Cân nặng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 51 - 58)

3.1.2.1. Cân nặng của học sinh nam

Kết quả nghiên cứu về cân nặng của học sinh nam từ 7 - 15 tuổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.4 và hình 3.5.

Các số liệu trong bảng 3.4 cho thấy, cân nặng của học sinh nam tăng dần theo tuổi. Cụ thể, lúc 7 tuổi cân nặng của học sinh nam là 18,86 kg và 15 tuổi là 42,75. Nhƣ vậy, tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam trung bình mỗi năm là 2,99 kg/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam không đồng đều giữa các độ tuổi. Từ 7 - 11 tuổi cân nặng của học sinh nam tăng chậm, trung bình tăng 2,41kg/năm. Từ 12 - 15 tuổi cân nặng của học sinh nam tăng nhanh hơn, trung bình tăng 3,58 kg/năm. Thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của học sinh nam xuất hiện lúc 13 - 14 tuổi (tăng 4,05 kg/năm).

40

Tuổi n

Cân nặng (kg)

X ± SD Tăng Max Min Max -Min 7 58 18,86 ± 2,20 - 22 16 6 8 60 20,53 ± 2,24 1,67 27 16 11 9 61 23,43 ± 2,36 2,90 30 20 10 10 56 25,61 ± 3,08 2,18 33 21 12 11 61 28,49 ± 4,81 2,88 39 23 16 12 58 31,25 ± 4,72 2,76 40 24 16 13 60 35,12 ± 6,57 3,87 42 24 18 14 63 39,17 ± 7,08 4,05 49 26 23 15 62 42,75 ± 5,09 3,62 57 32 25

Tăng trung bình/ năm 2,99

Hình 3.5.Biểu đồ biểu diễn cân nặng của học sinh nam. Cân nặng

(kg)

41

Mức chênh lệch giữa học sinh nam nặng cân nhất với học sinh nam nhẹ cân nhất trong cùng một độ tuổi cũng tăng dần từ 7 - 15 tuổi. Cụ thể là mức chênh lệch nhỏ nhất lúc 7 tuổi (6 kg) và lớn nhất là lúc 15 tuổi (25 kg). Sự chênh lệch này có thể do thời điểm bƣớc vào tuổi dậy thì không giống nhau và do chế độ dinh dƣỡng khác nhau. Những học sinh đƣợc chăm sóc với chế độ dinh dƣỡng tốt sẽ nặng hơn so với những học sinh có điều kiện dinh dƣỡng kém.

3.1.2.2. Cân nặng của học sinh nữ

Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh nữ từ 7 - 15 tuổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.6.

Bảng 3.5. Cân nặng của học sinh nữ. Tuổi n

Cân nặng (kg)

X ± SD Tăng Max Min Max - Min 7 55 17,79 ± 2,28 - 20 16 4 8 57 19,83 ± 1,96 2,04 25 16 9 9 59 22,19± 2,77 2,36 28 21 7 10 54 25,12 ± 4,09 2,93 37 23 14 11 62 28,07 ± 4,85 2,95 40 25 15 12 57 32,46 ± 4,75 4,39 44 25 19 13 60 35,84± 6,43 3,38 48 30 18 14 64 39,36 ± 5,34 3,52 51 35 16 15 64 41,20 ± 6,25 1,84 54 36 18

42

Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn cân nặng của học sinh nữ.

Các số liệu trong bảng 3.5 cho thấy, cân nặng của học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Cụ thể, cân nặng của học sinh nữ lúc 7 tuổi là 17,79 kg và đạt 41,20 kg lúc 15 tuổi. Tốc độ tăng cân nặng trung bình là 2,93 kg/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng cân của học sinh nữ không đồng đều giữa các lứa tuổi. Ở giai đoạn từ 7 - 11 tuổi, tốc độ tăng cân nặng của học sinh nữ tƣơng đối chậm, tăng trung bình 2,57 kg/năm, còn giai đoạn từ 12 - 14 tuổi, tốc độ tăng cân nặng của học sinh nữ nhanh hơn, tăng trung bình 3,76 kg/năm. Giai đoạn tăng trƣởng nhảy vọt cân nặng của học sinh nữ diễn ra lúc 11 - 12 tuổi (tăng 4,39 kg).

