Về vấn đề mô hình, tổ chức trong một trường đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)

- Cơ chế quản lý giáo dục

2.4.4. Về vấn đề mô hình, tổ chức trong một trường đại học

Hiện nay có nhiều mô hình tổ chức trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, khi chúng tôi hỏi về vấn đề này đã được BGH, Ban Chủ nhiệm khoa và Trưởng phó phòng ban trả lời như sau (xem bảng 2.5 sau):

Bảng 2.5: Ý kiến của Ban Giám hiệu, trưởng, phó các phòng ban, khoa về mô hình, hiệu quả của công tác tổ chức trong các trường đại học

Nội dung các câu hỏi về mô hình và hiệu quả

của công tác tổ chức hiện nay

Ý kiến Ban Giám hiệu Ý kiến của Trưởng, phó khoa đào tạo

Ý kiến của Trưởng, Phó phòng ban

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Về đại học nên tổ chức theo mô hình:

- 4 cấp: 4 21,6 0 0,0 2 5,0

- 3 cấp: 13 68,4 33 89,1 37 92,5

- Cơ cấu khác 2 10,0 4 10,9 1 2,5

Hiệu quả khi tổ chức theo mô hình của trường hiện nay

- Hiệu quả 0 0,0 29 80,5 0 0,0

- Chưa hiệu quả 0 0,0 0 0,00 0 0,0

- Cần phải đổi mới 0 0,0 7 19,5 0 0,0

Bảng 2.5 cho thấy, với câu hỏi nên tổ chức theo mô hình nào thì ý kiến Ban Giám hiệu cho là 3 cấp là tốt nhất, ý kiến này cũng phù hợp với Ban chủ nhiệm khoa 33 phiếu (chiếm 89,1%), của Trưởng, phó phòng ban 37 phiếu (chiếm 92,5). Và mô hình này được Ban chủ nhiệm khoa đánh giá là hiệu quả 29 phiếu (chiếm 80,5%), chỉ có 7 ý kiến là cần phải đổi mới mô hình hoạt

động. Như vậy, chúng ta nên phát huy mô hình đào tạo theo 3 cấp là trường đại học, khoa, bộ môn.

Bảng 2.6: Ý kiến BGH về thẩm quyền thành lập trường, bầu ban LĐ trong các trường ĐH hiện nay

Nội dung câu hỏi Ý kiến của BGH

Số phiếu Tỷ lệ (%) Thẩm quyền thành lập trường đại học thuộc về:

- Chính phủ 6 31,5

- Bộ Giáo dục - Đào tạo 9 47,3

- Tỉnh 4 21,2

Nên tổ chức bầu hiệu trưởng, Trưởng khoa hay lấy phiếu tín nhiệm

- Nên tổ chức bầu 17 54,8

- Nên lấy phiếu tín nhiệm 14 45,2

Người có thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng ĐH

- Thủ tướng Chính phủ 0 0,0

- Bộ trưởng BGD-ĐT 16 94,2

- Chủ tịch tỉnh 1 5,8

Người có thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu phó ĐH

- Bộ trưởng BGD-ĐT 7 43,7

- Chủ tịch tỉnh 0 0,0

- Hiệu trưởng 9 56,3

Người có thẩm quyền bổ nhiệm trưởng khoa

- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT 0 0,0

- Chủ tịch tỉnh 0 0,0

Bảng 2.6 cho thấy, với câu hỏi về việc thành lập trường thì phần lớn Ban Giám hiệu cho rằng nên để Bộ Giáo dục quyết định (chiếm 47,3%), thấp nhất thuộc về việc để tỉnh thành lập.

Về công tác tuyển chọn Hiệu trưởng, trưởng khoa hiện nay thì Ban Giám hiệu cho rằng, nên tổ chức bầu thay vì chỉ lấy phiếu tiến nhiệm, số phiếu ủng hộ cho việc bầu là chiếm tỷ lệ 54%. Thực tế hiện nay, hầu như các trường đều tiến hành bầu hiệu trưởng nhằm tìm ra người vừa có tài, vừa có đức, việc bổ nhiệm hiệu trưởng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bổ nhiệm Hiệu phó và Trưởng khoa là Hiệu trưởng trường đại học. Kết quả khảo sát phản ánh đúng tình hình hiện nay trong công tác chọn lựa đội ngũ lãnh đạo nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w