Về quản lý tuyển sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 76)

- Tùy theo nhận thức của các trường 15,

2.5.1. Về quản lý tuyển sinh

Về chỉ tiêu tuyển sinh: Hiện nay, ở trình độ đại học phần lớn các trường đại học tự đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên khả năng, năng lực đào tạo của bản thân, nhu cầu xã hội và một số yếu tố khác. Số lượng tuyển sinh có sự khác nhau giữa các trường, năm 2012, ĐHSP TP. HCM tuyển 3400 SV, Đại học sư phạm kĩ thuật là 3500 SV, đại học Nông Lâm là 5550 SV, Đại học Kinh tế là 4000 SV…. Nhìn tổng thể, những năm tuyển sinh gần đây, khối sư phạm giảm chỉ tiêu, trái lại khối ngành kinh tế và kĩ thuật tăng nhanh. Tốc độ tăng đến chóng mặt đối với khối ngành liên quan đến tài chính ngân hàng.

Hình thức tuyển sinh: đối với hệ đại học chính quy hiện nay tuyển sinh theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức, các hệ đào tạo khác như liên thông, vừa học, vừa làm, văn bằng 2 thì thời gian, hình thức tuyển sinh tùy thuộc vào từng trường. Bậc đào tạo Sau đại học được tổ chức tuyển sinh riêng nhưng chịu sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những trường có chung nhóm ngành thường tổ chức thời gian trùng nhau nhằm tránh tình trạng hồ sơ ảo, một số trường tổ chức 2 lần/năm học. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2013, tất cả các hệ đào tạo liên thông chính quy sẽ tuyển sinh chung đề với kì thi đại học tổ chức hàng năm, đây là bước đầu tiên trong việc chấn chỉnh nâng cao chất lượng đào tạo hệ liên thông.

Trình độ đào tạo, thời gian: trong 8 trường chúng tôi tiến hành khảo sát thì có 7 trường đào tạo đến trình độ Sau Đại học (trừ Cao đẳng sư phạm Trung ương Thành phố). Các trường như Đại học Kinh tế, Đại học Luật, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm Kĩ thuật, Đại học Nông lâm đào tạo đến bậc

Tiến Sĩ, các trường còn lại chỉ dừng ở bậc thạc sĩ. Thời gian linh hoạt, hệ đào tạo phong phú phù hợp mới mọi đối tượng, mọi trình độ, lứa tuổi giúp họ có khả năng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống.

Chất lượng đầu vào có sự khác nhau tùy thuộc từng trường, nhìn chung đầu vào nằm ở tốp giữa so với đầu vào chung cả nước. Đơn cử như, năm 2012 điểm chuẩn nguyện vọng 1 ở một số trường, Đại học Kinh tế: 19; Đại học Sư phạm: Sư phạm Toán 20, Sư phạm Lý 17,7; Sư phạm Văn 17,5; Đại học Nông Lâm: Công nghệ kĩ thuật cơ khí 13 điểm, Thú y 15 điểm, Kế toán 14; Đại học Mở: Quản trị kinh doanh 16, Tài chính Ngân hàng 16,6, Khoa học Máy tính 15…. Những năm gần đây, đầu vào trường sư phạm thấp hơn những năm trước đây rất nhiều, sự ưu đãi về học phí đối với nghề giáo viên đã không còn hấp dẫn như trước đây bởi lương thấp, khó xin việc, đặc biệt các ngành khối C của trường càng teo tóp, đây là tình hình chung của cả nước.

Như vậy, hiện nay các trường vẫn chưa được tự chủ trong tuyển sinh đại học chính quy, điều này gây nhiều khó khăn như chưa chủ động tìm kiếm nguồn sinh viên có chất lượng, khối thi cứng nhắc nên nhiều ngành tuyển vào không có liên quan gì đối với chuyên ngành đào tạo, ….

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w