Kiểu hình thần kinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 28 - 30)

Từ xa xƣa, ngƣời ta đã chú ý đến sự khác nhau trong tính khí của mỗi con ngƣời và tìm cách phân chia thành các loại hình thần kinh.

Cách đây 3000 năm, Hypocrat cho rằng, có ba yếu tố quyết định tính khí của con ngƣời là máu, mật và chất nhày trong cơ thể. Tùy theo tỷ lệ của các yếu tố này mà mỗi con ngƣời có tính khí khác nhau. Với quan điểm nhƣ vậy, Hypocrat xếp con ngƣời vào bốn loại. Loại nhiều máu là loại ngƣời hăng hái, thông minh, vui vẻ, linh hoạt, lanh lợi. Loại nhiều mật là loại ngƣời tính

17

tình nóng nảy, hăng hái nhƣng không có mức độ, dễ bốc, dễ xẹp, chóng chán. Loại nhiều chất nhày là loại ngƣời máu lạnh nên bình tĩnh, điềm đạm, kiên trì. Loại mật hỏng và có nhiều chất nhày là loại ngƣời luôn âu sầu, ủ rũ.

Dựa vào những đặc điểm hoạt động của vỏ bán cầu đại não, ngƣời ta phân hoạt động thần kinh cấp cao ra thành nhiều loại hình khác nhau. Krasnôgôrski đã đề xuất phân loại hoạt động thần kinh ở trẻ em ra thành bốn loại dựa trên ba đặc điểm: lực, tính cân bằng và tính linh hoạt trong sự tác động qua lại giữa vỏ não và các cấu trúc dƣới vỏ cũng nhƣ qua mối tƣơng quan giữa hai hệ thống tín hiệu (theo [34]).

Dựa vào kiến thức hiện đại, Jung và Kretschmer’ s chia nhân cách loài ngƣời thành ba kiểu chính là kiểu hƣớng nội, kiểu hƣớng ngoại và kiểu trung tính. Trƣớc một tình huống xảy ra, ngƣời hƣớng nội thƣờng phản ứng tức thì bằng một tiếng “không” trong suy nghĩ, rồi sau đó mới có phản ứng. Ngƣời hƣớng ngoại, trong tình huống tƣơng tự, phản ứng tức thì, trông rất tự tin rằng mình đúng rõ ràng.

Theo H.J.Eysenck [12], nhân cách của con ngƣời có thể phân loại theo sự biểu hiện và đặc tính của hành vi, ông đƣa ra một sơ đồ vòng tròn để mô tả những đặc trƣng của nhân cách. Ông cho rằng, có hai loại nhân cách.

Kiểu hướng ngoại là loại nhân cách quan tâm chủ yếu đến thế giới

xung quanh thƣờng cởi mở, năng nổ, thích hoạt động, dễ dàng rung cảm với thành công và thất bại, nhanh chóng tiếp thu cái mới, say mê với công việc bên ngoài,...[22]. Về hành vi thì nhân cách hƣớng ngoại có cử chỉ, tốc độ nhanh; các quá trình tâm lí diễn ra nhanh, mạnh; nóng nảy, đôi khi gay gắt, dễ bị kích thích không kiềm chế đƣợc bản thân,...Về xúc cảm thì ngƣời có nhân cách hƣớng ngoại rất hào hứng say mê, vui vẻ trong công việc, dễ rung cảm với những thành công và thất bại trong công việc, dễ đồng cảm và thiết lập các mối quan hệ trong cuộc sống,....

18

Kiểu hướng nội là kiểu nhân cách tập trung ý nghĩ và xúc cảm vào nội

tâm, ít quan tâm tới sự vật xung quanh, ít chú ý đến mọi ngƣời, thiên về phân tích những tâm trạng, diễn biến tâm lí của bản thân, thƣờng đa cảm, trầm mặc [22]. Về hành vi thì nhân cách hƣớng nội thƣờng chậm chạp, điềm tĩnh, không vội vàng hấp tấp; hành động có căn cứ lý luận, kiên trì, thích ngăn nắp, gọn gàng; dễ mệt mỏi. Về xúc cảm thì ngƣời có nhân cách hƣớng nội rất điềm đạm, bình thản trong quan hệ với mọi ngƣời; tình cảm sâu sắc, dễ đồng cảm với mọi ngƣời nhƣng đôi khi có thái độ dửng dƣng, thụ động, lƣời biếng và u sầu buồn bã; ít giao tiếp với mọi ngƣời, thậm chí còn tránh né.

Việc xác định kiểu hình thần kinh ở ngƣời có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục. Dựa vào kiểu hình thần kinh của học sinh ta có thể sử dụng các phƣơng pháp giáo dục hợp lí với từng đối tƣợng, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trên cơ sở kiểu hình thần kinh để có đƣợc hiệu quả giáo dục cao nhất.

Những công trình nghiên cứu về kiểu hình thần kinh của ngƣời Việt Nam nói chung và của học sinh nói riêng còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 28 - 30)