ của học sinh tăng từ 94,82 điểm lúc 7 tuổi lên 102,51 điểm lúc 15 tuổi, xếp ở mức trí tuệ trung bình, tăng trung bình 0,96 điểm/năm. Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ gần giống với phân phối chuẩn, tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức trên trung bình là 28,44%, còn tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức dƣới trung bình là 20,76 %. Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức cao tăng dần theo lứa tuổi, trong khi đó, tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức thấp giảm dần theo lứa tuổi.
3. Trong cùng một lứa tuổi, tỉ lệ học sinh có kiểu hình thần kinh trung tính lớn nhất (37,09%) và kiểu hình hƣớng nội nhỏ nhất (28,80%). Số học sinh có kiểu hình hƣớng ngoại giảm dần theo tuổi, còn số học sinh có kiểu hình hƣớng nội và trung tính tăng dần theo tuổi.
4. Điểm trí nhớ thị giác và điểm trí nhớ thính giác của học sinh tăng dần theo tuổi. Trung bình mỗi năm điểm trí nhớ thị giác của học sinh tăng 0,54 - 0,58 điểm và điểm trí nhớ thính giác tăng 0,53 - 0,54 điểm. Trong cùng một độ tuổi, khả năng ghi nhớ thị giác luôn tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác nhƣng mức chênh lệch không lớn, không có sự khác biết về khả năng ghi nhớ của học sinh theo giới tính.
5. Độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi. Độ tập trung chú ý lúc 7 tuổi là 13,88 điểm đến 15 tuổi là 31,97 điểm. Trung bình mỗi năm, độ tập trung chú ý của học sinh tăng 2,25 điểm. Tốc độ tăng khả năng chú ý của học sinh diễn ra không đồng đều giữa các độ tuổi và theo giới tính.
6. Điểm trạng thái cảm xúc của học sinh nam và nữ đều giảm dần theo tuổi. Ở học sinh nam, lúc 7 tuổi, điểm cảm xúc là 203,48, lúc 15 tuổi là
102
192,53 điểm, mỗi năm giảm trung bình 1,36 điểm. Ở học sinh nữ, lúc 7 tuổi điểm cảm xúc là 199,22 , lúc 15 tuổi là 187,21 điểm, mỗi năm giảm trung bình 1,49 điểm. Nhƣ vậy, điểm cảm xúc chung của học sinh nữ giảm trung bình qua các năm nhiều hơn của học sinh nam. Tốc độ giảm điểm cảm xúc chung không đồng đều giữa các lứa tuổi, có lứa tuổi giảm nhanh, có lứa tuổi giảm chậm. Điểm cảm xúc chung giảm nhanh ở 14 - 15 tuổi và giảm nhanh nhất lúc 15 tuổi (giảm 3.15 điểm đối với nam và 4,19 điểm đối với nữ). Không có sự khác biệt rõ về trạng thái cảm xúc theo giới tính.
7. Giữa chỉ số IQ với trí nhớ, khả năng chú ý và cảm xúc của học sinh đều có mối tƣơng quan tuyến tính thuận. Trong đó, giữa chỉ số IQ với trí nhớ (với r = 0,712039 - 0,738912), chỉ số IQ với độ tập trung chú ý (với r = 0,723187) có mối liên quan chặt. Mối liên quan giữa chỉ số IQ và trạng thái cảm xúc ít chặt chẽ nhất (với r = 0,289827).
II. ĐỀ NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin đƣa ra một số đề nghị. Các chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh, luôn thay đổi và phụ thuộc nhiều yếu tố ( điều kiện sống, các điều kiện kinh tế, xã hội..). Vì vậy, các chỉ số này cần đƣợc tiến hành nghiên cứu thƣờng xuyên và rộng khắp để có đƣợc các dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng sức khỏe, các biện pháp giáo dục và đào tạo phù hợp. Muốn phát triển thể lực của học sinh cần đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền về dinh dƣỡng hợp lý cho các bữa ăn trong gia đình hàng ngày, đảm bảo cho các em phát triển toàn diện về mặt thể chất, tránh tình trang suy dinh dƣỡng và béo phì.
Trong giáo dục, cần kết hợp nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực để đem lại hiệu quả cao. Phƣơng pháp trực quan giúp tăng khả năng ghi nhớ của học sinh, đồng thời cần thiết kế bài giảng hợp lý gây sự chú ý của học sinh, giúp học sinh ghi nhớ tốt, thuộc bài nhanh.
103
Xây dựng lớp học đoàn kết, thân thiện, không khí hòa đồng để học sinh có thể phát triển tốt về nhân cách và tâm sinh lý.
Thể lực và trí tuệ của học sinh trong nhóm nghiên cứu còn thấp hơn so với vùng đồng bằng. Vì vậy, đề nghị Đảng và Nhà nƣớc cần có những chƣơng trình hỗ trợ thiết thực, kịp thời giúp nhân dân vùng sâu, vùng xa nói chung và huyện Hòa An nói riêng, phát triển kinh tế đồng đều, nâng cao mức sống và nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ em tốt hơn.
104