Đổi mới công tác quản lý tài chính trong nội bộ từng trường:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 101 - 105)

Về lương: Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách về lương cho cán bộ, giảng viên, đảm bảo chính sách về thâm niên cho đội ngũ giảng viên và hỗ trợ một phần phù hợp với khả năng của từng trường cho các chuyên viên ở các phòng, ban để động viên, khuyến khích tinh thần làm việc. Về thu nhập tăng thêm và tiền thưởng: Mở rộng liên kết, hợp tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu

khoa học và các dịch vụ để tăng cường nguồn thu cho nhà trường. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ một cách khoa học, hợp lý cân đối các nguồn thu và chi một cách hiệu quả, tiết kiệm. Tiết kiệm ngân sách nhà nước và thực hiện cơ chế thưởng, tăng tiền theo Nghị định 43 về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của Chính phủ. Đảm bảo, hằng năm có thu nhập tăng thêm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên. Thực hiện việc thưởng, chi tăng thêm một

cách công khai, công bằng, khoa học, hợp lý có tính động viên cao. Chú ý đến việc tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên trẻ học tập nâng cao trình độ. Áp dụng mức trần học phí mới theo hướng tăng học phí phải gắn liền với các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng cho sinh viên để đảm bảo được nguồn thu đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người học. Về thanh toán tiền thừa giờ: Thực hiện việc thanh toán giảng dạy, thừa giờ một cách hợp lý, kịp thời, tương xứng với công sức của đội ngũ giảng viên. Về đất đai, mua sắm trang thiết bị: Cần phải rà soát quy hoạch đất đai, trường lớp, nhà làm việc, thư viện, phòng thiết bị, thí nghiệm, giảng đường, ký túc xá của sinh viên… quy hoạch đất và từng bước thực hiện lộ trình chuyển trường đại học ra khỏi thành phố theo kế hoạch của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Việc mua sắm thiết bị cần chú ý đến tính hiện đại theo công nghệ mới, nhưng đảm bảo phù hợp với chương trình đào tạo. Mua sắm thiết bị phải đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và tiết kiệm, đi đôi với việc khai thác thiết bị vào dạy và học một cách hiệu quả. Chú trọng đến trang bị một số phòng thí nghiệm, phòng mạng, phòng máy tính hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Các trường đại học cần đẩy mạnh kêu gọi đầu tư phát triển, thu hút nguồn tài chính đầu tư từ trong nước và ngoài nước, khuyến khích xã hội hóa trong công tác phát triển giáo dục đại học, kêu gọi các mạnh thường quân đóng góp học bổng khuyến khích cho sinh viên học tập, nâng cao chất lượng đào tạo, trao đổi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, khuyến khích các cơ sở đào tạo GDĐH đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên để cải thiện chất lượng đào tạo… Để có thể cạnh tranh cần có chính sách thu hút chất xám từ những người có học hàm, học vị trong và ngoài nước tham gia đào tạo, chính sách đãi ngộ, lương, thu nhập để thu hút nhân tài.

Nguồn tài chính phục vụ cho phát triển GDĐH của của các trường cần được huy động từ nhiều nguồn, vừa tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách và dự án của trung ương, từ bên ngoài, từ HTQT, đồng thời sử dụng nguồn lực của các trường để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đổi mới cơ chế quản lý.

3.2.5. Giải pháp về đẩy mạnh 3 công khai trong giáo dục đại học

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Hiện nay với số lượng các trường đại học thành lập mới nhiều, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và đội ngũ không đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Hiện tượng các trường thiếu nguồn tuyển sinh phải hạ thấp chất lượng đầu vào là rất phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của xã hội đối với chất lượng giáo dục đại học.

Để tăng cường chất lượng và niềm tin của xã hội, các trường ĐH công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT tại Tp.Hồ Chí Minh kiên quyết thực hiện “3 công khai” gắn với trách nhiệm và cam kết của nhà trường với xã hội.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Các nội dung công khai là công khai về nguồn lực đào tạo về đội ngũ giảng viên; công khai về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất; công khai về chương trình và chất lượng đào tạo. Làm tốt công tác này sẽ tạo được lòng tin của xã hội, đảm bảo sự cam kết với xã hội và nhất là nâng cao được uy tín, vị thế, thương hiệu của nhà trường.

Các biện pháp để đẩy mạnh 3 công khai là xây dựng một vebsite của từng trường đầy đủ và phong phú về thông tin, trung thực, chính xác và luôn cập nhật. Trường cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông giới thiệu về trường trên nhiều kênh thông tin khác nhau nhằm rút ngắn khoảng cách thông

tin giữa nhà trường và xã hội, làm cho nhà trường với xã hội thông hiểu lẫn nhau, tạo điều kiện cho xã hội cùng tham gia giám sát việc thực hiện cam kết của nhà trường nhất là cam kết về chất lượng đào tạo.

3.2.6. Xây dựng cơ chế cho các trường đại học chủ động trong hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện chủ trương “mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục” mà Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã xác định.

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã nhấn mạnh:

“ Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện các Hiệp định và cam kết quốc tế. Triển khai việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài, trước mắt là bằng tiếng Anh; nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút người nước ngoài; tiếp thu có chọn lọc các chương trình tiên tiến của thế giới; đạt được thỏa thuận về tương đương văn bằng, chương trình đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới; khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi giảng viên, chuyên gia với nước ngoài; khuyến khích giảng viên là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam”.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực thực hiện giải pháp

- Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác HTQT cho các trường, nhưng vẫn bảo đảm chức năng quản lý nhà nước của Bộ về công tác này.

- Bộ GD-ĐT sớm tham mưu ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/9/2012 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Chủ động phối hợp với các tổ chức kiểm định chất lượng ở các nước tiên tiến, với các nước OECD để hình thành nhanh hệ thống các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nhà nước và các tổ chức kiểm định của cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật; Triển khai các chương trình hợp tác với các đại học, các quốc gia để thực hiện đào tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài (Đề án 911), chương trình nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam tới năm 2020; Xây dựng và triển khai đề án thu hút người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 101 - 105)