Giải pháp hoàn thiện, ban hành các văn bản pháp luật quản lý GDĐH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88)

- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: đã kí kết hợp tác với 53 trường đại học và viện nghiên cứu thuộc các nước: Pháp, Bỉ, Thụy

3.2.1.Giải pháp hoàn thiện, ban hành các văn bản pháp luật quản lý GDĐH

GDĐH

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học là công cụ, phương tiện quản lý không thể thiếu trong quản lý giáo dục đại học, là cái cần có trước tiên trong tất cả các khâu quản lý. Hiện nay hệ thống văn bản giáo

dục đại học được nhìn nhận là tương đối đầy đủ và đã điều chỉnh được các nội dung cơ bản nhất của giáo dục đại học. Song mức độ hoàn hoàn chỉnh và theo kịp tình hình thực tế của hệ thống văn bản này vẫn còn nhiều hạn chế.

Việc hoàn thiện thể chế và chính sách bằng hệ thống các văn bản pháp lý có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả trong công tác quản lý GDĐH của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương vì công tác quản lý là quản lý theo pháp luật và những văn bản dưới luật, đảm bảo cho bộ máy quản lý nhà trường vận hành trôi chảy, có hiệu quả. Nó liên quan đến việc xây dựng, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định điều chỉnh cơ cấu và quá trình quản lý bên trong và bên ngoài trường đại học. Đây là giải pháp có tính bao quát, nhất là trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Nó được xem là nhân tố bao trùm, hàng đầu có vai trò quyết định đến sự phát triển của GD-ĐT.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Yêu cầu hiện nay là cần hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học, trong đó đặc biệt lưu ý đến các văn bản sau:

(1) Các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. (2) Điều lệ và quy chế hoạt động của các loại hình trường. (3) Quy chế đào tạo.

(4) Quy định về kiểm định chất lượng đào tạo.

(5) Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường.

(6) Các văn bản triển khai Luật Giáo dục Đại học 2012, Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học

2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội thông qua năm 2009.

(7) Quy định hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng cho cơ chế phân cấp quản lý giáo dục đại học. Hệ thống thể chế này cần quy định 2 cấp quản lý Nhà nước về GDĐH (trung ương – địa phương); Tổ chức phân tầng nền GDĐH đi kèm với việc điều chỉnh sự phân bổ các trường ĐH trên lãnh thổ và quy mô hợp lý của các trường đại học.

(8) Tập trung triển khai Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 9/8/2012 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án: “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công”. Theo đó, Bộ GD-ĐT cần xây dựng trình Chính phủ ban hành các văn bản sau: Cơ chế hoạt động và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Sửa đổi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ); Đổi mới cơ chế tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục; Hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng đối với GDĐH (trong đó phân loại theo từng nhóm ngành đào tạo); Cơ chế về kiểm định, đánh giá và công nhận chất lượng các trường ĐH; Cơ chế về đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các trường cung ứng một số ngành nghề khó tuyển sinh, Nhà nước có nhu cầu cao, chủ yếu phục vụ cho khu vực Nhà nước gắn với số lượng và chất lượng cung cấp dịch vụ.

(9) Thực hiện tốt kế hoạch cải cách hành chính của Bộ GD-ĐT giai đoạn 2012-2015 trên cơ sở cụ thể hoá các nội dung của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý

ngành từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, tạo sự tác động tích cực trong quản lý nhà nước đối với giáo dục đào tạo.

(10) Sớm có sửa đổi Quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở GD-ĐT công lập và Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 14/5/2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 điều chỉnh học phí theo hướng học phí được xem là nguồn tài chính quan trọng góp phần trang trải chi phí đào tạo ngoài nguồn chi của Chính phủ và các nguồn hỗ trợ khác để đưa vào áp dụng nhằm hợp lý hoá việc thu và sử dụng học phí, tạo điều kiện cho các trường thực hiện tự chủ tài chính.

Nhà nước cũng cần quy định việc thành lập và giải thể các cơ sở GDĐH để tạo sự chủ động cho các nhà cung cấp dịch vụ GDĐH.

Để thực hiện xã hội hóa GDĐH, Nhà nước cần quy định vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia giám sát và đánh giá GDĐH, phối hợp với các trường thực hiện các mục tiêu nhà trường, xã hội và quốc gia.

Trong thời gian trước mắt cần hoàn thiện, ban hành:

- Các văn bản quy định về công tác quản lý, về bồi dưỡng và đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ; quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ,

giảng viên, nhân viên đối với nhà trường, quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường .v.v. theo tinh thần của Luật Giáo dục ĐH năm 2012 và Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, ngày 02/11/2005 của Chính phủ.

- Xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo và liên thông, đổi mới mục

tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy ĐH. Tất cả các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD&ĐT tại Tp. Hồ Chí Minh phải thực hiện một cách triệt để, hiệu quả việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

- Thực hiện sửa đổi, bổ sung các quy định về quy trình giảng dạy, học

tập, thực tập theo hệ thống tín chỉ của các trường theo tinh thần của Thông tư

số 57/2012/TT-BGDĐT, ngày 27/12/2012 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Mở rộng và đi đôi với việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển và xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88)