Về công tác quản lý và đào tạo nhân sự:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96 - 100)

Mục tiêu: Thực hiện đề án đào tạo tiến sĩ cho các giảng viên đại học, cao

đẳng với phương án đào tạo trong và ngoài nước, phấn đấu đến năm 2020 các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD&ĐT tại thành phố Hồ Chí Minh đạt tỷ lệ 30% số giảng viên đại học có trình và 15% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ, trong đó số giáo sư và phó giáo sư khoảng 10% (theo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2015, chỉ tiêu tiến sĩ bình quân của cả nước đối với đại học là 25% và cao đẳng là 8%). 100% giảng viên đại học và 60% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, 100% giảng viên đại học, cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, 100% giảng viên đại học, cao đẳng

ứng dụng CNTT và truyền thông trong giảng dạy, biết biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử.

Biện pháp: Đẩy mạnh việc học ngoại ngữ và nâng cao trình độ ngoại

ngữ cho toàn bộ cán bộ, giảng viên, đặc biệt là cán bộ giảng dạy trẻ; Triển khai đẩy mạnh việc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho các trường trọng điểm, các trường có chất lượng và truyền thống đào tạo;Mở rộng quy mô đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên ở trong nước và ngoài nước; Xây dựng chính sách thu hút các nhà khoa học làm việc trong các viện nghiên cứu, giảng viên trình độ cao ở trong và ngoài nước về tham gia giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ và chính sách tiếp nhận sinh viên giỏi của các trường ĐH sau khi tốt nghiệp ở lại trường làm giảng viên.

Định biên: Giảm số sinh viên chính quy trên giảng viên xuống dưới 20.

Tăng tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư.

Tuyển dụng: Thực hiện công tác tuyển dụng công khai, minh bạch, theo

đúng các quay định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT. Ưu tiên tuyển giảng viên trẻ, các nhà khoa học, các nhà giáo có trình độ cao. Kết hợp giữa xét tuyển với việc thực hành giảng dạy trên lớp. Thực hiện tốt chính sách mời giảng viên có trình độ tiến sĩ có năng lực và sức khỏe đến tuổi nghỉ hưu tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, kiên quyết giải quyết tình trạng cán bộ, giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nhiều năm nhưng vẫn tồn tại trong tổ chức nhà trường.

3.2.3. Giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT và đổi mới quản lý GDĐH Bộ GD-ĐT và đổi mới quản lý GDĐH

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Đổi mới cơ chế quản lý, giao quyền tự chủ và phân cấp quản lý cho các trường phải đi kèm với cơ chế kiểm soát chặt chẽ thông qua công tác thanh

tra, kiểm tra, giám sát, kiểm định chất lượng, xếp hạng và thực hiện phân tầng đại học nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường pháp chế, đảm bảo các hoạt động của các cơ sở GDĐH trong khuôn khổ pháp luật, đối với nhà trường giúp Hiệu trưởng trong phạm vi quản lý bảo đảm việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Bản thân các trường đại học, cao đẳng cũng cần tổ chức các bộ phận thanh tra, kiểm tra để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra trong đơn vị theo quy định pháp luật. Các đơn vị này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thanh kiểm tra công tác quản lý và đổi mới quản lý giáo dục đại học, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đại học trong phạm vi của trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

*Nội dung của thanh tra giáo dục:

Theo Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ, nội dung hoạt động thanh tra giáo dục bao gồm: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành về giáo dục; thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ, các qui định về đảm bảo chất lượng giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục, xử phạt vi phạm hànnh chính, thanh tra chuyên môn.

Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra trong quản lý là nhiệm vụ rất quan trọng mà ngành giáo dục và đào tạo cần tập trung triển khai thực hiện trong thời gian tới, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Muốn vậy, công tác thanh tra giáo dục phải luôn luôn bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, từ đó tập trung thanh tra có chiều

sâu các hoạt động về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở các cấp học, trình độ đào tạo; thanh tra các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập và cơ sở giáo dục có đầu tư nước ngoài; thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo công tác tự thanh tra của các cơ sở giáo dục và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra cho cán bộ thanh tra cơ sở.

*Nội dung và cách thức thực hiện cụ thể

- Thanh tra công tác quản lý giáo dục đại học, đổi mới công tác quản lý giáo dục, việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo, phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm tra của các trường; thanh tra, kiểm tra các nội dung triển khai thực hiện quy chế công khai: công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; công khai việc thu, chi tài chính; thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, tổ chức triển khai các điều kiện cho việc chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, việc triển khai chương trình, kế hoạch tin học hoá trong công tác quản lý Nhà trường, quản lý hồ sơ và chế độ báo cáo; tăng cường tự kiểm tra, thanh tra các điều kiện đảm bảo chất lượng theo cam kết thành lập trường.

- Thanh tra công tác đào tạo, như công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng các hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên thông; đào tạo sau đại học, hoạt động liên kết đào tạo trong nước và với nước ngoài; việc bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo; chương trình, giáo trình và tài liệu tham khảo các chuyên ngành đào tạo; công tác quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ…

Làm tốt công tác thanh tra sẽ góp phần làm giảm những tiêu cực nảy sinh trong công tác quản lý GDĐH, góp phần nâng cao chất lượng GDĐH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96 - 100)