Động viên khuyến khích công tác HTQT, đề nghị cơ quan hữu quan không nên trừ vào ngân sách nhà nước dành cho các trường giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 105)

quan không nên trừ vào ngân sách nhà nước dành cho các trường giáo dục phần kinh phí mà các đơn vị do năng động và HTQT tốt nhận được từ các dự án quốc tế.

ii) Đối với các trường ĐH công lập trực thuộc Bộ tại Tp.Hồ Chí Minh Các trường ĐH đào tạo giáo viên cần tiếp tục duy trì những quan hệ hợp tác đã có với các trường ĐH và tổ chức quốc tế; Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng những quan hệ mới với các trường ĐH và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên để hoạt động hợp tác quốc tế về GD-ĐT và khoa học- công nghệ của các trường ĐH đem lại hiệu quả cần ưu tiên đảm bảo các nguồn lực tài chính. Cụ thể như sau:

+ Ưu tiên kinh phí thích đáng từ ngân sách giáo dục, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ để đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả cho các hoạt động hội nhập quốc tế về đào tạo, khoa học và công nghệ quan trọng như: đào tạo nhân lực trình độ cao cho các ngành mũi nhọn đáp ứng nguồn nhân lực của nền kinh tế, tìm kiếm các chương trình đào tạo, phương pháp quản lý đào tạo và phương pháp đào tạo tiên tiến, tìm kiếm các bí quyết công nghệ mới, làm chủ và đổi mới, sáng tạo công nghệ, trao đổi chuyên gia, đào tạo cán bộ có trình độ cao ở nước ngoài, kinh phí đối ứng thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu chung.v.v. Xây dựng cơ chế chi tiêu phù hợp với thông lệ quốc tế. + Huy động các nguồn tài chính quốc tế (ODA) cho đầu tư phát triển các chương trình đào tạo, khoa học và công nghệ của Việt Nam. Sớm hình thành nhóm các nhà tài trợ quốc tế về phát triển hệ thống đào tạo trình độ cao, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

+ Thành lập cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về việc vận động và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho hợp tác quốc tế trong đào tạo SĐH và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Các trường cần tranh thủ tối đa chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước, chú trọng ưu tiên đào tạo giảng viên trẻ cho các ngành khoa học, công nghệ, kinh tế mũi nhọn như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, vật lý nguyên tử, các công nghệ liên quan đến chế biến và bảo quản nông, thủy sản, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, giáo dục học, quản trị kinh doanh trong xu thế toàn cầu hóa.

- Các trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT tại thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài, trước hết cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ trẻ để tìm kiếm các học bổng ở nước ngoài; trên cơ sở những quan hệ hợp tác vốn có,

mở rộng thêm đối tác mới để nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, tăng số lượng học bổng cho sinh viên đi học nước ngoài.

- Các trường chủ động xây dựng cơ chế để khuyến khích, mời các cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ cho nhà trường, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ để từng bước đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nhà trường tạo điều kiện cho một số Viện nghiên cứu, trung tâm khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc trường nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa nhằm thu hút những nhà khoa học trong nước, quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Đẩy mạnh việc liên kết đào tạo đại học, sau đại học với một số trường đại học, cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài, trên cơ sở nhu cầu nguồn nhân lực, đồng thời phải đảm bảo tính pháp lý đối với các văn bằng đào tạo để đảm bảo quyền lợi cho người học.

3.2.7. Giải pháp đổi mới công tác đánh giá trường đại học

3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy-học tập và các nhiệm vụ khác của nhà trường một cách chính xác nhất, trên cơ sở đó để xếp loại nhà trường để có định hướng chiến lược phát triển cho trường và cũng là căn cứ cho người học lựa chọn nhà trường, nhà tuyển dụng tuyển chọn lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 105)