Trạng thái cảm xúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 33)

Cảm xúc là thái độ chủ quan của con ngƣời đối với các sự vật và hiện tƣợng của thế giới xung quanh. Có những sự vật hiện tƣợng làm cho con ngƣời phấn khởi, vui mừng....ngƣợc lại, có những sự kiện, hiện tƣợng làm cho con ngƣời ta bực tức, buồn chán...lại có sự kiện, hiện tƣợng làm cho con ngƣời thờ ơ, lãnh đạm....Cảm xúc là sự phản ánh trong não bộ những rung động hiện thực.

Cảm xúc là phản ứng của cơ thể đối với các tác động của môi trƣờng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của một cá nhân. Để có đƣợc cảm xúc, cơ thể phải huy động toàn bộ các bộ phận và các cơ quan tham gia vào phản ứng. Vì vậy, cảm xúc không phải là một hiện tƣợng đơn giản [41].

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động cảm xúc của con ngƣời. Một số tác giả (Duffi, 1962) cho rằng, khái niệm cảm xúc không nằm trong giới hạn của các nhà khoa học về hành vi. Theo bà, trong sinh lí thần kinh chỉ nên dùng khái niệm hoạt hóa chứ không nên dùng từ “cảm xúc”. Nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng, cảm xúc là nguyên nhân tạo ra động cơ, thúc đẩy mọi hoạt động của cơ thể. Cũng trên cơ sở này, một số nhà nghiên cứu coi cảm xúc là biểu hiện hoạt động của hệ thần kinh dinh dƣỡng có liên quan với chức năng của các nội tạng (theo [34]).

Hodge (1935) cho rằng, cảm xúc chỉ xuất hiện vào thời điểm khi các trung tâm của não bộ không đƣa ra đƣợc câu trả lời thích hợp hoặc còn do dự

22

với một kích thích nào đó. Cƣờng độ biểu hiện của cảm xúc tỉ lệ nghịch với khả năng đƣa ra câu trả lời đúng của não bộ. Trên cơ sở đó, ông kết luận: “Cảm xúc là sự tổng hợp không thành công của vỏ não” (theo [34]).

Hebb (1946), sau khi nghiêm cứu cơ chế bẩm sinh của sự sợ hãi đã cho rằng cảm xúc của sợ hãi xuất hiện trên cơ sở tồn tại nỗi lo lắng không đồng nhất. Nó hình thành trên cơ sở xuất hiện các cảm giác hƣớng tâm về tình huống ban đầu với sự tham gia của hệ limbic (theo [34]).

Anôkhin coi cảm xúc liên quan trực tiếp với hệ thống chức năng trong hoạt động hành vi. Theo ông, bộ máy thần kinh của cảm xúc đƣợc hoạt hóa vào thời điểm trùng hợp hay không trùng hợp trong hoạt động tiếp nhận với phát xung thông báo về kết quả có thể đạt đƣợc. Điều này chứng tỏ, cảm xúc là hiệu quả của sự tƣơng tác giữa phân tích quan với cơ quan điều hành (theo [34]).

Pribram (1967) coi cảm xúc là khả năng tiếp nhận và khả năng hành động, nó là mối tƣơng tác giữa khả năng tiếp nhận kích thích và khả năng tạo ra các phản ứng thích hợp (theo [34]).

P.V.Ximônôv (1987) lại cho rằng, cảm xúc là thông tin về nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của ngƣời và động vật qua não bộ (theo [34], [37]). Học thuyết của P.V.Ximônov cho thấy mối quan hệ giữa cảm xúc với nhu cầu, đồng thời cũng cho thấy đƣợc vai trò của thông tin và điều kiện thỏa mãn nhu cầu đối với sự xuất hiện cảm xúc. Đây là một lý thuyết hiện đại và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tán thành.

Cơ sở sinh lý của cảm xúc là hoạt động của não bộ. Trong não bộ có một hệ thống cấu trúc tham gia vào việc tổ chức hành vi về mặt cảm xúc. Đó là các cấu trúc thuộc hệ limbic. Các thành phần của hệ limbic tham gia vào quá trình hình thành cảm xúc có vùng dƣới đồi, hồi hải mã, nhân hạnh nhân, nhân trƣớc và nhân giữa của đồi thị, vỏ limbic,vách ngăn trong suốt. Vùng dƣới đồi đƣợc coi là cấu trúc trung tâm của hệ limbic. Mỗi cấu trúc có vai trò

23

khác nhau trong việc hình thành cảm xúc nhƣng chúng đều chịu sự điều khiển của vùng dƣới đồi tạo thành hệ thống phối hợp hoạt động cảm xúc. Trong hệ thần kinh còn tồn tại hệ thống các chất môi giới thần kinh cũng có ảnh hƣởng quyết định đối với trạng thái cảm xúc [33]. Nhƣ vậy, cảm xúc biểu hiện hoạt động của cơ chế thần kinh - thể dịch. Trong trƣờng hợp xuất hiện cảm xúc, các chất hóa học và các nơron sẽ đồng thời hoạt hóa các tế bào liên hợp của vỏ não cổ và bộ máy điều tiết vận động trong vùng dƣới đồi. Chính vì vậy, cảm xúc thƣờng xuất hiện bất chợt hay dƣới tác động của các yếu tố môi trƣờng nhất định (theo [4], [29], [56]).

Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu về cảm xúc. Carrol Izard [4]đã nghiên cứu sâu về bản chất và cách biểu hiện trạng thái cảm xúc của con ngƣời. Daniel Goleman [7] khi nghiên cứu năng lực trí tuệ và cảm xúc đã cho thấy, năng lực cảm xúc có thể giúp con ngƣời khai thác những lợi thế của mình kể cả về mặt năng lực trí tuệ. Ông đặc biệt đề cao vai trò của cảm xúc trong hoạt động tƣ duy của con ngƣời..

Ở Việt Nam, cảm xúc và các trạng thái cảm xúc cũng đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Phạm Minh Hạc [17] nghiên cứu về bản chất và cách biểu hiện của cảm xúc. Tạ Thúy Lan [34], nghiên cứu cơ sở thần kinh của cảm xúc. Đặng Phƣơng Kiệt [31] cũng có các nghiên cứu về bản chất và cách biểu hiện cảm xúc nền tảng… Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác cũng quan tâm đến vấn đề này [29], [56],...

Nghiên cứu trạng thái cảm xúc trên đối tƣợng học sinh ở Việt Nam còn rất ít và là một hƣớng nghiên cứu thiết thực. Từ những nghiên cứu này, có thể đề ra những phƣơng pháp thích hợp trong việc giáo dục học sinh, ứng dụng thực tiễn trong dạy và học.

24

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)