Hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 42)

- Cơ chế quản lý giáo dục

1.3.3.3.Hội nhập quốc tế

Nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận thực hiện Hiệp định GATT từ năm 2010 về một số lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Quá trình hội nhập đòi hỏi GDĐH Việt Nam phải “nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh, thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế; triển khai việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài, trước mắt là bằng tiếng Anh; nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút người nước ngoài; tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới; đạt được thỏa thuận về tương đương văn bằng, chương trình đào tạo với các cơ sở GDĐH trên thế giới; khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi GV, chuyên gia với nước ngoài; khuyến khích GV là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam; tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích du học tại chỗ; có cơ chế tư vấn và quản lý thích hợp để giúp SV Việt Nam du học định hướng ngành nghề, lựa chọn trường và học tập có chất lượng, đạt hiệu quả cao” [ 7 ].

Trong quá trình hội nhập với GDĐH thế giới, vấn đề đối mới cơ chế quản càng cần phải được quan tâm để tìm ra tiếng nói chung với GDĐH thế giới.

Kết luận chương 1

Giáo dục đại học là một ngành học có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục đào tạo của mọi quốc gia trên thế giới với vai trò đào tạo nguồn nhân lực tri thức phục vụ quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ đất

nước. Các nước phát triển cũng như đang phát triển đều có những chính sách quan tâm thiết thực đến bậc giáo dục đào tạo này.

Ở Việt Nam, ngành giáo dục đại học cũng có một quá trình hình thành và phát triển khá lâu, từ những năm thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ. Qua từng chặng đường phát triển, ngày nay, giáo dục đại học đã có một bước tiến hết sức to lớn, đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực tri thức cung ứng cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa trước đây và công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay.

Đánh giá cao vai trò và vị trí của ngành giáo dục đại học, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật về việc quản lý ngành học này. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, nhất là trong thời kỳ hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, những văn bản quy phạm pháp luật đối với sự nghiệp GD-ĐT nói chung và với giáo dục đại học nói riêng ngày càng tỏ ra bất cập. Việc đổi mới cơ chế quản lý các trường đại học, nhất là các trường đại học công lập là một yêu cầu khách quan.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 42)