Về công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61)

- Cơ chế quản lý giáo dục

2.4.5. Về công tác đào tạo

Một trong vấn đề nòng cốt của trường đại học hiện nay là đào tạo, vì vậy, trong số câu hỏi chúng tôi thiết kế cho 3 phiếu đã dành khối lượng lớn câu hỏi cho vấn đề này.

Trước tiên, đó là ý kiến của Ban Giám hiệu về các vấn đề liên quan đến đào tạo, sau khi xử lý số liệu, chúng tôi tổng kết được bảng 2.7:

Bảng 2.7: Ý kiến của Ban Giám hiệu về công tác đào tạo trong trường đại học

Nội dung các câu hỏi về vấn đề đào tạo Ý kiến Ban Giám hiệu

Số phiếu Tỷ lệ (%)

Bộ GD-ĐTnên giữ chức năng gì trong đào tạo

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát 9 47,4

- Chỉ đạo, giám sát 7 36,8

- Giám sát 3 15,8

Việc mở mã ngành, đình chỉ đào tạo trong trường đại học nên thuộc thẩm quyền

- Bộ GD - ĐT 7 21,9

- Ủy ban nhân dân tỉnh, TP 0 0,0

- Trường đại học 24 75

- Bộ môn 0 0,0

Người có thẩm quyền quyết định quy mô đào tạo và phương thức tuyển sinh

- Bộ trưởng Bộ GD - ĐT 5 14,4

- Chủ tịch tỉnh 0 0.0

- Hiệu trưởng 29 82,8

- Trưởng khoa đào tạo 1 2,8

Cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình đào tạo và liên kết đào tạo với nước ngoài

- Bộ trưởng Bộ GD - ĐT 3 8,0

- Chủ tịch tỉnh 1 2,7

- Hiệu trưởng 34 89,3

- Trưởng khoa đào tạo 0 0,0

- Trưởng bộ môn 0 0,0

Cơ quan có thẩm quyền quyết định KĐCL ĐH

- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT 7 29,1

- Chủ tịch tỉnh 0 0,0

- Công ty độc lập chuyên về KĐCL trường đại học 13 54,1

- Hiệu trưởng 4 16,8

- Trưởng khoa 0 0,0

- Trưởng bộ môn 0 0,0

Vấn đề công bố chuẩn đầu ra đối với một trường ĐH

- Là tiêu chuẩn bắt buộc 18 94,7

- Tùy theo nhận thức của nhà trường 1 5,3

Khi chúng tôi hỏi, Bộ Giáo dục - Đào tạo nên giữ chức năng gì trong đào tạo, thì có tới 47,3% cho rằng nên giữ vai trò kiểm tra, giám sát, thấp nhất là chỉ giám sát. Như vậy, có thể thấy rằng, nếu chỉ giám sát thôi sẽ không đủ mà cần phải vừa giám sát, kiểm tra và vừa chỉ đạo mới có thể sâu sát, uốn nắn điều chỉnh kịp thời.

Về việc mở mã ngành, đình chỉ đào tạo trong trường đại học thì Ban Giám hiệu cho ràng, thẩm quyền này nên thuộc về trường đại học 24 phiếu (chiếm 75%), tiếp đến là Bộ Giáo dục và Đào tạo 7 phiếu (chiếm 21,9%). Điều này hoàn toàn có cơ sở vì chỉ có trường mới am hiểu địa phương là cần mở hay thôi đào tạo những gì để đáp ứng nhu cầu.

Cũng ở bảng trên cho thấy, khi chúng tôi hỏi “Người có thẩm quyền quyết định quy mô đào tạo và phương thức tuyển sinh?” thì đa số ý kiến cho là Hiệu trưởng nên được toàn quyền, số phiếu ủng hộ là 82,8%. Và “Cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình đào tạo và liên kết đào tạo với nước ngoài?” thì số phiếu trả lời cao nhất cũng thuộc về vai trò của hiệu trưởng. Như vậy, hầu hết hiệu trưởng đều mong muốn được tự do tuyển sinh và chủ động ban hành chương trình cũng như liên kết với nước ngoài nhằm đào tạo theo xu hướng gắn với nhu cầu thị trường, Bộ giáo dục chỉ nên đứng ở góc độ giám sát, thanh tra, kiểm tra và khi cần thiết thì tiến hành kiểm định chất lượng.

Một trong những vấn đề nổi cộm nhằm kiểm soát được chất lượng đào tạo hiện nay là kiểm định chất lượng đào tạo. Hiện nay, ngoài Bộ giáo dục thì vẫn chưa có công ty nào đứng ra kiểm định, vấn đề này Hiệu trưởng các trường học nhất trí cao là nên để công ty độc lập chuyên về kiểm định chất lượng trường đại học, số phiếu đồng ý là 13 chiếm 54,1% trong các giả định về cơ quan kiểm định chúng tôi đưa ra. Nếu kiểm định bởi công ty độc lập thì chất đứng trên góc độ khoa học sẽ khách quan, công bằng hơn cách chúng ta tiến hành bấy lâu nay (tức là Bộ hoặc bản thân trường tự kiểm định).

Tất cả những vấn đề trên đều phục vụ cho chuẩn đầu ra, vì vậy khi chúng tôi hỏi Vấn đề công bố chuẩn đầu ra đối với một trường đại học là tiêu chí bắt buộc hay chỉ là tùy theo nhận thức của nhà trường thì có tới 94,7% đồng ý với vế thứ nhất tức tiêu chí bắt buộc. Khi các trường đại học mọc như nấm sau mưa trong vài năm trở lại đây thì việc công bố, kiểm định chuẩn đầu ra sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo.

Tiếp tục với vấn đề đào tạo, chúng tôi tiến hành khảo sát Ban chủ nhiệm khoa, Trưởng phó các phòng ban, kết quả cụ thể như sau (xem bảng 2.8)

Bảng 2.8: Ý kiến của BCN khoa và Trưởng, Phó các phòng ban về vấn đề đào tạo

Nội dung các câu hỏi Ý kiến BCN khoa Ý kiến Trưởng, Phó các phòng ban

Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ

Tại trường của ông/bà đã triển khai mô hình đào tạo theo tín chỉ

- Thực hiện rồi 36 100 0 0,0

- Đang chuẩn bị 0 0,0 0 0,0

- Chưa triển khai 0 0,0 0 0,0

Mô hình đào tạo đang triển khai

- Đơn ngành 4 10,0 0 0,0

- Đa ngành 23 57,5 0 0,0

- Đa hệ liên thông 13 32,5 0 0,0

Việc mở mã ngành, phân bổ chỉ tiêu là xuất phát từ nhu cầu của

- Ban Giám hiệu 13 24,1 52 55,4

- Trưởng phòng 0 0,0 12 12,8

- Ban Chủ nhiệm khoa 9 16,7 26 27,6

- Tổ bộ môn 4 7,4 3 3,2

- Cán bộ giảng dạy 0 0,0 1 1,0

- Từ thế giới việc làm 20 37,0 0 0,0

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w