Chiều cao đứng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 45 - 51)

3.1.1.1. Chiều cao đứng của học sinh nam

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh nam từ 7 - 15 tuổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh nam.

Tuổi n

Chiều cao (cm)

X ± SD Tăng Max Min Max - Min 7 58 113,85 ± 5,58 - 124 103 21 8 60 118,04 ± 6,14 4,19 130 107 23 9 61 123,87 ± 4,48 5,83 135 116 19 10 56 128,63 ± 3,08 4,81 137 122 15 11 61 132,80 ± 3,64 4,12 144 123 21 12 58 138,10 ± 5,78 5,30 150 126 24 13 60 144,40 ± 7,56 6,30 158 129 29 14 63 150,89 ± 7,39 6,49 162 137 25 15 62 156,05 ± 5,92 5,16 165 142 23

Tăng trung bình/ năm 5,28

Các số liệu trong bảng 3.1 cho ta thấy, chiều cao đứng của học sinh nam tăng dần theo tuổi. Cụ thể, chiều cao của học sinh nam tăng từ 113,85 cm lúc 7 tuổi lên 156.05 cm lúc 15 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 5,28 cm. Tuy

34

nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh diễn ra không đồng đều giữa các lứa tuổi. Từ 12 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam bắt đầu tăng nhanh và tăng nhanh nhất lúc 13 - 14 tuổi (tăng 6,49cm). Đây là thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nam.

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của học sinh nam theo tuổi. Mức độ khác nhau về chiều cao giữa học sinh nam cao nhất với học sinh thấp nhất rất lớn, đặc biệt ở độ tuổi 11 - 15. Mức chênh lệch lớn nhất ở độ tuổi 13 (chênh lệch 29 cm). Sự khác nhau này có thể là do học sinh bắt đầu bƣớc vào tuổi dậy thì không giống nhau. Các học sinh bƣớc vào tuổi dậy thì sớm thì thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt về chiều cao cũng tới sớm hơn. Trong khi đó một số khác chƣa bƣớc vào tuổi dậy thì nên chiều cao tăng chậm. Vì vậy, có sự khác biệt lớn về chiều cao của học sinh nam trong cùng một lớp tuổi.

3.1.1.2. Chiều cao đứng của học sinh nữ

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh nữ đƣợc thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Chiều cao đứng (cm)

35

Bảng 3.2. Chiều cao đứng của học sinh nữ.

Tuổi n

Chiều cao (cm)

X ± SD Tăng Max Min Max - Min 7 55 112,94 ± 4,73 - 121 105 16 8 57 117,03 ± 4,81 4,09 129 109 20 9 59 123,77 ± 4,57 6,74 135 116 19 10 54 127,77 ± 5,27 4,81 142 121 21 11 62 134,10 ± 7,21 6,33 146 124 22 12 57 139,72 ± 6,93 5,62 147 127 20 13 60 144,76 ± 6,47 5,04 154 130 24 14 64 148,84 ± 4,55 4,08 158 141 17 15 64 151,71 ± 4,70 2,87 163 141 22

Tăng trung bình/ năm 4,95

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của học sinh nữ theo tuổi. Chiều cao

đứng (cm)

36

Các số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, chiều cao đứng của học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Cụ thể, chiều cao đứng của học sinh nữ lúc 7 tuổi là 112,94 cm tăng lên 151,71 cm lúc 15 tuổi. Nhƣ vậy, tốc độ tăng chiều cao trung bình của học sinh nữ là 4,95 cm/năm.Tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nữ cũng diễn ra không đồng đều giữa các độ tuổi. Chiều cao của học sinh nữ bắt đầu tăng nhanh lúc 9 và 11 tuổi, sau độ tuổi này tốc độ tăng giảm dần.

Mức độ chệnh lệch về chiều cao giữa học sinh nữ cao nhất và học sinh nữ thấp nhất trong cùng một độ tuổi rất lớn, dao động trong khoảng 16 - 24 cm. Chênh lệch lớn nhất ở tuổi 13 (chênh lệch 24 cm). Sự khác nhau có thể là do từ 10 - 13 tuổi học sinh nữ bắt đầu bƣớc vào giai đoạn dậy thì. Học sinh bƣớc vào giai đoạn dậy thì sớm hơn thì thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt về chiều cao cũng đến sớm hơn. Trong khi đó, một số khác lại chƣa bƣớc vào tuổi dậy thì nên chiều cao tăng chậm. Điều này chứng tỏ, sự phát triển chiều cao của học sinh nữ phù hợp với qui luật phát triển chung.

