Khả năng chú ý của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 30 - 33)

Tại một thời điểm nhất định luôn có muôn vàn sự vật, hiện tƣợng tác động lên con ngƣời, nhƣng chúng ta chỉ có thể tiếp nhận và xử lí một số tác động nhất định và bỏ qua một số tác động khác. Sự lựa chọn chỉ tập trung vào một số tác động nhất định thực hiện đƣợc là nhờ khả năng tập trung chú ý. Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tƣợng để định hƣớng hoạt động, đảm bảo các điều kiện thần kinh và tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả [34], [34].

Cơ sở sinh lý của chú ý là phản xạ định hƣớng có lựa chọn. Hoạt động thần kinh tuân theo năm nguyên tắc cơ bản, một trong số những nguyên tắc đó là nguyên tắc ƣu thế [33], [52]. Sự chú ý tồn tại trên cơ sở hoạt động của

19

nguyên tắc này. Khi chú ý ở cƣờng độ cao (sự tập trung cao độ) sẽ xuất hiện ổ hƣng phấn cực đại (gọi là điểm ƣu thế), nó sẽ lấn át các điểm hƣng phấn yếu hơn. Điểm ƣu thế đƣợc hình thành dƣới tác động của các hoocmôn, các chất hoá học và nhiều yếu tố khác. Khi đã tồn tại một điểm ƣu thế nào đó thì hiệu quả tác động của các kích thích tƣơng ứng tăng lên rất nhiều, tạo ra đƣợc các phản ứng đặc trƣng. Nhờ hoạt động của não chỉ tập trung vào một ổ hƣng phấn, nên con ngƣời mới có thể tập trung vào một mục đích xác định. Khi có sự chú ý cao độ thì hiệu quả công việc sẽ cao.

Căn cứ vào mức độ tự giác của chú ý, ngƣời ta chia nó ra làm hai loại là chú ý có chủ định và chú ý không chủ định. Nguồn gốc phát sinh của hai loại chú ý này hoàn toàn khác nhau [57].

Chú ý không chủ định (chú ý tự nhiên, chú ý bị động, chú ý không theo ý muốn) thƣờng xuất hiện khi hoàn cảnh xung quanh ta có những thay đổi bất ngờ, không gây căng thẳng thần kinh vì nó không đòi hỏi sự nỗ lực nào của bản thân, nó phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của đối tƣợng, chịu ảnh hƣởng của nhu cầu, hứng thú, tâm trạng, tình cảm, sức khỏe của cá nhân. Do vậy, chú ý không chủ định không bền vững, không phù hợp với hoạt động ý chí của con ngƣời và thƣờng biểu hiện nhiều hơn ở trẻ em. Kích thích càng hấp dẫn càng mới lạ càng dễ tạo ra chú ý không chủ định.

Chú ý có chủ định (chú ý theo ý muốn, chú ý chủ động) là loại chú ý có nhiệm vụ đặt ra từ trƣớc. Loại chú ý này có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con ngƣời. Chú ý có chủ định giúp ta khắc phục sự phân tán tƣ tƣởng để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong công việc cần rèn luyện chú ý có chủ định một cách khoa học. Tuy nhiên, khi duy trì chú ý có chủ định một thời gian dài sẽ xuất hiện trạng thái mệt mỏi và căng thẳng. Vì thế, trong hoạt động thực tiễn của con ngƣời luôn tồn tại cả hai loại chú ý.

20

Để xác định khả năng chú ý của con ngƣời, ngƣời ta thƣờng dựa vào những đặc điểm cơ bản sau đây: độ tập trung chú ý, khối lƣợng chú ý, sự bền vững chú ý, sự phân phối chú ý và sự di chuyển chú ý. Sự tập trung chú ý là khả năng chỉ chú ý đến một phạm vi đối tƣợng tƣơng đối hẹp cần thiết cho hoạt động [25], [66]. Phạm vi các hoạt động chú ý càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung. Sự tập trung chú ý phụ thuộc vào độ tuổi. Tuổi càng nhỏ thì sự tập trung chú ý càng kém. Ngoài ra, sự tập trung chú ý còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân, sức hấp dẫn của đối tƣợng, loại hình thần kinh [29].... Sự phân phối chú ý là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tƣợng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ động. Sự di chuyển chú ý là khả năng chuyển chú ý từ đối tƣợng này sang đối tƣợng khác theo yêu cầu của hoạt động [17]. Sự di chuyển chú ý thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo của hoạt động thần kinh, nó mang tính chất tích cực, chủ động, giúp con ngƣời thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng. Ngƣời có khả năng di chuyển chú ý nhanh, nhạy bén thì thích ứng nhanh, có thể bƣớc vào hoạt động mới một cách chủ động, kịp thời.

Chú ý có vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu khả năng chú ý đã đƣợc nhiều tác giả thực hiện trên nhiều đối tƣợng khác nhau.

Nghiêm Xuân Thăng [58] nghiên cứu khả năng tập trung chú ý trong các điều kiện thời tiết khác nhau đã nhận thấy, khả năng chuyển tiếp chú ý của học sinh năng khiếu nhanh hơn của học sinh bình thƣờng.

Lê Văn Hồng khi nghiên cứu về khả năng chú ý của học sinh THCS và THPT đã cho rằng, sự phát triển chú ý của học sinh diễn ra rất phức tạp, chú ý có chủ định dần dần đƣợc hình thành, khối lƣợng chú ý tăng rõ rệt [23].

Trần Thị Loan nghiên cứu trên học sinh phổ thông từ 6 - 17 tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội đã cho thấy, độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý tăng dần theo tuổi và không có sự khác biệt theo giới tính [46].

21

Mai Văn Hƣng [27] khi nghiên cứu khả năng chú ý của sinh viên một số trƣờng đại học phía Bắc Việt Nam từ 18 - 25 tuổi đã cho thấy, độ tập trung chú ý tăng dần từ 18 - 21 tuổi sau đó giảm dần theo tuổi. Khả năng tập trung chú ý của sinh viên nam cao hơn của sinh viên nữ ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, mức độ giảm khả năng chú ý theo các lớp tuổi không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV01012) (Trang 30 - 33)