Qui định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín d ụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đối với LĨNH vực NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN tại AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 27 - 29)

- 0T 0T TDNH 0T 0T góp phần xây dựng sơ cở 0T 0T hạ tầng nông thôn:

1.1.4Qui định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín d ụng

nông dân. Việc tương trợ, liên kết, giúp đỡ nhau sản xuất, hướng dẫn sử dụng vốn giữa các thành viên trong Hội cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng đã góp

phần giúp người nông dân sử dụng đồng vốn hiệu quảhơn.

Tóm lại, TDNH có vai trò quan trọng đối với NNNT, nhất là đối với Việt Nam, nó giúp cho SXNN tạo ra nhiều hàng hóa để cung cấp cho sản xuất công nghiệp, cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội và tạo điều kiện cho kinh tế

NNNT phát triển, cơ sở hạ tầng NNNT ngày càng hiện đại. Từđó tạo điều kiện tiền

đề cho sự nghiệp CNH, HĐH nước ta được hoàn thành một cách cơ bản vào năm 2020. Song điều này phụ thuộc nhiều vào hiệu quả TDNH, cả người huy động vốn lẫn người sử dụng vốn vay.

1.1.4 Qui định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng dụng

1.1.4.1 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể:

Căn cứ theo quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 của Agribank Việt Nam về việc ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp

trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank như sau :

* Phân loại nợ theo kết quả xếp hạng trên hệ thống xếp hạng bao gồm:

- Nhóm 1: ( Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được ngân hàng nơi cấp tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn, gồm các khoản nợ của khách hàng xếp hạng AAA, AA, A.

-Nhóm 2: (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ được ngân hàng nơi cấp tín dụng

đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi trong tương lai nhưng hiện tại có dấu hiệu khách hàng suy giảm khảnăng trả nợ, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng BBB, BB.

- Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được ngân hàng nơi cấp tín dụng đánh giá là không có khảnăng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, các khoản nợ

này được ngân hàng nơi cấp tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng B, CCC,CC.

- Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ được ngân hàng nơi cấp tín dụng

đánh giá là có khả năng tổn thất cao, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng C.

- Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ được ngân hàng nơi cấp tín dụng đánh giá là không có khảnăng thu hồi, mất vốn, gồm các khoản nợ của

khách hàng được xếp hạng D.

* Phân loại nợ đối với khách hàng không áp dụng theo kết quả xếp hạng trên hệ thống xếp hạng như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh

giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu ( đối với khách hàng là tổ chức thì ngân hàng nơi cho vay phải có hồ sơđánh giá khách hàng về khảnăng trả nợđẩy đủ gốc và lãi đúng kỳ

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Nợ

gia hạn nợ lần đầu, nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng

trảlãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ): bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Nợ cơ

cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ

cấu lại lần đầu. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày. Nợ cơ

cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ hai. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên kể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Về số liệu tổng hợp của Ngân hàng, cách tính số liệu cụ thể như sau: số nợ

xấu của từng nhóm được tính theo tỷ trọng của nhóm nợ xấu đó trông tổng dư nợ. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể được dựa trên nguyên tắc phải bảo đảm trích đúng, đủ, kịp thời theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm tính trích lập dự phòng, phản ánh đầy đủ, trung thực chi phí hoạt động kinh doanh và bảo đảm an toàn, phát triển bền vững của chi nhánh và hệ thống.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ quy định như sau:

Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, HĐTV hướng dẫn trích lập dự phòng theo khảnăng tài chính của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

1.1.4.2. Dự phòng chung

Ngân hàng nơi cho vay thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75%tổng dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từnhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đối với LĨNH vực NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN tại AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 27 - 29)