Về quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76 - 77)

- Tùy theo nhận thức của các trường 15,

2.5.2.Về quản lý đào tạo

Phương thức đào tạo: theo quyết định của Bộ từ năm 2010, tất cả các trường đại học chuyển phương thức đào tạo theo niên chế chuyển sang tín chỉ, thực hiện yêu cầu đó, các trường đã chuyển từ niên chế sang đào tạo theo mô hình tín chỉ. Tuy nhiên, việc triển khai tín chỉ gặp những khó khăn nhất định về cơ sở vật chất, giảng viên, thời khóa biểu, vấn đề hoạt động tập thể đối với khối sư phạm, số tiết của giảng viên, chưa áp dụng cho trình độ đào tạo sau

đại học, một số trường có quy mô nhỏ khó tổ chức lớp học cho sinh viên lựa chọn, sự liên thông liên kết gặp nhiều khó khăn, sinh viên ít có sự lựa chọn … Điều khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là các trường đại học chưa công nhận tín chỉ lẫn nhau, dẫn đến chưa phát huy tối đa những ưu việt của hình thức đào tạo này. Giải pháp cần khắc phục ngay là nên tiến hành đánh giá và xây dựng hệ thống hóa tín chỉ trong toàn quốc tiến tới các trường đại học công nhận tín chỉ của nhau, nếu điều này được thực hiện sẽ rất thuận lợi cho người học cũng như về phía đào tạo của nhà trường.

Hình thức đào tạo: hiện nay trong mỗi trường đại học đều có hình thức đào tạo từ cao đẳng lên tiến sĩ gồm các hình thức chính quy, liên thông chính quy, hệ vừa học vừa làm, văn bằng 2 chính quy, văn bằng 2 vừa học vừa làm (hệ Sau Đại học chỉ có hình thức đào tạo chính quy). Tuy nhiên, tùy thuộc từng trường có những hệ đào tạo riêng, chẳng hạn, trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TP. HCM không đào tạo trình độ đại học. Hệ đại học chính quy, hình thức đào tạo là tập trung, hệ 4 năm, Thạc sĩ 3 năm, liên thông giữa cấp bậc đào tạo từ 1,5 – 2,5 năm. Hầu như các trường đều đào tạo đa ngành và từ bậc cao đẳng lên trình độ tiến sĩ (trừ trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM và Đại học sư phạm Thể dục thể thao), xu hướng đa ngành là hướng đi chung của các trường đại học, trường Đại học Sư phạm TP. HCM ngoài hệ đào tạo sư phạm còn có ngoài sư phạm với trình độ đào tạo đến cử nhân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76 - 77)