Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 30)

Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội. Xung quanh khái niệm này có một số định nghĩa sau đây:

- Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.

- Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động giáo dục của những người làm công tác giáo dục.

- “ Quản lý giáo dục là thực hiện các chức năng quản lý trong công tác giáo dục, gồm: kế hoạch hóa; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra và đánh giá quá trình giáo dục” [2].

Thực chất của quản lý giáo dục là quá trình tổ chức, điều chỉnh sự vận hành của các yếu tố cơ bản sau đây:

- Tập hợp những chủ thể và khách thể quản lý, bao gồm cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh;

- Cơ sở vật chất ( đồ dùng, trang thiết bị dạy học, trường lớp...).

Nội dung quản lý là quản lý tất cả các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục, bao gồm: mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; phương pháp giáo dục; tổ chức giáo dục; người dạy, người học, trường sở và trang thiết bị; môi trường giáo dục; các lực lượng giáo dục; kết quả giáo dục.

Bản chất của quản lý giáo dục là quản lý quá trình sư phạm, quá trình dạy học diễn ra ở các cấp học, bậc học và tất cả các cơ sở giáo dục. Nơi thực hiện quản lý quá trình sư phạm có hiệu quả nhất là nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 30)