3.1.1.3. So sánh chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ

Chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ đƣợc thề hiện trong bảng 3.3 và hình 3.3, 3.4.

Các số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, từ 7 - 15 tuổi, chiều cao đứng của cả học sinh nam và học sinh nữ đều tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng chiều cao đứng trung bình của học sinh nam là 5,28 cm/năm và của học sinh nữ là 4,95 cm/năm. Điều này chứng tỏ, ở giai đoạn từ 7 - 15 tuổi, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nam lớn hơn của học sinh nữ.

Tốc độ tăng chiều cao hàng năm của học sinh nam và học sinh nữ không đều giữa các độ tuổi. Cả nam và nữ đều có giai đoạn tăng trƣởng nhảy vọt về chiều cao. Ở nam, thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt về chiều cao diễn ra lúc 13 - 14 tuổi, còn ở nữ lúc 9 và 11 tuổi. Nhƣ vậy, thời điểm tăng trƣởng về chiều cao đứng của học sinh nữ đến sớm hơn so với học sinh nam khoảng 3

37

năm. Sự tăng nhảy vọt chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ diễn ra vào giai đoạn dậy thì, là thời điểm cơ thể có sự biến đổi mạnh mẽ về mặt sinh lý. Hoạt động mạnh của hoocmôn sinh dục đã kích thích sự phát triển chiều dài của xƣơng, nhất là các xƣơng ống.

Bảng 3.3. So sánh chiều cao đứng của học sinh nam và nữ.

Tuổi Chiều cao (cm) X 1 -X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 7 113,85 ± 5.58 - 112,94 ± 4,73 - 0,91 > 0,05 8 118,04 ± 6,14 4,19 117,03 ± 4,81 4,09 1,01 > 0,05 9 123,87 ± 4,48 5,83 123,77 ± 4,57 6,74 0,10 > 0,05 10 128,63 ± 3,08 4,81 127,77 ± 5,27 4,81 0,86 > 0,05 11 132,80 ± 3,64 4,12 134,10 ± 7,21 6,33 - 1,30 > 0,05 12 138,10 ± 5,78 5,30 139,72 ± 6,93 5,62 - 1,62 > 0,05 13 144,40 ± 7,56 6,30 144,76 ± 6,47 5,04 - 0,36 > 0,05 14 150,89 ± 7,39 6,49 148,84 ± 4,55 4,08 2,05 < 0,05 15 156,05 ± 5,92 5,16 151,71 ± 4,70 2,87 4,34 < 0,05 Tăng trung bình/năm 5,28 4,95

Trong cùng một lứa tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam và nữ cũng không giống nhau. Từ 7 - 10 tuổi, chiều cao của học sinh nam lớn hơn của học sinh nữ. còn từ 11 - 13 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nữ lại lớn hơn của học sinh nam. Sự khác nhau này là do từ 10 - 13 tuổi học sinh nữ bắt đầu bƣớc vào giai đoạn dậy thì. Đến tuổi 14 - 15, học sinh nam bƣớc vào tuổi dậy thì nên chiều cao phát triển mạnh và cao hơn học sinh nữ.

38

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh.

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh. Chiều cao đứng (cm) Tuổi Mức tăng chiều cao (cm) Tuổi

39

Nhƣ vậy, trên biều đồ biểu diễn sự tăng trƣởng về chiều cao của nam và nữ xuất hiện hai điểm giao chéo. Điểm giao chéo tăng trƣởng chiều cao lần thứ nhất xuất hiện vào lúc 9 - 10 tuổi và điểm giao chéo tăng trƣởng chiều cao lần thứ hai xuất hiện lúc 12 - 13 tuổi (hình 3.3).

Mức độ chênh lệch về chiều cao giữa học sinh nam và học sinh nữ trong các độ tuổi 7, 8,9, 10, 11, 12, 13 không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Còn ở độ tuổi 14, 15 tuổi thì có sự khác nhau đáng kể (p<0,05) và có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời điểm giao chéo tăng trƣởng chiều cao đứng của học sinh phù hợp với kết quả của Trần Thị Loan [46], Trần Đình Long và cs [49], nhƣng sớm hơn so với kết quả của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [13], Đoàn Yên và cs [72].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)