Các nghiên cứu về trí nhớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 26 - 28)

Theo tâm lý học, trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dƣới hình thức biểu tƣợng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong não những gì con ngƣời đã cảm giác, tri giác, rung động hay suy nghĩ trƣớc đây [69]. L.M Xêtrênôp cho rằng, trí nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý”. Ông nói “nếu không có trí nhớ thì các cảm giác và tri giác của chúng ta sẽ biến mất không để lại dấu vết gì và do đó đẩy ngƣời ta vĩnh viễn ở vào trạng thái của trẻ sơ sinh” (theo [46]). Trí nhớ là sự tiếp nhận và sự tái hiện những sự vật, những hiện tƣợng mà con ngƣời đã cảm giác, đã suy nghĩ, đã hành động. Hiện nay, chƣa có một định nghĩa thống nhất nào về trí nhớ, song các nhà khoa học đều coi trí nhớ là sự vận dụng một khái niệm đã biết trƣớc, là kết quả của những thay đổi xảy ra trong hệ thần kinh [40].

15

Trí nhớ của con ngƣời là một quá trình hoạt động phức tạp, có bản chất là sự hình thành các đƣờng liên hệ thần kinh tạm thời, lƣu giữ và tái hiện chúng. Khi các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan tác động vào cơ thể, sẽ gây ra cảm giác. Trên cơ sở cảm giác đơn lẻ, bộ não phân tích và tổng hợp để cho tri giác trọn vẹn các sự vật, hiện tƣợng và để lại dấu vết của chúng trên vỏ não [40]. Có nhiều dạng trí nhớ khác nhau, mỗi dạng có cơ chế hình thành và các cách lƣu giữ không hoàn toàn giống nhau nhƣng tất cả các cách nhớ có thể xếp thành hai nhóm chính là trí nhớ dài hạn và trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ dài hạn tồn tại trên cơ sở những thay đổi bền vững về mặt vi thể, sự hình thành các protein hoạt hóa. Còn trí nhớ ngắn hạn là sự lƣu thông hƣng phấn trong vòng nơron chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn

Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế nhớ, nhiều tác giả cho rằng, việc hình thành phản xạ có điều kiện đã tạo nên các “vết hằn” của trí nhớ. Nhƣ vậy, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của trí nhớ. Theo Hyden thì cơ sở của trí nhớ là sự thay đổi trong cấu trúc phân tử của axit ribonucleic (ARN) (theo [47]). Còn theo Conell M.C. và Jacobson (theo [47]), thì trí nhớ có liên quan đến lƣợng axit desoxyribonucleic (ADN) trong các noron. Một số tác giả nhƣ Penphild W. (theo [47]) lại cho rằng, trong não có trung khu nhớ và mọi kích thích tác động lên cơ thể đƣợc giữ lại dƣới dạng lƣu trữ.

Trí nhớ phụ thuộc vào số lƣợng và mức độ phát triển của các tế bào thần kinh trong não [49]. Vì vậy, khả năng ghi nhớ sẽ thay đổi theo lứa tuổi. Trí nhớ tốt nhất và ổn định ở lứa tuổi từ 20 - 45. Theo tuổi, số lƣợng nơron giảm dần nên khi về già khả năng nhớ giảm dần [49].

Trí nhớ có vai trò quan trọng đối với hoạt động tâm, sinh lý, quá trình học tập và lao động....Chính vì vậy, trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ: L.X.Vƣgotxki (1930), A.N.Leonchiev (1931) nghiên cứu về ghi nhớ gián tiếp; A.A.Smirnov (1943) nghiên cứu về vai trò của hoạt động

16

đối với trí nhớ; P.M.Xêtrênov (1952) nghiên cứu về cơ chế sinh lý của trí nhớ (theo [17]).

Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ ở Việt Nam là Phạm Minh Hạc. Bằng thực nghiệm ông đã chứng minh đƣợc cả hai thuỳ của não (thuỳ trán và thuỳ đỉnh) đều tham gia vào sự lƣu trữ thông tin, nhƣng thuỳ đỉnh có vai trò quan trọng hơn [17]. Sau đó, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ của học sinh và sinh viên [34], [37], [48], [61]...

Tác giả Nghiêm Xuân Thăng (1993) khi nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của học sinh và sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10 - 20 tuổi trong những điều kiện khí hậu khác nhau đã cho thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm, cƣờng độ bức xạ và đối lƣu không khí [58].

Trịnh Văn Bảo và cs [3] nghiên cứu trí nhớ của học sinh lớp 6 của trƣờng năng khiếu Marie - Curie và trƣờng trung học cơ sở Tô Hoàng (Hà Nội) đã có nhận xét, trí nhớ của nhóm học sinh năng khiếu tốt hơn so với của học sinh bình thƣờng.

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [46] trên đối tƣợng học sinh từ 6 - 17 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội đã cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi nhƣng tốc độ tăng không đều và không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ theo giới tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 26 - 28)