Mức độ khác nhau giữa học sinh nữ nặng cân nhất và học sinh nữ nhẹ cân nhất trong cùng một độ tuổi cũng không giống nhau. Cụ thể, mức chênh lệch nhỏ nhất lúc 7 tuổi (4,00 kg) và lớn nhất lúc 12 tuổi (19,00 kg). Sở dĩ, có sự khác nhau ở lứa tuổi này có lẽ, do thời điểm dậy thì khác nhau. Những học

Cân nặng (kg)

43

sinh đã dậy thì, cân nặng tăng nhanh còn những học sinh chƣa dậy thì cân nặng tăng chậm.

3.1.2.3. So sánh cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ

Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh theo giới tính từ 7 - 15 tuổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.6 và hình 3.7, 3.8.

Bảng 3.6. So sánh cân nặng của học sinh nam và nữ.

Tuổi Cân nặng (kg) X 1 -X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 7 18,86 ± 2,20 - 17,79 ± 2,28 - 1,07 < 0,05 8 20,53 ± 2,24 1,67 19,83 ± 1,96 2,04 0,70 < 0,05 9 23,43 ± 2,36 2,90 22,19± 2,77 2,36 1,24 < 0,05 10 25,61 ± 3,08 2,18 25,12 ± 4,09 2,93 0,49 > 0,05 11 28,49 ± 4,81 2,88 28,07 ± 4,85 2,95 0,42 > 0,05 12 31,25 ± 4,72 2,76 32,46 ± 4,75 4,39 - 1,39 > 0,05 13 35,12 ± 6,57 3,87 35,84± 6,43 3,38 - 0,72 > 0,05 14 39,17 ± 7,08 4,05 39,36 ± 5,34 3,52 - 0,19 > 0,05 15 42,75 ± 5,09 3,62 41,20 ± 6,25 1,84 1,55 > 0,05 Tăng trung bình/năm 2,99 2,93

Các số liệu trong bảng 3.6 cho thấy, cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam trong giai đoạn 7 - 15 tuổi trung bình là 2,99 kg/năm và của nữ trung bình là 2,93 kg/năm. Điều này chứng tỏ, ở giai đoạn 7 - 15 tuổi tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam diễn ra nhanh hơn so với của học sinh nữ.

44

Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh.

Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn mức tăng cân nặng của học sinh. Cân nặng (kg) Tuổi Mức tăng cân nặng (kg) Tuổi

45

Tốc độ tăng cân của cả học sinh nam và học sinh nữ diễn ra không đồng đều qua các năm, có giai đoạn tăng nhanh, có giai đoạn tăng chậm. Cả học sinh nam và học sinh nữ đều có thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt về cân nặng. Ở học sinh nam, thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt về cân nặng xuất hiện lúc 13 - 14 tuổi, còn ở học sinh nữ thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt về cân nặng xuất hiện lúc 11 - 12 tuổi. Nhƣ vậy, thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt về cân nặng của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn so với của học sinh nam.

Trong cùng một độ tuổi, cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ không hoàn toàn giống nhau. Ở giai đoạn 7 - 11 tuổi, cân nặng của học sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ. Còn ở 12 - 14 tuổi, cân nặng của học sinh nữ lại lớn hơn học của sinh nam. Đến tuổi 14 - 15, cân nặng của học sinh nam tăng nhanh và lớn hơn so với của học sinh nữ. Điều này có thể do học sinh nữ bƣớc vào giai đoạn dậy thì sớm hơn nên lứa tuổi 12 - 14 tuổi cân nặng tăng nhanh hơn. Còn học sinh nam dậy thì muộn hơn nên ở lứa tuổi 14 - 15, cân nặng của học sinh nam tăng nhanh và đạt giá trị cao hơn.

Do tốc độ tăng cân nặng của nam và nữ không giống nhau nên đƣờng biểu diễn sự biến đổi theo tuổi về cân nặng có hai điểm giao chéo. Điểm giao chéo thứ nhất lúc 11 - 12 tuổi và điểm giao chéo thứ hai lúc 13 - 14 tuổi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Dần và cs [10], Đoàn Yên và cs [72] có lớn hơn. Còn so với nghiên cứu của Trần Thị Loan [46], Đỗ Hồng Cƣờng [6] thì cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn. Sự khác biệt này, có lẽ, do điều kiện kinh tế, chất lƣợng cuộc sống giữa các thời kì khác nhau, giữa nông thôn và thành thị đã ảnh hƣởng tới các yếu tố quyết định cân nặng nhƣ chế độ dinh dƣỡng, tình trạng sức khỏe…..

46

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 51 - 58)