Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38 - 40)

- Cơ chế quản lý giáo dục

1.3.3.2. Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 Về đổi mới cơ bản và

toàn diện GDĐH Việt Nam đã nhấn mạnh: “Đổi mới cơ bản và toàn diện

GDĐH, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, GDĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [7]

Trong đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, đổi mới cơ chế quản lý GDĐH được xem là khâu đột phá. Từ đó, đòi hỏi các cơ sở GDĐH trong cả nước phải đổi mới công tác quản lý nói chung, trong đó có đổi mới cơ chế quản lý GDĐH.

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ về “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Mục 2 của Nghị định đã nêu rõ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự, trong đó xác định về tổ chức bộ máy, về biên chế, về

quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức. Cũng trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Mục 2, Chương 3 đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. Nghị định này quy định chi tiết về nguồn tài chính, nội dung chi, tự chủ về các khoản thu và mức thu, tiền lương, tiền công và thu nhập cũng như sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm của các đơn vị sự nghiệp. Nghị định 43/2006/NĐ-CP là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp, trong đó có ngành GD-ĐT, cả về mặt nhân sự lẫn mặt tài chính.

Chỉ thị số 296/CT-TTg, ngày 27-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012; Nghị quyết số 05- NQ/BCS, ngày 6-1-2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình hành động của Bộ GD-ĐT về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Chỉ thị 296, Thủ tướng đã yêu cầu: Cần quán triệt nhận thức: Phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo; Coi việc đổi mới quản lý giáo dục đại học, bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục đại học và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững.

Với Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học 2010 - 2012, bám sát thực tiễn, vận dụng đồng bộ các loại quy luật khách quan (quy luật sư phạm, quy luật quản lý hệ thống, quy luật kinh tế và quy luật xã hội) và quy tắc chi phối hoạt động của hệ thống giáo dục đại học,

chúng ta tin rằng, quản lý giáo dục đại học sẽ có những đổi mới cơ bản, tạo tiền đề quan trọng nhất để giáo dục đại học đổi mới căn bản, toàn diện trong giai đoạn 2010 - 2020.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w