- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: đã kí kết hợp tác với 53 trường đại học và viện nghiên cứu thuộc các nước: Pháp, Bỉ, Thụy
3.2.2. Giải pháp tăng cường giao quyền tự chủ, từng bước phân cấp quản lý cho các trường đại học
lý cho các trường đại học
Cơ chế tự chủ, quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức, nhân sự và tài chính đối với các trường ĐH công lập đã được thể hiện trong hàng loạt các văn bản có tính pháp lý như: Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Luật Giáo dục 2005, Điều 14- Quản lý nhà nước về giáo dục; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập. Và gần đây nhất có Nghị quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2010 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án: “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”.
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Giao quyền tự chủ là “cởi trói” để các trường đại học phát huy năng lực, sáng tạo, đổi mới. Có sự tự chủ để các trường có những đột phá, tạo ra những giá trị mới trong lĩnh vực giáo dục đại học, việc giao quyền tự chủ cũng sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh mới, cạnh tranh lành mạnh, những trường yếu kém sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao cho các trường ĐH theo năng lực tự chủ, chất lượng và hiệu quả hoạt động là yếu tố quan trọng nhất và là một trong những giải pháp đưa các trường ĐH trực thuộc Bộ GD-ĐT tại Tp.Hồ Chí Minh nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế trong bối cảnh mới.
Mặt khác, mục tiêu của phân cấp quản lý cho các trường cũng nhằm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của các trường trên cơ sở xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chức năng và các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể đồng thời đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục đại học. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, mặt khác tạo điều kiện tốt hơn cho các trường đại học phát triển nhanh, mạnh đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho phát triển kinh tế-xã hội của Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phía Nam nói riêng, cũng như trong cả nước trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Nội hàm quyền tự chủ của các trường ĐH trực thuộc Bộ tại TPHCM bao gồm:
*Về tổ chức và nhân sự: Tổ chức nội bộ trường (bộ máy và nhân sự) giao cho trường tự quyết định.
Cụ thể: Trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn biên chế do Chính phủ quy định, Bộ GD-ĐT hướng dẫn và quyết định tổng biên chế cho các trường đại học. Những biên chế cụ thể giao cho trường tự quyết định. Tự quyết định các chức danh giáo sư, phó giáo sư và các chức danh giảng dạy khác thuộc trường theo hướng dẫn của nhà nước; Tự chủ trong việc chọn lựa, bổ nhiệm, và nếu cần thiết, sa thải cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý; Tự chủ trong việc xác định mức thu nhập và bổ nhiệm nhân sự và điều kiện làm việc cho cán bộ.
*Về tài chính: Chủ động xây dựng mức thu học phí và các khoản thu khác trên cơ sở khung giá dịch vụ (học phí) theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí hợp lý. Phê duyệt kế hoạch và chủ động sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp. Tự quyết định chế độ chi trả tiền lương đối với giảng viên và cán bộ gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
*Về chương trình đào tạo: Ngoài chương trình khung do Bộ GD-ĐT quy định, trường tự quyết định nội dung chương trình đào tạo; Tổ chức viết, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và phát hành theo luật định của nhà nước; Tự chủ trong việc kiểm định chương trình đào tạo; Tự chủ trong việc quyết định các loại hình giảng dạy và học tập; Tự chủ trong việc quyết định khối lượng học tập.
*Về mở ngành, chuyên ngành đào tạo: Tự chủ trong việc mở ngành, chuyên ngành đã có trong danh mục đào tạo của Nhà nước, nhất là mở ngành đào tạo có nhu cầu xã hội cao.
*Về công tác tuyển sinh: Tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh nếu thỏa mãn các tiêu chí, điều kiện do Bộ GD-ĐT quy định. Tự chọn phương thức, thời gian tổ chức tuyển sinh và báo cáo về Bộ GD-ĐT.
*Về công nhận tốt nghiệp và cấp bằng: Tự chủ trong việc quyết định các tiêu chí học thuật nhằm đánh giá sinh viên; Tự chủ về đánh giá và xác nhận quá trình học tập của sinh viên và quyết định điều kiện cần thiết để cấp bằng; Tự in và cấp bằng cho người học; Độc quyền phát hành, cấp bằng và huỷ bằng cho người học sau khi tốt nghiệp thuộc tất cả các trình độ do nhà trường đào tạo.
*Về hợp tác quốc tế: Tự chủ trong hợp tác quốc tế.
Cụ thể: Được quyền thiết lập quan hệ với các trường đại học và cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác trong khu vực và quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo luật pháp và quy định của Nhà nước; Xây dựng trung tâm du học tại chỗ trong trường; Được tự cử và quyết định các đoàn ra và đón các đoàn vào theo đúng luật pháp Nhà nước; Có chính sách riêng của trường để thu hút các chuyên gia quốc tế giỏi hỗ trợ trong đào tạo và nghiên cứu; Chủ động tham gia thị trường đào tạo nguồn nhân lực quốc tế và xuất khẩu lao động trình độ cao; Đảm bảo quyền tự chủ trong học thuật trong trường đại học theo luật pháp Nhà nước.
Đi đôi với quyền tự chủ như trên các trường phải xác định tự chịu trách nhiệm trong việc đáp ứng các tiêu chí chất lượng đào tạo theo quy định; Giải trình trước xã hội về chất lượng đào tạo; Công khai minh bạch các khoản thu, chi tài chính.
Điều kiện để thực hiện giải pháp: Giao quyền tự chủ cho các trường phải đi kèm với cơ chế kiểm soát chặt chẽ thông qua công tác giám sát, kiểm tra, kiểm định chất lượng, xếp hạng và thực hiện phân tầng đại học; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc 3 công khai. Cụ thể, Bộ GD-ĐT cần đẩy mạnh một số công việc sau đây:
Triển khai công tác giám sát, kiểm tra định kỳ và đột xuất; giám sát được việc thực hiện cam kết của trường ĐH khi được tự chủ; Cần có đủ lực lượng nhân sự để thực hiện giám sát từng trường một cách chặt chẽ, chuyên nghiệp, tránh giám sát một cách hình thức, quyết liệt chống tiêu cực trong hoạt động giám sát; Tổ chức kiểm định độc lập, nghiêm túc về chất lượng đào tạo; Công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng chất lượng đào tạo của các trường ĐH đã được kiểm định để tăng năng lực giám sát của xã hội. Đồng thời quyết định thu hồi quyền tự chủ đối với các trường ĐH không còn đủ năng lực thực hiện hoặc vi phạm.
Đối với các trường ĐH trực thuộc Bộ GD-ĐT tại Tp.Hồ Chí Minh cần thực hiện quyền tự chủ triển khai ngay các nội dung:
- Thực hiện Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 và Luật Giáo dục ĐH năm 2012, các trường thành lập Hội đồng trường. Xác định Hội đồng trường là một thực thể quyền lực quan trọng tồn tại bên trên và bên cạnh bộ máy thực thi công việc của Hiệu trưởng. Từng trường phải coi trọng việc nâng cao vai trò, vị trí, thương hiệu của nhà trường trong hệ thống GDĐH Việt Nam và từng bước xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ, quy trình đào tạo đặc biệt là quy trình quản lý theo các Chuẩn quốc tế nhằm nâng cao uy tín, ngang tầm với các trường tiên tiến trong khu vực và thế giới.